Liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ về chủng ngừa sởi lần 2

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con từ 5 10 tuổi về chủng ngừa bệnh sởi lần 2 tại phường đúc thành phố huế (Trang 28 - 32)

24. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

3.3.3. Liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ về chủng ngừa sởi lần 2

Bảng 3.15. Liên quan giữa nghề nghiệp và sự hiểu biết về chủng ngừa sởi

Nghề nghiệp Số bà mẹ Hiểu biết tốt Chưa tốt p

n % n % Buôn bán 63 36 57,1 27 42,9 χ2=9,12 p <0,05 CBCC 126 95 75,4 31 24,6 Khác 23 12 52,2 11 47,8 Tổng 212 143 67,5 69 32,5

Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết tốt về chủng ngừa sởi là các bà mẹ CBCC chiếm 75,4%, cao hơn nhóm bà mẹ buôn bán( 57,1% ) và các bà mẹ có nghề khác ( 52,2%), với p < 0,05.

Chương 4 BÀN LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu điều tra 212 bà mẹ có con từ 5-10 tuổi có chủng ngừa bệnh sởi lần II tại Phường Phường Đúc thành phố Huế, chúng tôi có nhận xét và bàn luận như sau

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU4.1.1. Thông tin mẹ 4.1.1. Thông tin mẹ

Áp dụng chủng ngừa sởi ở trẻ từ 9-11 tháng đã làm giảm tỷ lệ mắc và chết do sởi đáng kể. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ mắc sởi ở trẻ tù 5-10 tuổi có chiều hướng gia tăng, điều nay nói lên tính miễn dịch của vắc xin sởi không bền vững và chỉ có tác dụng phòng bệnh trong 5 năm. Trước tình hình số mắc sởi tăng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở nước thực hiện lịch tiêm 1

liều vắc xin sởi duy nhất và từ những kết quả thu được ở những nước đã triển khai tiêm nhắc mũi 2 vắc xin sở i[1]. Tổ chức Y tế Thế giới đã xây dựng một chiến lược phòng chống sởi mới. Nội dung chiến lược này là: nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 1 tuổi trong tiêm chủng thường xuyên, thực hiện lịch tiêm 2 mũi vắc xin sởi, thực hiện giám sát tích cực. Trong đó các bà mẹ có con 5-10 tuổi cần phải nắm rõ lịch chủng ngừa, đồng thời trang bị kiến thức về lây lan, phòng ngừa và xử lý khi trẻ bị bệnh. Do đó qua 212 bà mẹ có con từ 5- 10 tuổi chúng tôi khảo sát một số đặc điểm chung của các bà mẹ trên

Qua bảng 3.1., cho thấy đa số các bà mẹ được phỏng vấn điều tra ở nhóm tuổi 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 71,7%. Kết quả của Phan Tấn Lập, khi nghiên cứu nhận thức, thái độ hành vi của các bà mẹ về chủng ngừa sởi tại Tuy Hòa (2007)[15] có kết quả tuổi của các bà mẹ tập trung ở nhóm 20-29 tuổi.

Đa số các bà mẹ được phỏng vấn là buôn bán chiếm tỷ lệ cao nhất 42,9%, các bà mẹ có nghề không ổn định chiếm 35,9%, có 21,12% bà mẹ là CBCC. Kết quả này phản ánh đúng vị trí phường Phường Đúc là một phường gần trung tâm thành phố, nên buôn bán phát triển tương đối, các ngành nghề khác bao gồm nghề thủ công, nghề đúc đồng, thợ may...

Các bà mẹ có trình độ học vấn trung học ( THCS và THPT) chiếm tỷ lệ cao nhất 59,4%, tiểu học chiếm 29,7%, đại học chiếm 10,9%. Điều này có thể lý giải là một phường nằm trung tâm thành phố, có 1 trường Trung học cơ sở, người dân có điều kiện để học tập. Do vậy, với 212 đối tượng có trình độ Trung học và đại học chiếm 70,3% là một nhân tố rất thuận lợi để có thể hiểu biết, tiếp thu kiến thức cần thiết về chủng ngừa bệnh sởi nói chung và chăm sóc sức khỏe cho trẻ nói riêng.

Từ năm 2006 đến nay, nước ta đã đưa chích ngừa sởi vào chương trình tiêm chủng quốc gia, theo lịch tiêm chủng, bao gồm hai mũi:

- Mũi 1: khi trẻ được 9 tháng tuổi. - Mũi 2: khi trẻ 6 tuổi vào lớp 1.

Với lịch tiêm chủng như trên thì các nhà khoa học thấy rằng, việc tiêm một mũi vắc-xin ở giai đoạn 9 tháng tuổi thì không đủ để tạo ra miễn dịch bền vững vì hiệu quả của vắc-xin cũng chỉ đạt khoảng 90%, cho nên việc tiêm nhắc lại mũi thứ hai khi trẻ đủ 6 tuổi là hết sức cần thiết và hiệu quả tạo nên miễn dịch có thể đạt đến 99%. [1], [2]. Ở nghiên cứu của chúng tôi gồm các bà mẹ có con từ 5-10 tuổi là đối tượng cần và đủ để tiêm mũi 2. Qua bảng 3.2., thấy nhóm 5-6 tuổi chiến tỷ lệ cao nhất (74,5%) trong đó nhóm 6 tuổi chiếm 42,9%. Nhóm 7-9 tuổi chiếm 25,5% trong đó nhóm 9 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,9%.

Qua bảng 3.3., cho thấy 100% trẻ được chủng ngừa sởi lần 1, và 99,1% trẻ được chủng ngừa sởi lần 2. Điều này cho thấy các bà mẹ có con từ 5-10 tuổi đã ý thức tốt về chương trình tiêm chủng mở rộng nói chung và chủng ngừa sởi nói riêng.

Ở Việt Nam hiện nay đã và đang thực hiện gây miễn dịch để chủ động phòng bệnh bằng vacxin sởi sống giảm độc lực cho tất cả trẻ em từ 9-11 tháng tuổi theo lịch tiêm chủng thường xuyên và tiêm nhắc khi trẻ vào lớp 1 tuổi ( 5-6 tuổi) để tạo miễn dịch bảo vệ cho số người cảm nhiễm trong cộng đồng [ 2], [20].

Lịch tiêm vacxin sởi của mỗi nước có thể khác nhau do tình hình và đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi của nước đó. Nhiều nước phát triển khác cũng thực hiện tiêm liều 1 cho trẻ sau 12 tháng tuổi và liều 2 lúc trẻ đến tuổi đi học. Các nước đang phát triển ở Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ-Latin thì thường chỉ định tiêm liều 1 thấp hơn 12 tháng tuổi vì liên quan đến sự tồn lưu của kháng thể mẹ

ở trẻ và có nguy cơ tăng tiếp xúc với bệnh sởi ở lứa tuổi nhỏ hơn. Sau khi tiêm vắc xin bệnh sởi các trẻ thường có những biểu hiện là sốt sau khi tiêm 5 - 12 ngày và sốt kéo dài 1 đến 2 ngày. Các triệu chứng này nhẹ hơn rất nhiều so với trường hợp mắc sởi. Qua bảng 3.4. trong 212 trẻ của các bà mẹ được khảo sát có 17 trẻ biểu hiện sốt khi tiêm chiếm tỷ lệ nhỏ (8,0%), theo y văn sốt cao trên 390 C xuất hiện ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau tiêm vắc xin sởi chiếm tỷ lệ 5 - 15% [ 3]. Do đó kết quả chúng tôi là khá hợp lý.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con từ 5 10 tuổi về chủng ngừa bệnh sởi lần 2 tại phường đúc thành phố huế (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w