Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến đổi khí hậu trong lịch sử thông qua các chỉ tiêu vật lý của vòng năm cây thông nhựa ở tỉnh quảng bình và cây pơ mu ở tỉnh lào cai​ (Trang 28 - 32)

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, Tỉnh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Sơn là một xã miền núi nằm về phía Tây Nam của huyện Quảng Trạch, cách thị trấn Ba Đồn- trung tâm huyện lỵ của huyện khoảng 7 km. Với tổng diện tích tự nhiên là 5.417,67 ha, chiếm 8,82 % diện tích tự nhiên của huyện Quảng Trạch, có vị trí tiếp giáp với các xã như sau:

Phía Đông giáp xã Quảng Hòa và xã Quảng Minh

Phía Nam giáp xã Xuân Trạch và xã Lâm Trạch ( thuộc huyện Bố Trạch) Phía Tây giáp xã Cao Quảng và xã Văn Hóa ( thuộc huyện Tuyên Hóa) Phía Bắc giáp xã Quảng Thủy, Quảng Tiên và Quảng Trung.

Trên địa bàn xã có 8 thôn: Tân Sơn, Linh Cận Sơn, Hà Sơn, Trung Thượng, Minh Sơn, Bắc Sơn, Diên Trường, Thọ Hạ.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Quảng Sơn là xã miền núi có địa hình khá phức tạp, có 90,13 % là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp chiếm 4,57 % và đất chưa sử dụng chiếm 5,3%. Phần lớn diện tích là đồi núi ( 4615,5 ha) và một phần nhỏ là đồng bằng ven sông Gianh- là nơi tập trung của các khu dân cư của xã. Địa bàn xã có độ cao trung bình từ 5 m - 350 m so với mực nước biển, đại hình thấp dần từ Tây sang Đông. Địa hình xã nhiều núi cao, sông sâu với nhiều khe suối chia cắt cộng với sông Rào Nan chia địa hình xã thành hai phần trong khi đó chưa có cây cầu nào nối 2 bờ để phục vụ dân sinh dẫn tới việc đi lại khó khăn giữa các thôn xóm trong xã, đặc biệt là trong mùa mưa lũ, đây là một khó khăn lớn đối với địa phương.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn a. Khí hậu

Quảng Sơn thuộc vùng Bắc Trung Bộ, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, khô hanh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm. Ngoài khí

hậu của vùng nhiệt đới gió mùa xã còn phải chịu ảnh hưởng của gió Lào, nắng hạn. Đặc điểm cụ thể như sau:

* Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình năm: 25 oC

- Nhiệt độ trung bình cao nhất: 34 oC - 34,5oC - Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 17 oC - 17,8oC

- Tổng tích ôn trong năm 8.600 - 9.000oC, biên độ ngày và đêm 5 oC - 8 oC - Số giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ.

* Gió:

Xã chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:

+ Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông chủ yếu theo hướng Bắc, Đông Bắc. + Gió mùa hè chủ yếu là gió Tây Nam khô nóng, nhưng chỉ xuất hiện từng đợt bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 7, gió Tây Nam khô nóng gây hậu quả xấu. Tần suất tốc độ gió mạnh nhất trong năm (%): trên 15m/s, chiếm 59,6%; trên 20m/s, chiếm 39,6%; trên 25m/s, chiếm 0,8%.

* Mưa:

Lượng mưa trung bình năm từ 2.100 mm - 2.300 mm, phân bố không đồng đều theo vùng và theo mùa. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, mưa ít, lượng mưa chiếm 20 - 25% lượng mưa cả năm; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều, lượng mưa chiếm tới 70 - 75% lượng mưa cả năm.

* Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí trung bình là 83- 85 %, ngay cả những tháng khô hạn nhất của mùa hè độ ẩm trung bình tháng vẫn trên 70%, song nhìn chung độ ẩm không ổn định. Vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao hơn mùa khô từ 10 - 15%. Thời kỳ có độ ẩm không khí cao nhất của xã thường xảy ra vào tháng cuối mùa đông.

* Lượng bốc hơi:

Lượng bốc hơi bình quân ở Quảng Sơn đạt 1 975 mm. Trong mùa lạnh do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ, có nghĩa là trong thời kỳ này thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

* Gió bão:

Đặc trưng khí hậu của vùng là lũ lụt thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 10, gây hậu quả xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân. Hàng năm Quảng Sơn phải chịu trực tiếp 2 đến 3 cơn bão.

Hướng gió, khí hậu thời tiết trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí dân cư, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và có biện pháp giữ nước ở các hồ đập chống hạn, đồng thời nghiên cứu bố trí lịch thời vụ cây trồng hợp lý.

b. Thủy văn, thuỷ lợi

Chế độ thuỷ văn của Quảng Sơn chịu ảnh hưởng của lớn từ chế độ nước và thủy triều của sông Rào Nan- đoạn chảy qua địa bàn xã. Trong mùa mưa lũ, nước chảy dồn từ đầu nguồn và các sườn núi xuống các thung lũng hẹp, triều cường nước sông lên rất nhanh gây lũ và ngập lụt trên diện rộng. Ngược lại trong mùa khô nước sông xuống rất thấp, dòng chảy trong các tháng này rất nhỏ. Hệ thống thủy lợi: Trên địa bàn xã có công trình thủy lợi Rào Nan cơ bản đáp ứng đầy đủ nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã và các xã vùng lân cận. Nguồn nước tưới tiêu cho đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu lấy từ hồ thủy lợi Rào Nan.

Khu vực bằng phẳng và vùng đồng bằng trồng lúa, nước ngầm khá phong phú, chất lượng nước khá tốt, cách mặt đất 1,0 m 4,0 m, phụ thuộc theo mực nước sông Gianh.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 5 417,67 ha. Thành phần đất Quảng Sơn được chia làm các nhóm sau:

- Nhóm đất cát: C (arenosols) gồm: Cồn cát trắng vàng có phản ứng chua pHkcl = 4,5; hàm lượng chất hữu cơ rất thấp < 1%. Hàm lượng đạm tổng số nhỏ < 0,06 % loại đất này ít sử dụng cho nông nghiệp, chủ yếu là trồng rừng phòng hộ chống cát bay, cát nhảy và còn hoang hóa.

- Nhóm đất phù sa: P(Fuvisols): phân bố tập trung ở vùng đồng bằng ven sông Rào Nan. Đất có phản ứng trung tính ít chua pHkcl 5-7, lượng cation kiềm trao đổi dao động từ 3- 13 meq/100g đất.

- Nhóm đất xám: X(Acrisols): được hình thành, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau: Đá cát, đá phiến sa, đá granit gồm C: Đất xám cơ giới nhẹ, đất xám bạc màu, đất xám feralit và đất xám kết von. Những loại đất này phù hợp cho trồng trọt nông, lâm nghiệp.

- Nhóm đất mỏng: E(Leptosols) phân bố tập trung ở gò đồi, thực vật chủ yếu là cỏ và si, mua. Đây là loại đất xấu nhất, ít thích hợp với sản xuất nông nghiệp, chỉ để dành để phát triển lâm nghiệp, trồng những cây phát triển nhanh, che phủ đất, cải tạo môi sinh.

b. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của xã được đánh giá khá phong phú thông qua hệ thống sông, ngòi, kênh mương và được thể hiện trên cơ sở nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

- Nguồn nước mặt: Được cung cấp chủ yếu thông qua lượng nước mưa tự nhiên, hệ thống sông Rào Nan cùng với khe, suối… là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy lượng nước khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị khô hạn và nhiễm mặn ở hạ lưu vào mùa khô và bị ngập lụt vào mùa mưa.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Quảng Sơn khá phong phú, tuy phân bố không đều và mức độ nông hay sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong mùa. Về chất lượng nước ở Quảng Sơn nhìn chung khá tốt, rất thích hợp với sinh trưởng và phát triển cây trồng cũng như sinh hoạt. Riêng đối với khu vực ven sông Rào Nan thường bị nhiễm mặn do thủy triều lên gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

c. Tài nguyên rừng

Quảng Sơn là một xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn, trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất. Diện tích rừng của xã đến năm 2011 là 4 698,12 ha chiếm 86,72 % đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất rừng sản xuất có 2 988,76 ha và đất rừng phòng

hộ có 1 709,36 ha. Đây là điều kiện để xã có thể phát triển mô hình kinh tế trang trại nông lâm nghiệp. Song song với công tác trồng mới rừng, ban quản lý rừng phòng hộ đã giao khoán rừng cho các hộ dân để chăm sóc bảo vệ và khai thác hợp lý, đồng thời tuyên truyền bảo vệ rừng, chú trọng phòng chống cháy rừng, tích cực tuần tra, bảo vệ rừng. Nhờ đó diện tích được cũng cố, bổ sung và chất lượng rừng ngày càng nâng cao.

Trong giai đoạn tới xã tập trung khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên rừng phòng hộ chặt chẽ đảm bảo phát triển bền vững.

3.1.1.5. Nhận xét đánh giá hiện trạng, điều kiện tự nhiên

Quảng Sơn là một xã có diện tích tự nhiên khá lớn, điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của nhiều loại cây trồng vật nuôi. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng phong phú tạo điều kiện tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích hiện có, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Mặt khác vị trí địa lý tương đối thuận lợi- có đường tỉnh lộ, đường sắt Bắc Nam đi qua, đường sông có sông Nan nối thông với sông Gianh, có vị trí tiếp giáp với huyện Bố Trạch, huyện Tuyên Hóa là cơ sở để xã có thể phát triển tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ, giao lưu buôn bán với các xã và huyện lân cận.

Bên cạnh đó xã cũng gặp một số khó khăn nhất định như: địa hình thấp trũng lại nằm ven sông nên hàng năm thường xuyên bị lũ lụt ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như phát triển sản xuất của xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến đổi khí hậu trong lịch sử thông qua các chỉ tiêu vật lý của vòng năm cây thông nhựa ở tỉnh quảng bình và cây pơ mu ở tỉnh lào cai​ (Trang 28 - 32)