Lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa tổng thu nhập đạt đƣợc và chi phí bỏ ra, đây là chỉ tiêu chất lƣợng phản ánh hiệu quả về mặt tài chính. Một ngân hàng đạt đƣợc mức lợi nhuận cao giúp nâng cao uy tín trên thị trƣờng, đảm bảo nguồn vốn tích lũy để thực hiện việc tái đầu tƣ, mở rộng quy mô hoạt động khi cần thiết.
Theo Rose (1999), các chỉ tiêu đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng đƣợc trình bày tại bảng 2.3.
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng
STT Tên chỉ tiêu Công thức xác định
1 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)
2 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) 3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 4 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên
5 Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên 6 Thu nhập cận biên trƣớc giao dịch đặc biệt (NRST) ( ) 7 Thu nhập trên cổ phiếu (EPS)
8 Chênh lệch lãi suất bình quân
9 Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) 10 Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản (AU)
Nguồn: Commercial bank management, Peter Rose (1999)
Mỗi chỉ tiêu nêu trên có một ý nghĩa khác nhau đối với nhà quản lý. Ý nghĩa của các chỉ tiêu đƣợc trình bảy tại bảng 2.4
Bảng 2.4 Ý nghĩa các chỉ tiêu đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng
STT Tên chỉ tiêu Ý nghĩa
1
Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
- Phản ánh một đồng vốn bỏ ra có thể mang lại cho CSH bao nhiều đồng thu nhập. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của CSH dƣới tác động của đòn bẩy tài chính.
- ROE thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng, từ đó ra quyết định danh mục chứng khoán đầu tƣ. ROE càng cao càng chứng tỏ khả năng sinh lời trên mỗi đồng VCSH có đƣợc là càng cao. Với một mức rủi ro xác định, các chứng khoán của ngân hàng có ROE càng cao sẽ càng hấp dẫn nhà đầu tƣ.
2
Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA)
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển hóa tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng: đo lƣờng 1 đơn vị tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận cho ngân hàng.
- ROA thể hiện tính hiệu quả trong việc quản lý tài sản mà không quan tâm đến nguồn vốn hình thành nên tài sản. Do đó, các ngân hàng thƣờng so sánh ROA giữa các năm hoặc giữa các ngân hàng có cùng quy mô.
3
Tỷ lệ thu nhập lãi biên cận biên (NIM)
Đo lƣờng mức độ chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
4
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên
Đo lƣờng mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (chủ yếu là nguồn thu từ phí dịch vụ) và các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng gánh chịu (chủ yếu là chi phí tiền lƣơng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí đầu tƣ tài sản cố định, …). Hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi âm.
động cận biên động và tổng chi từ hoạt động với tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên đánh giá năng lực quản trị của nhà quản lý trong việc đảm bảo lợi nhuận và kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả.
6
Thu nhập cận biên trƣớc giao dịch đặc
biệt (NRST)
Đo lƣờng thu nhập của ngân hàng trƣớc các hoạt động mang tính ổn định (thu nhập từ lãi, dịch vụ, đầu tƣ tài chính) so với nguồn vốn của ngân hàng. Các giao dịch đặc biệt bao gồm: Thu nhập từ việc bán/ đánh giá lại tài sản cố định, chênh lệch tỷ giá hối đoái, …
7
Thu nhập trên cổ phiếu (EPS)
Đo lƣờng trực tiếp thu nhập của những ngƣời sở hữu cổ phiếu của ngân hàng tính trên một cổ phiếu hiện đang lƣu hành.
8
Chênh lệch lãi suất bình quân
Đo lƣờng hiệu quả đối với hoạt động trung gian tài chính của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay. Đồng thời, đo lƣờng mức độ cạnh tranh trong thị trƣờng ngân hàng. Sự canh tranh gay gắt có xu hƣớng thu hẹp chênh lệch lãi suất bình quân. Nếu các yếu tố khác không thay đổi, chênh lệch lãi suất bình quân của một ngân hàng sẽ giảm khi sự cạnh tranh tăng lên, buộc nhà quản lý tìm ra giải pháp bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị giảm trừ nhằm đảm bảo duy trì mức lợi nhuận ổn định.
9
Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM)
Thể hiện 1 đơn vị thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh có thể tạo ra đƣợc bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng kiểm soát chi phí của nhà quản lý trong
việc điều hành các hoạt động của ngân hàng.
10 Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản (AU)
Chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển hóa tài sản thành nguồn thu trong hoạt động ngân hàng: Đo lƣờng 1 đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu cho ngân hàng. Khác với chỉ tiêu ROE, chỉ tiêu AU không phản hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí của nhà quản lý.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Về mối quan hệ giữa lợi nhuận và tốc độ TTTD, theo Laivi (2012), Kai và Stepanyan (2011), khi lợi nhuận gia tăng, ngân hàng có thêm nguồn vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh; ngoài ra, việc ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ gia tăng mức độ uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng, điều này làm nhà đầu tƣ có những quyết định tích cực trong việc đầu tƣ vốn vào ngân hàng. Nhờ đó, nguồn vốn ngân hàng đƣợc mở rộng và sẽ có tác động tích cực đến TTTD ngân hàng. Nhƣ vậy, lợi nhuận ngân hàng có tác động dƣơng (+) đến TTD.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm, các tác giả Tamirisa và Igan (2008), Aydin (2008), Laivi (2012), Kai và Stepanyan (2011), Hussain và Junaid (2012), Tomak (2013), Nguyễn Thùy Dƣơng và Trần Hải Yến (2011), Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2014), Lê Tuấn Phong và Trƣơng Đông Lộc (2016) đã sử dụng chỉ tiêu ROE để đại diện cho lợi nhuận ngân hàng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận và TTTD ngân hàng.
Ngƣợc lại, tín dụng là khoản mục tài sản sinh lời lớn nhất của NHTM, vì vậy, khi TTTD gia tăng trong điều kiện ngân hàng vẫn kiểm soát tốt các loại chi phí thực hiện thì đây là điều kiện cần thiết để gia tăng lợi nhuận. Vì vậy, giữa TTTD và lợi nhuận luôn có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.
Bảng 2.5 tóm tắt lại các yếu tố và xu hƣớng tác động của chúng tới TTTD của các ngân hàng:
Bảng 2.5: Các yếu tố tác động đến TTTD ngân hàng Nhóm yếu tố Yếu tố Cách xác định Kỳ vọng về dấu Vĩ mô Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDPt – GDPt-1)/GDPt-1 + Lạm phát Tỷ lệ lạm phát hàng năm - Vi mô
Quy mô ngân
hàng Tổng tài sản +
Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ -
Tăng trƣởng huy động vốn
Tăng trƣởng huy động vốn = (tiền gửi năm t1 - tiền gửi năm t0)/(tiền gửi năm t0) * 100%
+
Lợi nhuận Bảng 2.3 +
Nguồn: Tổng hợp của tác giả