24. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
4.3. LIÊN QUAN GIỮA TUỔI, NGHỀ NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA VỚ
VỚI VIỆC CHỦNG NGỪA SỞI LẦN 2
4.3.1. Liên quan giữa tuổi của mẹ với việc chủng ngừa sởi lần 2
Qua bảng 3.15 cho thấy các bà mẹ trong nhóm 40-49 tuổi có tỷ lệ hiểu biết tốt về chủng ngừa sởi là 75,6%. Các bà mẹ nhóm tuổi 20-29 đạt 57,9%, các bà mẹ nhóm tuổi 30-39 đạt 66,4%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê( p > 0,05).Thường các bà mẹ càng lớn tuổi thì có kinh nghiệm nuôi con, phòng ngừa về bệnh tật nói chung và bệnh sởi nói riêng tốt hơn các bà mẹ trẻ. Từ năm 2000 ngành y tế đã tổ chức chiến dịch tiêm nhắc vắc xin sởi cho trẻ em đến 10 tuổi, tiếp đến năm 2003 tổ chức chiến dịch tiêm nhắc vắc xin sởi cho trẻ em dưới 5 tuổi và từ năm 2005 tiêm mũi 1 cho trẻ 9-12 tháng tuổi và mũi 2 cho trẻ vào lớp 1. Như vậy thời gian phát động chiến dịch đã gần 10 năm nay, lúc đó các bà mẹ ở nhóm 40-49 tuổi mới chỉ là 30-39 tuổi, đó là độ tuổi chín chắn và có điều kiện để thu nhận kiến thức về chủng ngừa bệnh sởi.Tuy nhiên, sự hiểu biết này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp ....cho nên các bà mẹ trẻ cũng có thể hiểu biét tốt. Điều này có thể lý giải tại sao sự khác biệt mức độ hiểu biết chủng ngừa sỏi lần 2 của các bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi không phụ thuộc vào tuổi. Chúng tôi cũng đã cố gắng tham khảo một số tài liệu tuy nhiên chưa tìm thấy số liệu để so sánh.
4.3.2. Liên quan giữa trình độ học vấn và sự hiểu biết về chủng ngừa sởi
Trình độ học vấn của các là một yếu tố rất quan trọng để giúp tiếp thu những kiến thức cần thiết về chăm sóc, phòng ngừa bệnh sởi cũng như hiểu biết về lịch tiêm chủng bệnh sởi. Qua bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết tốt về chủng ngừa sởi tăng dần theo trình độ học vấn, trong đó nhóm bà mẹ có trình độ đại học hiểu biết tốt chiếm 95,7%%, nhóm trung học chiếm 68,3% và thấp nhất là nhóm tiểu học chiếm 55,6% Sự khác biệt này có y nghĩa thống kê(p<0,05). Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng tương tự với các tác giả khác là trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ các bà mẹ có sự hiểu biết về bệnh sởi,
hiểu biết đúng về đường lây, mức độ nguy hiểm, lịch chủng ngừa sởi càng cao. [5 ], [6] , [ 15], [18].
4.3.3. Liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ với việc về chủng ngừa sởi lần 2
Qua bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết về chủng ngừa bệnh sởi đều đạt trên 50%, trong đó CBCC đạt tỷ lệ cao nhất chiếm 75,4%, tiếp đến buôn bán đạt 57,1% và các nghề nghiệp khác đạt 52,5% sự khác biệt naỳ có y nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này chứng tỏ CBCC có kiến thức tốt hơn, có điều kiện để tiếp cận các thông tin về bệnh tật, hiểu biết về chương trình tiêm chủng mở rộng mà trong đó chủng ngừa bệnh sởi là 1 trong 6 bệnh truyền nhiễm được phổ cập. Kết quả của chúng tôi có tỷ lệ hiểu biết về chủng ngừa sỏi lần 2 trong nhóm CBCC thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Tấn Lập [15] có tỷ lệ hiểu biết 91,30%.
KẾT LUẬN
Qua kết quả khảo sát, điều tra và bàn luận của 212 bà mẹ có con từ 5-10 tuổi về chủng ngừa bệnh sởi lần 2 tại phường Phường Đúc, thành phố Huế chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Nhận thức, thái độ hành vi của các bà mẹ có con từ 5-10 tuổi về chủng ngừa sởi
Về hiểu biết các triệu chứng bệnh sởi, 82,1% bà mẹ biết phát ban, 95,3% biết sốt là triệu chứng của bệnh.
- 78,8% các bà mẹ được phỏng vấn biết bệnh sởi là bệnh lây nhiễm
- Tỷ lệ các bà mẹ biết đúng đường lây của bệnh sởi là đường hô hấp rất cao (91,6%).
- Có 59% bà mẹ cho rằng bệnh sởi là bệnh nguy hiểm.
- Về thông tin chủng ngừa sởi lần 2, có đến 99,1% bà mẹ đã được nghe biết. Trong đó, có 89% bà mẹ biết thông tin từ cán bộ y tế.
- Có 95,2% bà mẹ biết mục đích của chủng ngừa sỏi lần 2 là để phòng ngừa bệnh sởi cho con mình.
- 96,7% bà mẹ hiểu biết đúng độ tuổi chủng ngừa sởi lần 2 và 98,6% bà mẹ biết nơi tiêm chủng ngừa sởi lần 2 là tại y tế phường.
2. Mối liên quan với sự hiểu biết về chủng ngừa sởi.
- Bà mẹ có trình độ đại học hiểu biết về chủng ngừa sỏi lần 2 đạt 95,7% cao hơn nhiều so với bà mẹ trung học (68,3%) và tiểu học (55,6%), với p< 0,01.
- Các bà mẹ cán CBCC có tỷ lệ hiểu biết về chủng ngừa sỏi lần 2 đạt 75,4% cao hơn bà mẹ buôn bán (57,1%) và các nghề khác( 52,2%) với p< 0,05.
- Không có sự khác biệt về hiểu biết chủng ngừa sỏi lần 2 so với tuổi (p>0,05).
Vậy có liên quan giữa sự hiểu biết chủng ngừa sỏi lần 2 với trình độ học vấn và nghề nghiệp, không liên quan với tuổi của bà mẹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2000), "Tài liệu tập huấn công tác phòng chống sởi"- Bộ Y tế - Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh
2. Bộ y tế (1990), " Sách hướng dẫn chương trình tiêm chủng mở rộng" Hà
Nội, trang 5-20.
3. Bộ môn nhi - Đại hoc Y Dược Huế (2007), Bài giảng nhi khoa tập 1
"Bệnh sởi", trang 214-218.
4. Chương trình TCMR, Bộ Y tế 1990, trang 3-7.
5. Nguyễn Hữu Bình, Trương Thành Bắc (2001), Đánh giá một số hiểu
biết của các bà mẹ về dự phòng bệnh sởi và kết quả chiến dịch tiêm phòng sởi mũi 2 tháng 12 năm 2000 tại xã Thủy Biều-thành phố Huế, Tiểu luận tốt nghiệp y khoa.
6. Trần Đình Bình, Trần Minh Thông, Nguyễn Hường, Nguyễn Thanh Dũng (2000),"Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con
trong độ tuổi tiêm chủng sởi ở một số phường trong Thành phố Huế" Tạp chí Y học dự phòng, tập X, số (45), trang 56-60
7. Phạm Thị Thu Hà, Đỗ Văn Dũng (2004), "Hiệu lực vaccin sởi ở trẻ em
thành phố Hồ Chí Minh", Nghiên cứu y học tp Hồ Chí Minh, Tập 8, số 1. 8. Tạ Thị Ánh Hoa (1992), Bài giảng Nhi khoa tập II Bộ môn Nhi - Trường
đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, -1992, trang 530-555.
9. Trịnh Quân Huấn (2001), " Sổ tay hướng dẫn sử dụng vacxin" NXB Y
học, trang 33-40.
10.Nguyễn Thái Hoà và cs (1996)," Những thành tựu đạt đươc sau 10 năm thực hiên chương trình TCMR tại tỉnh Thừa Thiên Huế, 1986-1995" Tạp chí vệ sinh phòng dịch, tập VI, số 4, trang 15-18.
11.Đỗ Mạnh Hùng (2003). " Bệnh sởi", Tài liệu Y tế dự phòng số 1, Viện Pasteur Nha Trang, trang 36-39.
12.Trần Gia Hưng, Trần văn Tiến, Nguyễn Thị Thu Yến va cs (2002), " Kết quả thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc, 1991-2001", Tạp chí Y học dự phòng, tập XII, số 3 (54), trang 16.
13. Phan Hồng Phiệt (1997)," Miễn dịch - sinh lý bệnh". NXB thành phố Hồ Chí Minh, trang 54-64.
14.Nguyễn Thị Minh Phượng (2010), Bệnh Sởi, http://www.pasteur- hcm.org.vn/ytecongdong/tiemchung/lamsang_benhsoi.htm
15.Phạm Tấn Lập (2007), "Tìm hiểu, nhận thức, thái độ hành vi của các bà mẹ con dưới 2 tuổi về tiêm phòng sởi tại Phú Yên, năm 2006", Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp 1.
16.Viên Quang Mai (2000)," Một số nhận xét tình hình thực hiện chương trình phòng chống, khống chế bệnh sởi khu vực miền Trung các năm qua và quí I năm 2000". Tài liệu Y tế dự phòng, số 1, Viện Pastuer Nha Trang, trang 1-14.
17. Hoàng Trọng Tấn (1998), Đại học Y Huế, bài giảng Nhi khoa-Bệnh sởi, Huể , tr. 357-359.
18.Trần Thanh Tâm (2003), " Đánh giá kết quả hoạt động chiến dịch tiêm vaccin sởi mũi 2 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam năm 2003". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngành y tế công cộng.
19. Tổ chức y tế thế giới, Tiêm chủng cho trẻ em trên thế giới số 5 tháng 5-
1987, trang 8-10
20.UNICEF (2005), "Thực hành tiêm chủng" , Chương trình tiêm chủng mở rộng, trang 10-12.
21.Viện Pasteur Nha Trang (2003), "Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1995-2001", Nhà xuất bản Y học, tr. 57-66
22.Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2002), Tổ chức tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi, tra. 15-25
TIẾNG ANH
23.WHO - Global progamme for vaccines and immunization (2003), Monitoring immunization caverage, WHO, Geneva.
KIẾN NGHỊ
- Tăng cường tuyên truyền phổ biến rộng rãi về lịch chủng ngừa sởi lần 2 cho các bà mẹ có con từ 5-10 tuổi.
- Các ban ngành đoàn thể nhất là Hội phụ nữ cần quan tâm, phối hợp tuyên truyền vận động các bà mẹ, chi em đi tiêm chủng đúng tuổi lần 2.
- Phối kết hợp đồng bộ giữa chương trình TCMR với các chương trình y tế quốc gia khác để nâng cao nhận thức của các bà mẹ trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ em, gia đình và cộng đồng.