Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1.3.5. Nhận xét đánh giá về gỗ
Bảng 3.6: Đánh giá gỗ theo các tính chất cơ lý
Dòng K2 K4 K5 K6 K7 K8 K9 K98 K102
KLTT Nhẹ Trung
bình Trungbình Trungbình Trungbình Trungbình Trungbình Trungbình Trungbình
Độ hút ẩm Rất
thấp thấpRất thấpRất thấpRất thấpRất thấpRất thấpRất thấpRất thấpRất
Độ co rút Nứt ít Nứtvừa Nứtvừa Nứtvừa Nứt ít Nứt ít Nứt ít Nứtvừa Nứtvừa
Nén dọc Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp
Uốn tĩnh Thấp Thấp Thấp Trungbình Trungbình Trungbình Trungbình Trungbình Thấp
Qua bảng 3.6 ta thấy các dòng Keo tai tượng chủ yếu thuộc nhóm gỗ có khối lượng thể tích trung bình, độ hút ẩm rất thấp, có khả năng co rút ít, gỗ có thể bị nứt với mức độ ít đến vừa, các ứng lực chủ yếu thấp. Nhìn chung gỗ có thể xếp vào nhóm IV đến V trong 6 nhóm xếp theo tính chất cơ lý của tiêu chuẩn TCVN 1072 - 71.
Để đánh giá khả năng sử dụng gỗ cho đồ mộc, đề tài sử dụng cách phân nhóm theo Nguyễn Đình Hưng (1995). Lấy dòng K2 có khối lượng thể tích thấp nhất (580kg/m3) tương đương với khối lượng thể trung bình của Keo tai tượng nói chung (586kg/m3) [1] và K98 có khối lượng thể tích cao nhất (798kg/m3) để so sánh với bảng phân loại gỗ ở phụ lục 12. Kết quả được tổng hợp trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Đánh giá khả năng sử dụng gỗ của dòng K2 và K98
Tính chất, đặc điểm Xếp loại K2 K98 Độ bền tự nhiên B B Vân gỗ A A Mặt gỗ B B Khối lượng thể tích A A Khả năng chế biến A A Hệ số co rút thể tích A A
Khả năng gia công bề mặt A A
Uốn tĩnh A A
Màu sắc A A
Khả năng sử dụng gỗ để làm đồ mộc Nhóm I Nhóm I
Qua bảng 3.7 cho thấy gỗ của 9 dòng Keo tai tượng đều rất thích hợp để sản xuất đồ mộc.