nguồn tài nguyên mạng và các phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT.
4.1. Mục đích, ý nghĩa
Một là: Tăng cường các ứng dụng CNTT trong đổi mới, nội dung
phương pháp, phương thức cách làm việc và dạy học.
Hai là: Đa dạng hoá, hiện đại hoá cách thức quản lý và dạy học trong nhà
trường.
Ba là: Tăng cường khai thác Internet để thu thập, sử dụng các thông
tin phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ.
Bốn là: Tăng cường công tác quản lý theo hướng hiện đại, phù hợp
với xu thế phát triển và hội nhập..
Năm là: Học tập kinh nghiệm của các trường đã ứng dụng thành công
CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
4.2. Nội dung- Biện pháp
Nhà trường cần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giáo dục theo hướng tin học hoá quản lý giáo dục và sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp quản lý và dạy học như:
Thứ nhất: Triển khai chương trình quản lý nhân sự, hệ thống thông
tin quản lý giáo dục trong nhà trường.
Thứ hai: Tin học hoá công tác quản lý tài chính, ngân sách nhà nước. Thứ ba: Khai thác tốt các phần mềm quản lý đang thực hiện trong
nhà trường theo sự chỉ đạo của ngành: Phần mềm phổ cập, vermis, Emis…
Thứ tư: Trong dạy và học, chỉ đạo, khuyến khích giáo viên tăng
mô phỏng, minh hoạ, chứng minh, vẽ hình học, ... để đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.
Thứ năm: Sử dụng tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như: phần
mềm Microsoft PowerPoint, Microsoft Frontpage, HTML, Violet, Macromedia Flash, ...
Thứ sáu: Thông báo thông tin điện tử (Website) của Phòng, Sở và địa
chỉ Email chung của nhà trường để CBGV-NV nắm bắt các thông tin, hoạt động của ngành, của nhà trường nhanh chóng và chính xác. Các kế hoạch năm học, kế hoạch theo học kì, tháng, tuần của nhà trường, Liên đội và các đoàn thể đều được gửi vào hộp thư điện tử của nhà trường, tạo được thói quen cho GV cập nhật thông tin qua thư điện tử. Biện pháp này giúp cho công tác chỉ đạo kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, văn phòng phẩm đồng thời giúp cho GV từng bước nâng cao kĩ năng sử dụng, khai thác qua mạng Internet. GV nào không cập nhật sẽ không nắm bắt được kế hoạch cho nên đó cũng là điều kiện buộc người GV phải thay đổi nếp nghĩ, nếp tư duy, từ đó có sự đầu tư mua máy tính, kết nối mạng tại gia đình để đáp ứng yêu cầu công việc.( Trường hợp gia đình không kết nối mạng được nhà trường
tư vấn mua máy tính xách tay để có thể mang đến trường, truy cập mạng Wifi)
Thứ bảy: Tăng cường khai thác thông tin trên mạng internet để tra
cứu, tải các thông tin, phần mềm phục vụ công tác chuyên môn và đổi mới phương pháp ở nhà trường và đây cũng là môi trường thuận lợi giúp các nhà giáo khai khác nhanh nhất các nguồn thông tin hiện đại trên thế giới.
* Ứng dụng trên mạng Internet và học tập trực tuyến (E-Learning).
Triển khai việc kết nối Internet để tra cứu và tìm kiến các thông tin, tiện tích trong giáo dục. Đây là một môi trường thuận lợi để cán bộ, giáo viên tìn hiểu các ứng dụng tiên tiến của khoa học công nghệ, giúp cho giáo viên tìm kiến được các bài giảng hay, các tiện ích hỗ trợ đắc lực trong đổi
mới nội dung, phương pháp dạy học, cũng là một nơi cung cấp cho giáo viên những bài dạy trực tuyến (E-Learning) để giáo viên có thể tìm kiếm được các bài giảng có chất lượng để học tập,…
Tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo với chủ đề ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học trong nhà trường.
Tổ chức các đợt hội giảng cấp trường để phát động phong trào trong cán bộ giáo viên tham gia đổi mới giảng dạy, qua đó các giáo viên có thể trao đổi, rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau trong lĩnh vực ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các tiết học thường xuyên trong năm. Nhân viên thư viện- TBDH và TTCM theo dõi, cập nhật số lần các GV mượn máy chiếu, đồng thời có nhận xét, đánh giá, tư vấn kĩ năng trình chiếu bài giảng của GV trên lớp, tổng hợp để tính điểm thưởng cho GV hoạt động này theo Nghị quyết đã được thông qua tại Hội nghị CBCC-VC cơ quan vào đầu mỗi năm học.
Lựa chọn, sưu tầm các tiết dạy có sử dụng CNTT đã đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh trong các hội thi GVG của các trường, các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh để trình chiếu trong tổ nhóm chuyên môn để các cán bộ, giáo viên tham gia góp ý, trao đổi, chỉnh sửa để có thể áp dụng, nhân rộng trong nhà trường.
Tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ giáo viên về các kỹ năng về máy tính, sử dụng các phần mềm ứng dụng mà nòng cốt là GV phụ trách Tin học của nhà trường ( Thầy giáo Lê Văn Hào) và Chi đoàn giáo viên.
4.3. Tổ chức thực hiện
Tổ chức chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn nhằm bồi dưỡng kĩ năng sử dụng máy tính và các phần mềm tin học theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kĩ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hang ngày như khai thác thông tin, các bước soạn một
bài giảng có trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, chỉnh sửa văn bản, gửi và đọc thư qua Email,…
Ảnh: CBGV trao đổi, học tập kinh nghiệm các kĩ năng ứng dụng CNTT trong buổi họp tổ chuyên môn.
Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia xẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp. Định hướng cho GV có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả như: Tài liệu hướng dẫn soạn giáo án Powerpoint, hướng dẫn soạn thảo văn bản, thiết kế bài giảng điện tử e- Learning ( Việc Thiết kế bài giảng điện
tử, có lẽ chưa có trường Tiểu học thứ hai trong tỉnh làm được bởi nó khó, phải tập trung mọi nguồn lực, kiên trì và tư duy thực sự. Trường TH Xuân Quan đã có 03 sản phẩm bài giảng điện tử E-Learning cấp Bộ).
Hiệu trưởng giao cho các cá nhân, các tổ nhóm chuyên môn sưu tầm các ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho cán bộ, giáo viên. Trong các
buổi tập huấn, hội thảo đã mời thầy Đàm Văn Ánh- GV trường TH Thị trấn Văn Giang ( trước là GV trường TH Mễ Sở). Thầy Lê Phú Thịnh – GV trường TH Thắng Lợi và một số cựu HS của nhà trường đã tốt nghiệp Đại học, cao đẳng chuyên ngành CNTT tham gia tổ chức tập huấn, hội thảo, hướng dẫn GV rất nhiệt tình, hiệu quả kể cả kiến thức, kĩ năng kĩ xảo và một số “mẹo” nhỏ khi sử dụng máy tính, khai thác mạng máy tính, khai thác các phần mềm ứng dụng hay các kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử, ....
Ảnh: Chuyên đề Thiết kế bài giảng trên Bảng thông minh.
Hàng năm tổ chức các đợt Hội giảng với chủ đề “Ứng dụng CNTT
trong đổi mới phương pháp dạy học” nhằm để giáo viên có ý thức, tích cực
tham gia, qua đây cũng lựa chọn được các tiết dạy hay, các bài giảng đạt hiệu quả đưa vào kho dữ liệu của nhà trường. Đồng thời qua đó lựa chọn được các giáo viên giỏi cấp trường để tham dự Hội thi GVG do Phòng GD&ĐT tổ chức.
* Đối với việc khai khác mạng và Internet.
( Wifi cáp quang từ năm học 2012-2013)
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ, giáo viên khai thác, tìm kiếm thông tin, dữ liệu, phần mềm, tiện ích và gửi, nhận thư điện tử qua mạng. 100% CBGV-NV có địa chỉ Email và được biết địa chỉ, mật khẩu hộp thư chung của nhà trường để nắm bắt thông tin, hoạt động của nhà trường, của ngành một cách công khai, dân chủ, kịp thời và chính xác.
Tổ chức tuyên truyền, động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên khai thác tốt các ứng dụng trên Internet phục vụ công việc, chuyên môn. Tiến tới tổ chức cho giáo viên tìm kiếm các Website trực tuyến qua mạng trong những năm học sau.