NHẬN THỨC,THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA CÁC BÀ MẸ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con từ 5 10 tuổi về chủng ngừa bệnh sởi lần 2 tại phường đúc thành phố huế (Trang 32 - 36)

24. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.2. NHẬN THỨC,THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA CÁC BÀ MẸ

CHỦNG NGỪA BỆNH SỞI LẦN 2

4.2.1. Hiểu biết của các bà mẹ về những triệu chứng của bệnh sởi

Biểu hiện của bệnh sởi đầu tiên là sốt cao, xuất hiện vào khoảng ngày 10-12 sau khi tiếp xúc với người bệnh và kéo dài vài ngày. Trong giai đoạn này có thể chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt và xuất hiện những nốt trắng nhỏ bên trong má (nốt Koplick). Sau vài ngày xuất hiện ban đỏ, bắt đầu từ mặt, phía trên cổ. Trong thời gian khoảng 3 ngày, ban lan xuống thân thể, sau đó tới tay và chân. Ban kéo dài 5-6 ngày rồi bay dần để lại những vết thâm [4]. Giai đoạn ủ bệnh khoảng 14 ngày. Qua bảng 3.5., cho thấy các bà mẹ hiểu biết những biểu hiện đúng của bệnh sởi lần lượt là sốt chiếm tỷ lệ cao nhất (95,3%), phát ban (82,1%), ho (71,2%), sổ mũi (42,5%) và khác (2,4%). Điều này cho thấy các bà mẹ đã có một số kiến thức về y tế nói chung và bệnh sỏi nói riêng. Với kết quả của Trần Thanh Tâm khi nghiên cứu tiêm vắc xin mũi 2 ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam năm 2003 [18 ] cho thấy tỷ lệ hiểu biết của các bà mẹ về triệu chứng sởi (sốt, ho, phát ban) rất thấp chỉ 13,28%. Điều này có thể lý giải rằng phường Phường Đúc là một phường gần trung tâm thành phố Huế các bà mẹ có điều kiện tiếp cận thông tin về chủng ngừa sởi cũng như

bệnh lý về sởi, trong khi huyện Thăng Bình là một huyện vùng núi tỉnh Quảng Nam. Hơn nữa thời điểm nghiên cứu của tác giả là năm 2003, hệ thống thông tin, tuyên truyền về bệnh tật nói chung và bệnh sởi nói riêng của các Trung tâm Y tế, Trạm y tế của các huyện, xã, thành phố chưa được phổ biến rỗng rãi và cập nhật như hiện nay (2010).

4.2.2. Hiểu biết về đường lây của bà mẹ

Qua bảng 3.6., cho thấy có 167 bà mẹ ở phường Phường Đúc hiểu biết về sự lây lan của bệnh sởi chiếm 78,8%. Tỷ lệ chúng tôi thấp hơn không nhiều với nghiên cứu của Phạm Tấn Lập là 86,25% [15]và Trần Đình Bình khảo sát tại thành phố Huế là 83,94% [6]. Trong 167 bà mẹ hiểu biết về sự lây lan thì có 91,6% bà mẹ biết lây bệnh sởi qua đường hô hấp, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Hữu Bình, Trương Thành Bắc (2001) khi nghiên cứu tại xã Thủy Biều thành phố Huế là 45% [5].

4.2.3. Hiểu biết về mức độ nguy hiểm của bệnh sởi.

Biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi có thể do chính virút sởi gây tổn thương mô kẽ và cũng có thể do bội nhiễm vi khuẩn khác. Biểu hiện lâm sàng trẻ vẫn sốt cao sau khi phát ban, ho kéo dài, phổi có nhiều ran ẩm, thể nặng có thể suy hô hấp. Do đó trên một trẻ mắc sởi cần khám phổi và theo dõi tình trạng hô hấp. Trên một số cơ địa suy giảm miễn dịch có thể gây viêm phổi mô kẽ và có thể gây tử vọng .

Ngoài ra sởi còn có nguy cơ làm trầm trọng một bệnh cảnh lao tiềm tàng, viêm thanh quản, viêm não tủy...Biến chứng này thường xảy ra ở tuần thứ 2, trẻ sốt cao, đau đầu, nôn, co giật, rối loạn ý thức ở các mức độ từ ngủ gà đến hôn mê. Cần điều trị kịp thời và chuẩn xác để hạn chế tử vong hoặc di chứng vĩnh viễn. Và hiện nay bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị, do đó bệnh sỏi vẫn còn là bệnh nguy hiểm nếu không chủng ngừa. Qua bảng 3.8., có 59,0% bà mẹ cho rằng bệnh sởi là nguy hiểm, kết quả chúng tôi rất thấp so với Phạm

Tấn Lập (Phú Yên) là 91,75%[15] và cao hơn với Nguyễn Hữu Bình, Trương Thành Bắc (51,25%) [5]. Kết quả trên cho thấy các bà mẹ ở phường Phường Đúc chưa nhận biết mức độ nguy hiểm của bệnh sởi một cách đúng đắn.

4.2.4. Tỷ lệ bà mẹ đưa con đi chủng ngừa sởi lần 2.

Hòa nhập với các nước trong khu vực, Việt Nam đã xây dựng một chiến lược phòng chống sởi mới giai đoạn 2001-2010 với nội dung: duy trì tỷ lệ tiêm chủng trẻ dưới 1 tuổi trên quy mô huyện, tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi trong toàn quốc năm 2002-2003, chiến dịch đã tổ chức thành công với tổng số trẻ được tiêm là 15 triệu. Đưa việc tiêm nhắc vắc xin sởi (lần 2) vào lịch tiêm chủng thường xuyên cho trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là cần thiết. Do đó, năm 2006 đã triển khai thành công tiêm nhắc vắc xin sởi cho trẻ học lớp 1 tại tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước. Vì thế, phường Phường Đúc không năm trong ngoài chiến dịch trên, nên 100% bà mẹ đều đưa con đi tiêm chủng phòng sởi (bảng 3.3.) và được Y tế địa phương tư vấn, tuyên truyền chủng ngừa sởi lần II nên có 99,1% bà mẹ đều được biết thông tin này (bảng 3.9).

4.2.5. Nguồn thông tin về chủng ngừa sởi lần 2

Qua bảng 3.10., cho thấy về nguồn thông tin mỗi bà mẹ có thể biết từ nhiều nguồn, trong đó đa số các bà mẹ biết thông tin về chủng ngừa sỏi lần 2 từ CBYT chiếm tỉ lệ 89,0%, bà mẹ biết thông tin này từ ti vi đài báo là 38,6% và chỉ 1,4% qua kênh người thân và bạn bè. Kết quả này tương đương với Phạm Tấn Lập [15 ] là 84,75%. Điều này cho thấy vai trò của cán bộ y tế trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe nói chung và tiêm chủng mở rộng nói riêng là rất quan trọng, trạm y tế phường Phường Đúc là đã làm tốt tuyên truyền vận động các bà mẹ đi tiêm chủng lần 2 đúng và đủ.

Qua bảng 3.11 cho thấy trong 210 bà mẹ biết và đưa con đi tiêm chủng lần 2. Trong đó 200 bà mẹ hiểu đúng mục đích của việc chủng ngừa sởi lần 2 là phòng bệnh sởi chiếm 95,2% . Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Phạm Tấn Lập với lý do đưa con đi chủng ngừa sởi là để phòng bệnh cho trẻ chiếm 98,75%. là để phòng bệnh sởi, có 4,8% bà mẹ đi chủng ngừa bệnh lần 2 là do y tế địa phương bắt buộc. Điều này cho thấy, ý thức của các bà mẹ phường Phường Đúc là rất cao về chủng ngừa sởi lần 2, với tinh thần tự giác họ đã đưa con em đi chủng ngừa bệnh sởi lần 2 với tỷ lệ rất cao. Đồng thời các bà mẹ cũng hiểu biết đúng độ tuổi chủng ngừa sởi lần 2 là 96,7% (bảng 3.12).

4.2.7. Thái độ và hành vi của bà mẹ về chủng ngừa sởi

Qua bảng 3.13., cho thấy trong 7 bà mẹ không hiểu biết đúng về độ tuổi chủng ngừa bệnh sởi chiếm tỷ lệ 3,3%, trong đó các bà mẹ đưa trẻ đi chủng ngừa không theo độ tuổi là do mẹ quên, bận việc và 2 bà mẹ thực hành tiêm chủng đúng theo độ tuổi là do con bệnh chiếm 1,0%. Tỷ lệ các bà mẹ đưa con đi chủng ngừa đúng cũng cao như nghiên cứu của Trần Thanh Tâm là 99,36% [18]. Từ năm 2006, việc chủng ngừa sởi lần 2 được thực hiện và triển khai tất cả các tỉnh/ thành phố trong cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đều được triển khai rộng khắp và đưa xuống phường, xã, tổ dân phố chủng ngừa cho trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tuyên truyền rộng rãi, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, trạm y tế và trường học. Do vậy, nơi chủng ngừa sởi lần thứ 2 của phường Đúc là Y tế phường, nên các bà mẹ được phỏng vấn đều đưa trẻ đến chủng ngừa Y tế phường chiếm 98,6%, có 3 bà mẹ không ý kiến chiếm 1,4% có lẽ các bà mẹ này đã nhờ người khác đưa con đi chủng ngừa sởi lần 2 cho con mình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con từ 5 10 tuổi về chủng ngừa bệnh sởi lần 2 tại phường đúc thành phố huế (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w