Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh bình thuận (Trang 60 - 64)

So sánh kết quả hồi quy từ phƣơng trình 1 và phƣơng trình 2 nhận thấy: Trong kết quả hồi quy đƣợc diễn tả theo phƣơng trình 2, có ba biến có ý nghĩa trong mô hình. Tuy nhiên, xu hƣớng tác động của Profit không phù hợp so với kỳ vọng ban đầu. Ngƣợc lại, kết quả hồi quy theo biến phụ thuộc là lnLoan (phƣơng trình 1) cho thấy, có bốn biến có ý nghĩa thống kế trong mô hình với mức ý nghĩa tối đa 10%. Ngoài ra, xu hƣớng tác động của bốn biến này đều phù hợp với lý thuyết và kỳ vọng ban đầu. Do đó, tác giả sử dụng kết quả hồi quy theo mô hình 1 để phân tích các yếu tố tác động đến TTTD. Trên cơ sở đó, kểt quả hồi quy có thể đƣợc giải thích nhƣ sau:

Thứ nhất, tác động cùng chiều của dư nợ kỳ trước đến TTTD. Trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM, hằng năm, trụ sở chính đều giao chỉ tiêu TTTD cho mỗi chi nhánh. Cuối năm, việc hoàn thành chỉ tiêu tín dụng đã đặt ra đầu năm ảnh hƣởng rất lớn đến các khoản thu nhập của từng nhân viên trong chi nhánh. Do đó, việc hoàn thành các chỉ tiêu tín dụng là mục tiêu hàng đầu mà mỗi chi nhánh đều phải nỗ lực để đạt đƣợc. Dựa trên cơ sở này kết hợp với quy mô dƣ nợ hiện tại của các chi nhánh NHTM, mục tiêu tín dụng đƣợc đặt ra luôn cao hơn so với dƣ nợ và tốc độ TTTD hiện tại. Vì vậy, quy mô dƣ nợ hiện tại tác động cùng chiều đến TTTD của mỗi chi nhánh NHTM tỉnh Bình Thuận.

Thứ hai, tác động cùng chiều của tốc độ tăng trưởng tiền gửi đến TTTD. Kết quả này thống nhất với kết quả nghiên cứu của Tamirisa và Igan (2008), Aydin (2008), Laivi (2012), Kai và Stepanyan (2011), Hussain và Junaid (2012), Tomak (2013), Nguyễn Thùy Dƣơng và Trần Hải Yến (2011), Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2014), Lê Tuấn Phong và Trƣơng Đông Lộc (2016) Cụ thể là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi huy động vốn tăng trƣởng 1% thì TTTD tại các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tăng 2,28%. Kết quả này có thể đƣợc giải thích là do hoạt động chủ yếu của các chi nhánh NHTM tại Bình Thuận là huy động và sử dụng nguồn vốn này để cho

vay. Do đó, với tốc độ tăng trƣởng huy động nhanh sẽ giúp các đơn vị này có đƣợc nhiều vốn hơn để cho khách hàng vay, đẩy nhanh tốc độ TTTD. Tuy nhiên, trong hoạt động ngân hàng hiện nay, ngoài nguồn vốn huy động đƣợc để cho vay, các ngân hàng có thể cho vay từ cơ chế mua – bán vốn nội bộ giữa chi nhánh và trụ sở chính. Vì vậy, tốc độ tăng trƣởng của huy động vốn sẽ thúc đẩy một sự tăng trƣởng nhiều hơn trong hoạt động cho vay.

Thứ ba, tác động ngược chiều của tỷ lệ nợ xấu kỳ trước đến TTTD. Điều này thống nhất với kết quả của các nghiên cứu của Tamirisa và Igan (2008), Aydin (2008), Laivi (2012), Kai và Stepanyan (2011), Hussain và Junaid (2012), Tomak (2013), Nguyễn Thùy Dƣơng và Trần Hải Yến (2011), Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2014), Lê Tuấn Phong và Trƣơng Đông Lộc (2016). Điều này có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, chi nhánh NHTM nào có tỷ lệ nợ xấu ở các năm trƣớc càng cao thì TTTD của chi nhánh ngân hàng đó ở năm sau càng thấp và ngƣợc lại. Cụ thể, khi tỷ lệ nợ xấu ở 2 năm trƣớc tăng 1% thì TTTD của các chi nhánh NHTM tại tỉnh Bình Thuận sẽ giảm 9,36%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế, vì khi tỷ lệ nợ xấu tăng thì các chi nhánh NHTM sẽ hạn chế cho vay hoặc sàng lọc khách hàng một cách kỹ lƣỡng trƣớc khi giải ngân để làm giảm nợ xấu hoặc hạn chế những khoản nợ xấu phát sinh mới. Ngoài ra, khi tỷ lệ nợ xấu tăng thì các ngân hàng thƣơng mại sẽ chịu giám sát chặt chẽ hơn của các cổ đông về việc mở rộng các khoản vay. Đồng thời, các NHTM tiến hành nâng cao chất lƣợng thẩm định cho vay, việc sàng lọc khách hàng đƣợc thực hiện một cách kỹ lƣỡng trƣớc khi giải ngân. Đồng thời, một bộ phận nhân viên phải tham gia vào quá trình thu hồi nợ xấu nên giảm nguồn lực để thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mới. Do đó, khi tỷ lệ nợ xấu của nhữung năm trƣớc tăng cao dẫn đến tốc độ TTTD của các ngân hàng trong năm sau có xu hƣớng giảm.

Thứ tư, tác động ngược chiều của tỷ lệ lạm phát kỳ trước đến TTTD. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hussain và Junaid (2012), Sharma và Gounder (2012), Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2014). Điều này khẳng định mức độ ảnh hƣởng của việc điều tiết chính sách tiền tệ của NHNN tác động đến TTTD của hệ thống NHTM. Cụ thể, nếu lạm phát trong năm tài chính hiện tại đang ở mức thấp, điều này có thể làm kìm hãm sự phát triển của

nền kinh tế. Khi đó, NHNN sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm gia tăng cung tiền, thúc đẩy tăng trƣởng nền kinh tế, dẫn đến tốc độ TTTD sẽ đƣợc gia tăng. Ngƣợc lại, nếu năm hiện tại có tỷ lạm phát cao, để ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN sẽ giảm lƣợng tiền trong lƣu thông bằng cách tăng lãi suất ngân hàng, điều này làm khả năng tiếp cận vốn vay của các chủ thể trong nền kinh tế giảm xuống. Vì vậy, ngân hàng sẽ khó gia tăng đƣợc các khoản cấp tín dụng. Do đó, tốc độ TTTD sẽ giảm.

Trên thực tế cho thấy, trong năm 2011, lạm phát quốc gia tăng cao. Vì vậy, NHNN đã ban hành các chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, điều này đã làm TTTD đã giảm rất mạnh trong năm 2012. Từ đó cho thấy, kết quả thực nghiệm và các lý thuyết đều khẳng định tác động ngƣợc chiều của tỷ lệ lạm phát năm trƣớc đến TTTD kỳ sau.

KẾT LU N CHƢƠNG 4

Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến TTTD của các chi nhánh NHTM tại tỉnh Bình Thuận theo mô hình GMM cho thấy: Các biến phản ánh quy mô dƣ nợ năm trƣớc, tốc độ tăng trƣởng tiền gửi có tác động cùng chiều và có ý nghĩa đến TTTD của các chi nhánh NHTM tỉnh Bình Thuận; Biến phản ánh tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát năm trƣớc tác động ngƣợc chiều và có ý nghĩa đến TTTD; 03 biến phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng, tỷ lệ giữa thu nhập và chi phí lãi, tốc độ tăng trƣởng GDP không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu.

Với các kết quả đã đạt đƣợc, chƣơng 5 sẽ đề cập một số chính sách nhằm giúp dự báo và điều chỉnh mức TTTD của các NHTM tại tỉnh Bình Thuận. Các chính sách này đƣợc kiến nghị dựa trên việc đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng và cho toàn hệ thống.

CHƢƠNG 5: KẾT LU N VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Nội dung chương 5 đề cập một số chính sách nhằm giúp cải thiện mức lợi nhuận đạt được của các NHTMCP. Đồng thời, trình bày tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu định lượng và những hạn chế, hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh bình thuận (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)