Co rút, độ hút nước & dãn dài, độ hút ẩm, độ bền nén dọc và độ bền uốn tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chọn cây trội, dẫn dòng keo tai tượng (acacia mangium wild) và ứng dụng công nghệ sinh học trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống​ (Trang 40 - 42)

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1.3.3. co rút, độ hút nước & dãn dài, độ hút ẩm, độ bền nén dọc và độ bền uốn tĩnh

bền uốn tĩnh

Để có thể đánh giá đầy đủ hơn về các tính chất cơ lý gỗ, một số chỉ tiêu khác như độ co rút thể tích, độ hút nước và dãn dài, độ hút ẩm, giới hạn bền khi nén dọc và giới hạn bền khi uốn tĩnh cũng đã được phân tích. Kết quả được tổng hợp trong bảng 3.5.

Sự giảm kích thước gỗ trong quá trình co rút thường gây ra hiện tượng nứt của gỗ. Gỗ co rút càng mạnh thì nguy cơ bị nứt càng lớn. Như vậy nghiên cứu thí nghiệm về sự co rút của gỗ đặc biệt có ý nghĩa trong công nghệ sấy, xử lý gỗ để giảm tối đa gỗ nứt cho các sản phẩm gỗ cũng như tính toán độ dư gia công trong công nghệ xẻ gỗ.

Hình 3.6: Mẫu gỗ mục trắc là xốp (K2) và đanh (K6)

Bảng 3.5: Tổng hợp số liệu về độ co rút, độ hút nước và dãn dài, độ hút ẩm, độ bền nén dọc và độ bền uốn tĩnh Dòng Chỉ tiêu Độ co rút (%) Độ hút nước(%) Độ dãn dài(%) Độ hút ẩm(%) (kgf/cmNén dọc2) uốn tĩnh (kgf/cm2) K2 9,5 143,8 6,1 18,3 270 692 K4 10,3 111,4 6,5 18,1 350 979 K5 10,1 120,3 6,3 19,3 341 995 K6 10,8 99,6 6,7 16,5 387 1282 K7 8,1 105,0 5,8 17,2 341 1253 K8 9,1 119,8 6,0 16,9 363 1201 K9 8,9 114,1 6,0 15,4 376 1170 K98 10,0 79,1 6,9 15,7 447 1319 K102 10,1 118,2 5,5 17,5 341 861

Tương tự như vậy, gỗ có độ dãn nở càng cao thì càng làm giảm giá trị sử dụng vào những mục đích nhất định. Tuy nhiên 9 mẫu gỗ trên đều thuộc nhóm gỗ có độ co rút và độ dãn nở ít.

Gỗ hút nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó khối lượng thể tích ảnh hưởng nhiều nhất. Khối lượng thể tích càng lớn thì khả năng hút nước càng ít, thời gian hút càng lâu. Độ hút nước của dòng K98 thấp nhất (79,1%) phù hợp khi khối lượng thể tích của dòng này cũng cao nhất (798kg/m3).

Hiện tượng gỗ chịu nén theo chiều dọc thớ thường gặp trong thực tế. Khả năng chịu nén dọc thớ của gỗ là tính chất ít biến động và là một chỉ tiêu cơ học rất quan trọng để đánh giá độ bền cơ học của gỗ.

Giới hạn bền khi uốn tĩnh của gỗ là một ứng lực phức tạp, là chỉ tiêu quan trọng thứ hai sau giới hạn bền khi nén dọc thớ. Trong thực tế, hình thức này thường gặp ở trong các kết cấu gỗ (xây dựng, đồ mộc…).

Từ những phân tích trên có thể chọn được dòng K6 và K98 với rất nhiều ưu điểm, tỷ lệ gỗ lõi hơn 87%, khối lượng thể tích cao nhất (K6 = 748kg/m3 và

K98= 798kg/m3) và độ bền khi nén dọc cũng như độ bện uốn tĩnh đều cao nhất trong số 9 dòng Keo tai tượng đã phân tích các tính chất cơ lý gỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chọn cây trội, dẫn dòng keo tai tượng (acacia mangium wild) và ứng dụng công nghệ sinh học trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)