Quan hệ di truyền giữa các dòng Keo tai tượng và lựa chọn cặp bố mẹ trong xây dựng vườn giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chọn cây trội, dẫn dòng keo tai tượng (acacia mangium wild) và ứng dụng công nghệ sinh học trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống​ (Trang 55 - 58)

M A7 A31 CW PI K4 K72 K75 K77 K78 K79 K80 K81 K82K83K84 K85K86 K88K89K90 K91 K92 K93K94K96 K

3.2.3. Quan hệ di truyền giữa các dòng Keo tai tượng và lựa chọn cặp bố mẹ trong xây dựng vườn giống

trong xây dựng vườn giống

Quan hệ di truyền giữa các dòng Keo tai tượng được thể hiện như sau:

Qua biểu đồ quan hệ di truyền trên ta cũng thấy các dòng keo có mối quan hệ di truyền rất gần nhau (hệ số tương đồng di truyền lớn hơn 70%). Các

kết quả phân tích này cũng phù hợp với ước đoán di truyền trên cơ sở isoenzyme ở các loài keo của Monran và cộng sự 1988 [43], theo ông hệ số di truyền (he) của Keo tai tương là rất thấp chỉ đạt 0,017 so giá trị trung bình của loài keo là 0,147. Sở dĩ tại nơi nguyên sản Keo tai tượng vẫn có đa dạng di truyền hẹp là do chúng có phạm vi phân bố và phân bố không liên tục, chúng thường gặp trong các quần thể rất nhỏ [47].

Nhìn vào hình 3.15 có thể chia các dòng Keo tai tượng làm 2 nhóm chính có quan hệ di truyền gần nhau ở mức gần 80%:

+ Nhóm I gồm 5 xuất xứ W1, P1, I1, A7, A31 và các dòng K4, K84, K72, K88, K77, K81, K111, K90, K75, K86, K100, K101, K83, K113.

+ Nhóm II gồm 1 xuất xứ C1 và các dòng K92, K96, K102, K109, K79, K104, K107, K85, K89, K112, K91, K110, K78, K94, K97, K93, K98.

Riêng 3 dòng K80, K116 và K82 có quan hệ di truyền xa hơn cả so với tất cả các dòng khác với mức tương đồng từ 17 - 40%. Về các xuất xứ: Xuất xứ P1 và I1 gần nhau nhất (giống nhau tới trên 95%) tiếp đến là A7, A31 (giống nhau 89%) và W1 (giống P1, I1, A7, A31 đến 80%). Riêng xuất xứ C1 nằm khác nhóm, mức độ khác biệt từ 16 - 28% so với các xuất xứ khác.

Nhìn vào hình 3.15 ta có thể lựa chọn các cặp bố mẹ có khoảng cách di truyền xa nhau để trồng sát nhau. Tránh trồng những cặp có khoảng cách di truyền giống nhau như I1 với K84, K72 với K88, K77 với K81, K75 với Am31, K102 với K109... cạnh nhau nhằm trách thụ phấn cận huyết hay nói một cách khác là làm tăng thu di truyền ở thế hệ sau; nhất là đối với loài Keo tai tượng có khoảng cách di truyền rất hẹp.

Các kết quả phân tích chỉ thị phân tử rất cần thiết cho các nghiên cứu chọn giống và bố trí thí nghiệm của các vườn giống để tăng tỷ lệ thụ phấn chéo cho các cây trội có khoảng cách di truyền xa nhau nhằm tạo ra ưu thế lai ở đời sau.

Từ kết quả phân tích quan hệ di truyền của các dòng Keo tai tượng trên, đề tài đã lựa chọn các cặp bố mẹ trong bố trí thí nghiệm vườn giống vô tính tại Yên Sơn - Tuyên Quang.

K82 K93 K116 K88

K102 K72 K110 K98

K91 K80 K109 K82

Hình 3.16: Minh họa sơ đồ bố trí các dòng Keo tai tượng trong vườn giống Từ hình 3.15 đề tài đã minh họa sơ đồ bố trí các dòng Keo tai tượng trong vườn giống vô tính tại Yên Sơn - Tuyên Quang trong đó các dòng có quan hệ di truyền rất gần nhau như K93 - K98, K80 - K116, K72 - K88, K102 - K109, K91- K110và dòng K82được bố trí xa nhau để hạn chế khả năng giao phấn giữa các dòng này với nhau, nhằm giảm thiểu thụ phấn cận huyết của những dòng có quan hệ di truyền quá gần nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chọn cây trội, dẫn dòng keo tai tượng (acacia mangium wild) và ứng dụng công nghệ sinh học trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống​ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)