Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực có chất lượng về CNTT cho nhà trường.

Một phần của tài liệu skkn biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường tiểu học. (Trang 27 - 31)

CNTT cho nhà trường.

3.1. Mục đích, ý nghĩa

Điều kiện kinh tế xã hội thay đổi cùng với sự tiến bộ về khoa học công nghệ đã tạo ra môi trường mới cho giáo dục. Môi trường mới vừa tạo điều kiện vừa bắt buộc chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học. Ngày nay, kiến thức, kĩ năng về CNTT là một trong những văn hóa thiết yếu, cần thiết cho cuộc sống và công việc. Việc nước ta gia nhập WTO đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo ra những con người không chỉ đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực mà còn phải đáp ứng nhu cầu về nhân lực trình độ cao của thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức – công dân toàn cầu.

Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho cán bộ, giáo viên (tạo nguồn nhân lực của CNTT) là khâu quan trọng quyết định thành công của chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT của nhà trường nói riêng và của

ngành GD&ĐT nói chung. Vì vậy phải có kế hoạch, chính sách đào tạo, kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên một cách hợp lý, có hiệu quả.

Mục đích của biện pháp này là:

Thứ nhất: Nâng cao kiến thức kỹ năng về CNTT cho cán bộ giáo

viên để họ có thể tổ chức, ứng dụng tốt CNTT trong công việc.

Thứ hai: Tạo nguồn nhân lực về CNTT để thực thi các tốt các vụ và

yêu cầu đặt ra về các lĩnh vực CNTT cho nhà trường. Tạo ra đội ngũ tiên phong thực hiện cuộc cách mạng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.

Thứ ba: Thực hiện thành công chủ trương của Nhà nước, của Bộ

GD&ĐT, của UBND và ngành GD&ĐT các cấp về việc triển khai đề án đưa Tin học vào nhà trường.

3.2. Nội dung

Để đạt được mục đích nêu trên cần thực hiện các nội dung sau đây :

Một là: Tăng cường, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy

học và việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tin học cho đội ngũ CBQL- GV- NV, trong đó coi trọng việc rèn kĩ năng bởi vì đa số GV trong nhà trường trước đây đều không được đào tạo bài bản trong các trường phổ thông, sư phạm. Hơn nữa, có lẽ với GVTH thì các kĩ năng cơ bản như: soạn thảo văn bản trên máy tính, khai thác thông tin trên mạng, gửi thư điện tử, thiết kế bài giảng powerpoint,…

Hai là: Tích cực xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên

phục vụ phát triển CNTT. Xây dựng chương trình bồi dưỡng về CNTT cho các trình độ và các đối tượng tại nhà trường ( Mời chuyên gia, GV có kinh nghiệm tập huấn cho GV, người biết hướng dẫn người chưa biết,…. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về CNTT đặc biệt là lĩnh vực phần mềm với đội ngũ GV cốt cán trong nhà trường.

Ba là: Tạo điều kiện tốt nhất để đội ngũ giáo viên có điều kiện tiếp

3.3. Tổ chức thực hiện

Xây dựng kế hoạch cử cán bộ, giáo viên đi học chứng chỉ để nâng cao trình độ chuyên môn về Tin học, GV không đi học các lớp cấp chứng chỉ thì chỉ cần có kĩ năng sử dụng, ứng dụng ( Qua kiểm tra, sát hạch tay nghề hàng năm do nhà trường tổ chức. Năm học 2012-2013 và 2013- 2014 nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá cho điểm và đưa vào kết quả thi đua),

đồng thời mời các chuyên gia và giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm, hướng dẫn trực tiếp, thuyết trình bằng máy chiếu, thảo luận, hỏi đáp, thực hành tại trường 3 lần cho 100% CBGV-NV

Hàng năm, luân phiên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT cho giáo viên cốt cán để sử dụng được máy vi tính, phần mềm ứng dụng vào giảng dạy, công tác. Từ những giáo viên mạng lưới này sẽ tự bồi dưỡng cho những giáo viên khác trong trường về những kiến thức cơ bản của tin học để có khả năng sử dụng tốt máy vi tính trong công tác “Học thầy không tày

học bạn”. Qua kinh nghiệm cho thấy một cách học tập nhanh nhất của Tin học

đó là học tập kinh nghiệm, qua “truyền tay” và chỉ bảo trực tiếp qua máy tính ngay từ tổ, nhóm chuyên môn.

Bồi dưỡng kiến thức về tin học cho cán bộ lãnh đạo, giáo viên và nhân viên có đủ trình độ để sử dụng, khai thác tốt các thiết bị CNTT trong quản lý nhà trường. Tin học hoá trong công tác quản lý nhân sự, sổ điểm, trao đổi thông tin trong trường qua Email,…

Thực hiện việc bồi dưỡng ngắn ngày, trực tiếp cho giáo viên có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng dụng các thiết bị và phần mềm nhằm đổi mới nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá, vận dụng phương tiện CNTT vào tự học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhà trường tổ chức những cuộc phát động phong trào thi đua học tập, bồi dưỡng, ứng dụng CNTT trong hoạt động của toàn trường đặc biệt trong các kỳ hội giảng, kỷ niệm ngày 20/11, 8/3, ... để phát động phong trào sử

dụng, ứng dụng, học tập lẫn nhau về kiến thức CNTT.

Thành lập ban CNTT trong nhà trường do Hiệu trưởng hoặc uỷ quyền cho một đồng chí Phó hiệu trưởng làm trưởng ban để theo dõi, giúp đỡ các cán bộ, giáo viên, tích hợp và triển khai các hoạt động về ứng dụng CNTT trong nhà trường, coi tiêu chí ứng dụng CNTT là một tiêu chí thi đua trong nhà trường. Kết nối mạng Internet (wifi ) đưa máy tính, mạng máy tính, máy chiếu về các tổ, nhóm chuyên môn để các cán bộ, giáo viên tranh thủ, truy cập lấy thông tin phục vụ công việc của mình tại phòng Tin học trong Thư viện nhà trường, được sắp xếp theo hình chữ U cho 3 tổ chuyên môn.

Phát động HS tích cực tham gia các cuộc thi qua mạng do Bộ GD& ĐT tổ chức nhằm nâng cao chất lượng. Đây cũng là một hình thức nhằm phát huy năng lực chuyên môn, khả năng tự tìm hiểu, học hỏi của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của nhà trường vì kết quả thi môn Toán, Tiếng Anh qua mạng các cấp cũng được tính điểm thi đua và đánh giá chất lượng công tác của GVVH cũng như GV môn năng khiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức nhóm GV có chuyên môn nghiệp vụ tốt như GVG cấp huyện, cấp tỉnh; GV cốt cán về CNTT cùng HT, PHT tham gia thiết kế bài giảng điện tử E-learning và đã có 03 bài giảng điện tử E-learning dự thi cấp Bộ năm học 2012-2013 ( Có đĩa CD kèm theo). Qua đó, nâng lên một tầm cao mới của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của đội ngũ GV trong nhà trường.

3.4. Điều kiện thực hiện:

Lãnh đạo nhà trường thực sự quan tâm đến vấn đề trình độ CNTT của GV; coi việc thiếu hụt kiến thức về CNTT là một phần trách nhiệm của nhà trường; có kế hoạch bồi dưỡng dài hơi; linh hoạt trong việc đưa ra các chương trình đào tạo cụ thể phù hợp với từng giáo viên.

Cán bộ quản lý, các giáo viên và nhân viên nhà trường phải có nhận thức đúng đắn và nhiệt tình tham gia vào việc phát triển áp dụng CNTT vào hoạt động dạy học.

CSVC trang thiết bị giảng dạy cho giáo viên đồng bộ, hiện đại và hiệu quả.

Có đủ nguồn tài chính để hỗ trợ kinh phí cho GV học tập, bảo hành, bảo trì máy, mạng, tổ chức thiết kế bài giảng điện tử theo nhóm…

Một phần của tài liệu skkn biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường tiểu học. (Trang 27 - 31)