Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (saigonbank) (Trang 25 - 70)

NGOẠI TỆ

1.5.1. Nhân tố từ phía ngân hàng

1.5.1.1. Tổ chức hoạt động và chính sách tín dụng của NHTM

Tổ chức ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng theo dõi quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản huy động vốn. Đây là cơ sở để tiến hành các hoạt động tín dụng lành mạnh và quản lý hiệu quả, chất lượng các khoản vay.

Chính sách tín dụng được xem là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một NHTM. Một chính sách tín dụng đúng đắn thích hợp với điều kiện kinh doanh của ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro.

1.5.1.2. Chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng là chính sách mà ngân hàng áp dụng thể hiện chiến lược Marketing ở cấp độ khách hàng hoặc phân khúc khách hàng dựa trên những quyết định được đưa ra để phân bổ các nguồn lực hiện có của ngân hàng dưới những hình thức và biện pháp khác nhau của ngân hàng đã phân loại nhằm để cung cấp dịch vụ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, từ đó đạt được mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.

Chính sách khách hàng giúp ngân hàng lựa chọn đúng đối tượng khách hàng mà mình phục vụ, tạo nên một hệ thống khách hàng truyền thống, nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Đối với khách hàng, chính sách khách

hàng sẽ giúp cho khách hàng có được sự an toàn, thuận tiện, chính xác, tiết kiệm thời gian, đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.

1.5.1.3. Kiểm soát nội bộ về cho vay ngoại tệ

Thông qua kiểm soát giúp lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những thuận lợi, khó khăn, việc chấp hành những quy định pháp luật, quy chế, chính sách kinh doanh, thủ tục cho vay từ đó giúp lãnh đạo ngân hàng có đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chất lượng cho vay ngoại tệ phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách và mức độ kịp thời phát hiện sai sót cũng như nguyên nhân dẫn đến sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản cho vay.

1.5.1.4. Hệ thống thông tin tín dụng

Số lượng, chất lượng của thông tin quyết định đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định thị trường, đánh giá khách hàng,… giúp cán bộ tín dụng (CBTD) và cấp quản lý ra quyết định cho vay chính xác hơn. Thông tin càng đầy đủ, chất lượng, nhanh chóng, kịp thời thì càng nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.

1.5.1.5. Năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việc đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay.

Nếu CBTD có kỹ năng làm việc yếu, thiếu kinh nghiệm, đánh giá không chính xác về khách hàng, quản lý khoản vay không chặt chẽ hay CBTD cố ý làm trái quy định để trục lợi cá nhân thì chắc chắn khoản cho vay được giải ngân sẽ có rủi ro cao, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay ngoại tệ có những đặc trưng riêng như: gắn liền với hoạt động XNK, hoạt động thanh toán quốc tế, chịu ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá, rủi ro trong hoạt động ngoại thương, … do đó để thực hiện và quản lý tốt một khoản cho vay ngoại tệ thì ngoài những kỹ năng thực hiện một khoản vay thông thường, CBTD phải có kiến thức về các vấn đề đặc trưng nêu trên nhằm nắm bắt cơ hội tốt

để cho vay, đánh giá được rủi ro để đảm bảo an toàn cho khoản vay.

1.5.2. Nhân tố khách quan từ bên ngoài

1.5.2.1. Tư cách, khả năng tài chính, năng lực kinh doanh của khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy chất lượng tín dụng ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng lớn và trực tiếp từ phía khách hàng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững mạnh và có thiện chí trả nợ sẽ hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.

Khả năng tài chính của khách hàng là cơ sở nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Một doanh nghiệp có sự tự chủ về vốn, ít phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng sẽ có khả năng trả nợ ngân hàng cao hơn doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực, khả năng quản lý là yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là trong hoạt động kinh doanh XNK đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức, kinh nghiệm, trình độ, nhạy bén với các quyết định chiến lược kinh doanh, …

1.5.2.2. Môi trường kinh tế

Hoạt động cho vay ngoại tệ của ngân hàng luôn chịu tác động bởi nhiều yếu tố thuộc về môi trường kinh tế như: lạm phát, suy thoái hay tăng trưởng kinh tế, thay đổi chính sách thuế, tỷ giá,… Nhưng tác động nhiều nhất là sự biến động của tỷ giá hối đoái, lãi suất trên thị trường tiền tệ và lạm phát.

Vấn đề tỷ giá: Khi tỷ giá hối đoái không ổn định, chẳng hạn khi ngoại tệ tăng giá thì các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay bằng ngoại tệ trước đó vì cần phải có nhiều vốn nội tệ hơn để mua đủ số ngoại tệ cần trả. Do vậy, nếu doanh nghiệp không có công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì doanh nghiệp hoặc là sẽ hạn chế sử dụng vốn vay ngoại tệ hoặc sẽ không trả được nợ cho ngân hàng, điều này sẽ là cho hoạt động cho vay ngoại tệ bị giảm cả về quy mô và chất lượng.

Nhân tố lãi suất: Mức độ phù hợp giữa lãi suất trên thị trường với mức lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh XNK trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động cho vay ngoại tệ. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu vay vốn với lãi suất cao có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, các doanh nghiệp không trả được nợ, từ đó hoạt động cho vay ngoại tệ không còn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tất nhiên chất lượng hoạt động cho vay ngoại tệ cũng giảm sút.

Lạm phát: Lạm phát có tác động mạnh lên nhiều mặt như khả năng tiêu thụ hàng hóa, giá cả nguyên vật liệu, tiền lương tăng cao,… Do vậy, nó tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng.

Nhìn chung, thời kỳ nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt, có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ hoàn trả được vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn nên hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng cho vay được nâng cao. Ngược lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu vay vốn giảm, vốn cho vay đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, điều đó làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng.

1.5.2.3. Môi trường pháp lý

Tính hoàn thiện và đồng bộ của hệ thống các văn bản pháp lý là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng. Những kẽ hở hoặc thiếu chặt chẽ trong quy định luật pháp có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. Cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp XNK còn chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường pháp lý quốc tế như luật, thông lệ, tập quán quốc tế,… liên quan đến hợp đồng XNK, thanh toán quốc tế, …

1.5.2.4. Những nhân tố khác

Những nhân tố như: thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, hạn hán,… trực tiếp gây ra bất lợi cho tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả

năng trả nợ của khách hàng, các rủi ro này càng tăng lên đối với các doanh nghiệp XNK do đặc trưng của hoạt động giao thương quốc tế là: khoảng cách địa lý giữa người mua và người bán thường rất lớn, thời gian giao hàng và thanh toán kéo dài,…

Tùy theo sự phát triển, điều kiện kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện môi trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ của đội ngũ cán bộ của từng NHTM mà các nhân tố đã nêu có ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng hoạt động cho vay. Vấn đề cơ bản là phải nhận biết được những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động cho vay và ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế, từ đó tìm ra những biện pháp quản lý có hiệu quả để củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động tín dụng.

1.6. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM THÁI LAN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1.6.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM Thái Lan

Hệ thống ngân hàng Thái Lan đã có lịch sử hoạt động hàng trăm năm, nhưng đứng trước cơn khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997 đã bị chao đảo, nhiều công ty tài chính và thương mại bị phá sản hoặc buộc phải sáp nhập. Tình hình đó buộc các ngân hàng Thái Lan phải xem xét lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình hoạt động trong đó trọng tâm là lĩnh vực tín dụng, xác định khách hàng mục tiêu, chủ động tiếp thị khách hàng,… một loạt thay đổi cơ bản để hạn chế rủi ro tín dụng đã được các ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng, triệt để.

Dưới đây là một số nét đặc trưng của quá trình đó:

 Tách biệt, phân công rõ chức năng của các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

Hoạt động ngân hàng bán lẻ là một xu hướng của các ngân hàng Thái Lan. Hoạt động này trong tín dụng càng phát triển thì sự tách bạch các bộ phận có liên quan trong quy trình lại càng cần thiết.

o Tại Bangkok Bank, trước đây quy trình tín dụng chỉ có 01 bộ phận thực hiện, nay đã tách hẳn thành 02 bộ phận độc lập với nhau: Bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và Bộ phận thẩm định. Đây là một thay đổi căn bản của Bangkok Bank nhằm đảm đảo tính độc lập, khách quan trong quá trình cấp tín dụng.

o Tương tự tại Siam Commercial Bank cũng đã xây dựng mô hình cấp tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ ràng nhiệm vụ của 03 bộ phận: Bộ phận tiếp thị khách hàng, Bộ phẩm thẩm định và Bộ phận quyết định cho vay. Ngân hàng đã phân loại khách hàng theo từng nhóm khác nhau: khách hàng tiêu dùng, khách hàng kinh doanh, khách hàng cá nhân, từ đó nhận định tính chất khác nhau của các nhóm khách hàng này làm cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận nói trên trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho vay.

o Trong việc thẩm định tín dụng, Siam City Bank đã chia khách hàng thành những nhóm khác nhau và có cách thức thẩm định khác nhau đối với từng nhóm khách hàng. Có 03 nhóm khách hàng chính: Doanh nghiệp lớn, là doanh nghiệp có nhu cầu vay trên 50 triệu Baht; Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có nhu cầu vay từ 5 đến 50 triệu Baht; Tín dụng cá nhân, là những khách hàng cá nhân có hưởng lương và chủ doanh nghiệp có nhu cầu vay dưới 5 triệu Baht, khách hàng sử dụng sản phẩm tiêu dùng hoặc thẻ tín dụng.

 Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng

 Tại Kasikorn Bank trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp mà không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay nên hậu quả là nợ xấu có lúc lên tới 40 giai đoạn từ năm 1997 đến năm 1999 . Ngân hàng này đã tìm ra nguyên nhân là họ đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay. Để khắc phục tình trạng trên Kasikorn Bank đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc tín dụng, cụ thể khi khách hàng đến vay vốn thì các bộ phận liên quan trong ngân hàng phải giải đáp được các vấn đề sau đây trước khi quyết định cho vay:

o Tư cách của khách hàng vay.

o Mục đích sử dụng vốn. o Nguồn trả nợ.

o Khả năng kiểm soát khoản vay.

o Năng lực quản trị điều hành của khách hàng. o Thực trạng tài chính của khách hàng.

 Siam City Bank cũng sử dụng các tiêu chí tương tự như trên. Quy trình phân tích tài chính của Siam City Bank gồm có 06 bước: Xây dựng mục tiêu; Tính toán các chỉ số tài chính chủ yếu; So sánh các chỉ tiêu; Lập các nghi vấn và làm rõ; Xác định, đánh giá rủi ro; Đề ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

 Thực hiện chấm điểm khách hàng

 Siam City Bank đã áp dụng chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay đối với tín dụng bán lẻ và xem xét cho vay đối với tín dụng doanh nghiệp. Hạng tín dụng được xếp loại từ AAA (chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất) đến D nguy cơ vỡ nợ . Trong đó hạng có thể xét cho vay được xếp hạng từ AAA+, AAA, AAA- ; BBB+, BBB, BBB-.

 Kasikorn Bank cũng đã sử dụng chấm điểm tín dụng như một công cụ quyết định tự động đối với các khoản vay của doanh nghiệp nhỏ.

 Tuân thủ quy định về thẩm quyền phán quyết tín dụng

 Kasikorn Bank quy định việc phán quyết tín dụng theo mức tăng dần bao gồm: mức phán quyết của một người (Tối đa 10 triệu Baht), một nhóm người (Tối đa 100 triệu Baht), Hội đồng quản trị (Tối đa 3 tỷ Baht). Những khoản vay vượt quá quy định trên thì phải chuyển cho Bộ phận thẩm định độc lập thẩm định trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.

 Tại Siam City Bank quyền phê duyệt khoản vay được phân cấp từ Hội đồng quản trị đến Giám đốc, tùy vào mức cho vay, điều kiện tín dụng và tài sản bảo đảm, cụ thể như sau:

o Thẩm quyền của lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng.

+ Hội đồng quản trị: Không giới hạn. Tuy nhiên phải tuân thủ mức cao nhất do Ngân hàng Trung ương Thái Lan quy định.

+ Ban tổng giám đốc: 500 triệu Baht.

+ Chủ tịch và Tổng giám đốc: 200 triệu Baht. + Hội đồng tín dụng: 200 triệu Baht.

+ Ban thường trực Hội đồng tín dụng: 100 triệu Baht. + Phó tổng giám đốc thường trực: 30 triệu Baht. + Phó tổng giám đốc điều hành: 20 triệu Baht. o Thẩm quyền cấp khu vực:

+ Giám đốc phụ trách khu vực: 20 triệu Baht. + Giám đốc chi nhánh: 10 triệu Baht.

 Giám sát khoản vay

Sau khi cho vay phải rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách: Giữ mối liên hệ thường xuyên với khách hàng. Tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; Thường xuyên đánh giá xếp loại khách hàng; Có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Tại Siam City Bank có 03 bộ phận thực hiện nhiệm vụ giám sát khoản vay:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (saigonbank) (Trang 25 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)