Hoẵng (Muntiacus muntjak)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm phân bố và tình trạng quần thể của các loài thú móng guốc chẵn (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông​ (Trang 28)

Hoẵng là loài thú có thể hình khá lớn, con trƣởng thành dài thân khoảng 100cm, dài đuôi 17-21cm, thể trọng 20-33kg. Phần mặt khá là dài hẹp, lông ở phần trƣớc trán đến mõm màu đen mịn, từ tuyến hốc mắt đến khu vực mọc sừng mỗi bên có một dải tuyến trán khá rộng mà lộ rõ, tuyến trán kéo dài mà giao cắt với nhau thành hình chữ “V”. Chỉ con đực mới có sừng, hai sừng dài mà uốn cong ra sau mút hƣớng vào trong, so với các loài khác trong họ Hƣơu nai (Cervidae) thì đế sừng của Hoẵng rất cao, thân sừng phân làm 2 nhánh. Hoẵng cái không sừng, nhƣng đỉnh trán của nó tƣơng ứng với vị trí mọc sừng ở hoãng đực vẫn nhô cao, mà sinh ra đám lông đen đặc thù, giống nhƣ nhung sừng. Hàm trên của Hoẵng không răng cửa, nhƣng con đực có

răng nanh phát triển, mọc hƣớng xuống dƣới mút cong về phía sau. Cả cơ thể màu đỏ son hoặc nâu đỏ chiếm chủ đạo, phần bụng, cằm, phía trong các chân có tông màu nhạt hơn. Bốn chân dài mảnh, phía ngoài lông màu đen nâu (Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2000a, 2000b).

Hình 1.2. Hình thái loài Hoẵng (con đực trƣởng thành) và đặc điểm dấu chân, phân của cá thể trƣởng thành

Hoẵng là loài thú hoạt động đơn độc, kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm, mờ sáng và hoàng hôn, ban ngày nó ẩn nấp ở trong bụi cây để nghỉ ngơi, không dễ để phát hiện. Thân thể và 4 chi linh động nên có khả năng hoạt động tự do linh hoạt, bƣớc nhanh trong rừng rậm và bụi cỏ; khi rảo bƣớc trong rừng rậm, phần hông dâng cao lên, phần đầu chúi thấp, khéo léo dị thƣờng. Hoẵng chủ yếu lấy ăn cành non, lá, hoa của nhiều loài thực vật, nó cũng thích ăn quả, mầm non, có khi ăn trộm các sản phẩm của canh tác nông nghiệp nhƣ đậu, lạc,... Năng lực sinh dục của Hoẵng rất mạnh, sinh sản quanh năm; Hoẵng

cái 8 tháng tuổi, Hoẵng đực 12 tháng tuổi là trƣởng thành có thể sinh sản; thời kỳ động dục tập trung vào tháng 1-2, thai kỳ 6 tháng, mỗi phôi đẻ 1-2con (Đặng Huy Huỳnh, 1986; Yang Bohui et al, 2006).

1.4.3. Sơn dương (Capricornis milneedwardsii)

Sơn dƣơng là loài thú lớn, sự sai khác giữa con đực và con cái không rõ ràng, con trƣởng thành dài thân 140-190cm, cao vai 86-110cm, cao tai 17- 21cm, dài đuôi 9-16cm, thể trọng 85-140kg. Cả con đực và con cái đều có đôi sừng ngắn đen bóng, đôi sừng mọc từ xƣơng trán và trong giới hạn giữa hai tai, sừng nhọn hƣớng cong ra sau. Phần gáy có bờm lông dài và bồng hình thành nên dải lông thô kéo dài hơn 10cm về phía lƣng. Có tuyến dƣới hốc mắt dạng túi tròn rõ rệt. Bộ lông khá tối màu, lông thô với màu đen là chính, bờm lông và lông phủ phía trong vành tai màu xám trắng, lông phủ ở 4 vó và bên ngoài vành tai màu xám đỏ (Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2000a, 2000b).

Sơn dƣơng thƣờng kết thành đàn nhỏ sinh sống, ngoại trừ con đực hoạt động đơn độc, con cái và các con của nó kết thành đàn nhỏ.

Hình 1.3. Hình thái loài Sơn dƣơng và đặc điểm dấu chân, phân của cá thể trƣởng thành

Mùa hè thích ở khu vực yên tĩnh dƣới cây to, trong lùm cây bụi hoặc giữa các phiến đá lớn để nghỉ ngơi; mùa đông thƣờng đến hang đá để tránh gió, qua đêm. Ban đêm và sáng sớm ra kiếm ăn uống nƣớc ở khu trống trong rừng, ven rừng hoặc bên suối, chủ yếu lấy cỏ xanh, cành non, lá, mầm, quả rụng của cây gỗ và rêu làm thức ăn. Sơn dƣơng có đƣờng mòn đi lại kiếm ăn, nơi nghỉ ngơi và địa điểm thải phân khá là cố định. Mỗi ngày Sơn dƣơng thƣờng thải phân 1 lần; phân dạng đống rời rạc (Yang Bohui et al, 2006).

Sơn dƣơng rất thiên về leo trèo và chạy nhảy, có thể đi lại tự do giữa các phiến đá dốc ngƣợc hiểm trở, hoặc chạy nhảy nhƣ bay giữa các khe suối có nhiều hòn đá mồ côi. Điều này là bởi đế guốc của nó đƣợc tạo thành từ hai guốc có thể khép kín chặt với nhau, phía trƣớc hẹp nhọn, phía sau rộng mở,

bao xung quanh là chất sừng, ở trung tâm đƣợc tổ thành bởi các bộ phận mềm dẻo, giống nhƣ một đế giác hút, khiến nó có khả năng tiếp đất ổn định hoặc chạy nhảy giữa các vánh đá dốc. Ngoài ra, phần đáy 4 chân của nó còn có cơ quan cảm nhận môi trƣờng xung quanh rất nhạy bén; sau khi đế guốc tiếp nhận kích thích từ phần đáy, cơ quan cảm nhận có thể chuyển đổi thành một loại tín hiệu, lan truyền đến hệ thống trung khu thần kinh, hệ thống trung khu thần kinh xử lý tín hiệu tiếp nhận và chuyển đổi thành tín hiệu khống chế, lại lan truyền trở lại các nhóm cơ bắp khác nhau trên 4 chân, từ đó mà điều tiết cân bằng trọng tâm cơ thể (Đặng Huy Huỳnh, 1986).

Sơn dƣơng mỗi năm đẻ 1 lứa, động dục vào tháng 9-10, thời gian mang thai là 8 tháng, mỗi lứa đẻ 1-2 con. Sơn dƣơng 2-3 năm tuổi là trƣởng thành sinh dục, có thể sinh sản, nhƣng lúc 2 năm tuổi vẫn theo mẹ, 3 năm tuổi mới bắt đầu hoạt động độc lập (Lê Hiền Hào, 1973).

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG

KBTTN Pù Luông thuộc tỉnh Thanh Hoá; cách thành phố Thanh Hoá 125km về phía Tây Bắc, cách đƣờng Hồ Chí Minh theo đƣờng 15A đi vào từ huyện Cẩm Thuỷ khoảng 25 km. Khu bảo tồn trải dài từ 200 21' đến 200 34’ vĩ độ Bắc và từ 1050

02’ đến 1050 20’ kinh độ Đông. Phía Bắc, Đông Bắc của khu bảo tồn giáp với các huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hoà Bình. Phía Tây ngăn cách với KBTTN Pù Hu bởi sông Mã và đƣờng 15A (Hình 2-1).

Vùng lõi và vùng đệm KBTTN Pù Luông nằm trên địa giới hành chính của 9 xã thuộc 2 huyện. Huyện Quan Hoá: 5 xã (Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân và Phú Nghiêm). Huyện Bá Thƣớc: 4 xã (Lũng Cao, Cổ Lũng, Thành Sơn và Thành Lâm).

2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhƣỡng

Khu bảo tồn là một phần của dãy núi đá vôi Pù Luông- Cúc Phƣơng, bao gồm hai dãy núi chạy song song theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam và ngăn cách với nhau bởi thung lũng ở giữa (đƣờng 15C đi qua thung lũng).

Hai dãy núi có kiểu địa mạo tƣơng phản một cách rõ ràng do khác nhau về nền địa chất. Dãy nhỏ hơn ở phía Tây Nam đƣợc hình thành chủ yếu từ đá lửa và đá biến chất, dãy này bao gồm các đồi bát úp có rừng che phủ và

các thung lũng nông. Dãy lớn hơn ở phía Đông Bắc lại hình thành bởi những vùng đá vôi bị chia cắt mạnh, đây là một phần của dãy núi đá vôi liên tục chạy từ Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng đến tỉnh Sơn La. Độ cao của khu vực biến động từ 60m đến 1667 m, đỉnh cao nhất là núi Pù Luông.

Hình 2.1. Vị trí của Pù Luông và các khu bảo vệ khác trong tỉnh Thanh Hóa

Do sự có mặt của nhiều loại đá vôi khác nhau đã tạo nên nhiều dạng địa hình karst và karst-xâm thực trong KBTTN Pù Luông nhƣ; cao nguyên karst, thung lũng karst-xâm thực, cánh đồng karst,... Tuy nhiên, các dạng địa hình xâm thực và kiến tạo nhƣ sƣờn xâm thực, bề mặt san bằng, pediment, rãnh xói,... phát triển trên đá macma và đá lục nguyên mới làm nên sự khác

biệt giữa KBTTN Pù Luông và Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng. Theo cơ cấu diện tích; 60% diện tích khu bảo tồn là đá vôi, 37% là đá macma và chỉ có 3% là đá lục nguyên (Trần Tản Văn và các cộng sự, 2003).

Do đặc điểm địa chất, địa mạo khá đa dạng nên lớp đất phủ ở KBTTN Pù Luông phong phú. Theo các bảng phân loại của FAO, UNESCO, WRB và của Việt Nam, lớp đất phủ trong vùng hình thành từ các loại đá nêu trên có thể chia thành các kiểu loại chính sau: (1) Đất Renzit mầu nâu vàng, mầu đen, phát triển trên đá vôi; (2) Đất Luvisol mầu vàng xám, phát triển trên đá vôi; (3) Đất Leptosol mầu vàng xám, phát triển trên các sƣờn đá vôi; (4) Đất Cabisol mầu xám đen, mầu vàng xám, phát triển trên đá macma; (5) Đất Acrisol mầu xám nâu, phát triển trên đá macma; (6) Đất Acrisol mầu vàng xám, xám nâu, phát triển trên đá lục nguyên và (7) Đất Fluvisol và Gleysol mầu vàng xẫm đến nâu xẫm, phát triển dọc các thung lũng (Trần Tản Văn và các cộng sự, 2003).

2.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn

KBTTN Pù Luông có khí hậu nhiệt đới gió mùa, và có gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 3 đến tháng 10. Gió Lào khô nóng thổi từ hƣớng Tây xuất hiện vào giữa tháng 4 và tháng 5 (Anon, 1998).

Nhiệt độ trung bình hàng năm biến động trong khoảng từ 20-250C. Nhiệt độ tối đa đạt xấp xỉ 370C đến 390

5-100C. Nhiệt độ trên các vùng cao nhƣ khu vực Son- Bá- Mƣời có thể xuống tới điểm đóng băng. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm tƣơng đối thấp, từ 1.500-1.600 mm. Lƣợng mƣa tối đa ƣớc đạt 2.540 mm, tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 (chiếm 65-70%). Mƣa phùn tập trung vào mùa Xuân (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau). Lƣợng mƣa tối thiểu khoảng 1.000 mm (Anon, 1998).

Chế độ thủy văn ở dãy núi đá vôi tƣơng đối phức tạp, ở đây có rất ít hay gần nhƣ không có mặt nƣớc thƣờng xuyên. Dãy núi phía Tây Nam, các mạch nƣớc nổi phổ biến hơn và các khe suối có mực nƣớc ít thay đổi theo mùa hơn. Tuy nhiên, đặc trƣng chính của hệ thống thuỷ văn trong khu vực nằm ở vùng thung lũng. Thung lũng này không liên tục nhƣng vùng yên ngựa ở điểm giữa của thung lũng lại là nơi xuất phát của hai sông nhỏ, một chảy về hƣớng Tây Bắc dọc theo thung lũng rồi đổ vào sông Mã ở khu vực xã Phú Lệ, con sông còn lại cũng chạy dọc theo thung lũng nhƣng theo hƣớng Đông Nam và đổ vào sông Mã ở vùng hạ lƣu.

2.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng

Thảm thực vật rừng tại KBTTN Pù Luông đƣợc xác định là rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới. Dựa vào độ cao, chất đất nền và tác động của con ngƣời đƣợc chia ra làm 5 kiểu chính và 3 kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Cụ thể nhƣ sau:

+ Rừng lá rộng đất thấp trên đá v i: Phân bố ở độ cao dƣới 700m trên các sƣờn và đỉnh núi đá vôi bị bào mòn mạnh, tập trung ở khu vực xã Cổ

Lũng và xã Phú Lệ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng tán, cây lá rộng. Aglaia sp., Anogeissus acuminata,Heritiera macrophylla là những loài cây điển hình tại những nơi ẩm ƣớt; trong khi Burretiodendron hsienmu Millettia ichthyochtona là những loài phổ biến tại những sƣờn khô và dốc. Đôi khi, một số cây thuộc loài Anogeissus acuminata, Heritiera macrophylla và một vài loài thuộc chi Ficus đạt tới độ cao 50-55m với đƣờng kính ngang ngực tới 2m và những rễ chống cao tới 3m (Averyanov L.V và cộng sự, 2003).

+ Rừng lá rộng đất thấp trên đá phiến và đá cát: Phân bố từ độ cao 400- 700m. Kiểu rừng này trƣớc đây phân bố rộng khắp trong khu bảo tồn, nhƣng hiện nay chỉ còn sót lại ở chân các ngọn núi phía Bắc, tại khu vực xã Cổ Lũng. Những cây gỗ to lớn nhƣ Heritiera macrophylla và 2 loài thuộc chi

Ficus cao tới 45-50 m là những cây điển hình, ƣu thế. Các loài thực vật phụ sinh nhìn chung là phổ biến nhƣng không đa dạng (Averyanov L.V và cộng sự, 2003).

+ Rừng lá rộng núi thấp trên đá v i: Phân bố rộng rãi ở khu vực xã Cổ Lũng và xã Phú Lệ từ độ cao 700- 950m. Kiểu rừng này mọc phần lớn ở các sƣờn núi cao và đƣờng đỉnh núi đá vôi trong khu vực, chúng ít bị tàn phá hơn nhiều so với các kiểu rừng khác. Tầng cây gỗ có các loài nhƣ Eriobotrya bengalensis, Pistacia weinmanifolia, Platycarya strobilacea, Schefflera

pes-avis Sinosideroxylon wightianum, đặc biệt loài Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) khá phổ biến trên các sƣờn núi hƣớng Nam tại khu

vực xã Cổ Lũng. Tầng cây bụi và cỏ phát triển rất mạnh (Averyanov L.V và cộng sự, 2003).

+ Rừng thông núi thấp trên đá v i: Phân bố ở một vài đỉnh núi thuộc khu vực xã Cổ Lũng. Pinus kwangtungensis là loài ƣu thế, đặc trƣng trong tầng tán của kiểu rừng này. Ngoài ra; ở một vài địa điểm Taxus chinensis là loài đồng ƣu thế trong tầng tán. Thực vật sống bám rất phát triển, chúng nhiều vô số và thƣờng phủ kín 100% bề mặt các thân cây và các hòn đá. Các loài lan nhƣ: Coelogyne fimbriata, Dendrobium dentatum, Epigeneium chapaense Eria thao xuất hiện khá phổ biến (Averyanov L.V và cộng sự, 2003). Kiểu rừng này có tính nhạy cảm cao và rất dễ bị đe doạ tuyệt chủng.

+ Rừng lá rộng núi thấp trên đá z n tại các sườn n i và đường đỉnh: Trong KBT, đá bazan chỉ có tại dãy núi Pù Luông, ở độ cao trên 900 m. Trƣớc đây khu vực này đƣợc che phủ hoàn toàn bởi các khu rừng nguyên sinh. Hiện nay rừng nguyên sinh chỉ còn ở độ cao trên 1.200m, những sƣờn núi thấp hơn thì đƣợc che phủ bởi rừng thứ sinh có chất lƣợng khác nhau.

Kiểu rừng này có rất nhiều loài thực vật cổ xƣa có từ thời kỳ phấn trắng muộn. Đó là các loài thuộc các họ: Actinidiaceae, Annonaceae, Chloranthaceae, agaceae, Hamamelidaceae, Lardizabalaceae, Lauraceae, Magnoliaceae, Menispermaceae và Theaceae cũng nhƣ một số chi hiếm thuộc ngành hạt trần nhƣ: Amentotaxus (Cephalotaxaceae), Cephalotaxus (Cephalotaxaceae), odocarpus và Nageia (Podocarpaceae). Kiểu rừng này có

tính đa dạng thực vật rất cao và có cả yếu tố đặc hữu (Averyanov L.V và cộng sự, 2003).

+ Rừng phục hồi sau khai thác: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Kiểu phụ này phân bố rải rác trong khu bảo tồn và là sản phẩm của hình thức khai thác chọn. Bao gồm các trạng thái rừng: IIIA1, IIIA2.

+ Rừng phục hồi s u nư ng rẫy: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Kiểu phụ này phân bố gần các khu dân cƣ, trƣớc đây là nƣơng rẫy nhƣng đã đƣợc khoanh nuôi bảo vệ. Bao gồm các trạng thái rừng: IIA, IIB

+ Rừng tre nứa: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Trƣớc đây là kiểu phụ rừng phục hồi sau khai thác hoặc sau nƣơng rẫy nhƣng tầng cây gỗ không tái sinh, phát triển đƣợc do bị các loài tre nứa xâm lấn. Đến nay các loài tre nứa đã chiếm ƣu thế.

2.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật

KBTTN Pù Luông có hệ thực vật rất phong phú và có tính đa dạng cao. Đến nay đã ghi nhận đƣợc 1.579 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 680 chi, 200 họ, 76 bộ, 12 lớp và 6 ngành (Đinh Văn Lâm và cộng sự, 2013). Ngành có số loài nhiều nhất là Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 1.396 loài đƣợc ghi nhận.

Về khu hệ động vật: đến nay đã ghi nhận đƣợc 84 loài thú (gồm cả 24 loài Dơi), 162 loài chim, 40 loài bò sát và 26 loài lƣỡng cƣ, 67 loài cá, 347 loài côn trùng, 177 loài động vật đáy và 55 loài động vật nổi (Lê Trọng Trải

và Đỗ Tƣớc, 1998; BirdLife International and FIPI, 2001; Mai Dinh Yen et al, 2003; Vu Dinh Thong, 2003; Đặng Ngọc Cần, 2003, Trịnh Văn Hạnh và cộng sự, 2013)

2.5. Đặc điểm kinh tế xã hội

Có 18.572 nhân khẩu, 4.201 hộ dân sống trong vùng lõi và vùng đệm của KBTTN Pù Luông thuộc 9 xã và 2 huyện. Mật độ dân số trung bình là: 69,33 ngƣời/km2

, mật độ cao nhất tại xã Thành Lâm (120 ngƣời/km2) và thấp nhất tại xã Thanh Xuân (42 ngƣời/km2). Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên toàn khu vực là 0,98 % (Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, 2013).

Bảng 2.1. Diện tích và dân số của các xã thuộc KBTTN Pù Luông

TT Huyện Diện tích (km2) Số hộ dân Số nhân khẩu Mật độ (ngƣời/km2 ) 1 Quan Hóa Phú Lệ 43,3 215 1.011 44 2 Phú Xuân 12,3 146 657 54 3 Thanh Xuân 80,98 130 573 42 4 Hồi Xuân 30,3 204 913 109 5 Phú Nghiêm 9,2 121 505 51 6 Bá Thƣớc Lũng Cao 76,4 1.119 4950 66 7 Thành Lâm 28,4 803 3.403 120 8 Cổ Lũng 49,01 917 3.798 77 9 Thành Sơn 38,4 546 2.499 62

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm phân bố và tình trạng quần thể của các loài thú móng guốc chẵn (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)