Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến đổi khí hậu trong lịch sử thông qua các chỉ tiêu vật lý của vòng năm cây thông nhựa ở tỉnh quảng bình và cây pơ mu ở tỉnh lào cai​ (Trang 32 - 35)

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, Tỉnh

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Sản xuất Nông – Lâm Nghiệp a. Về Nông nghiệp

Nông nghiệp hiện đang là ngành sản xuất chính, với hai mũi nhọn chủ đạo là trồng trọt ( sản xuất lúa, màu và lâm nghiệp) và chăn nuôi, thu hút hơn 60 % lực lượng lao động toàn xã. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 4 - 5 %, chiếm khoảng 52 % tổng giá trị sản xuất.

- Trồng trọt: Ngay từ đầu vụ UBND xã đã chủ động tổ chức hội nghị cốt cán chỉ đạo xuống giống đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống phù hợp, công tác chỉ đạo dự

thính dự báo và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tưới tiêu hợp lý. Trong năm 2010, vụ Đông Xuân đã gieo trồng được 238,7 ha đạt 99,8% diện tích. Trong đó diện tích lúa đạt 206 ha, năng suất 43 tạ/ha; ngô 15 ha năng suất 61 tạ/ha; khoai lang 4 ha năng suất 90 tạ/ha; lạc 9 ha năng suất 18 tạ/ha; hoa màu các loại 4,7 ha. Vụ hè thu đã thực hiện gieo cấy được 206 ha lúa, năng suất bình quân 46 tạ/ha.

- Chăn nuôi: đang là thế mạnh và đang có chiều hướng phát triển tốt, chủ yếu là chăn nuôi lợn, gà, vịt và trâu bò. Công tác chỉ đạo vệ sinh môi trường, tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm được đảm bảo nên trong năm không xảy ra dịch bệnh lớn lây lan trên diện rộng. Tổng đàn trâu, bò có 1 486 con đạt 94,6 % kế hoạch, đàn lợn có 3 000 con đạt 53 % kế hoạch, đàn gia cầm có 4 500 con đạt 43 % kế hoạch, đàn dê có 300 con đạt 94 % kế hoạch.

b. Về Lâm nghiệp

Lâm nghiệp cũng là ngành kinh tế mang lại giá trị cao cho người dân, nguồn khai thác chủ yếu là gỗ rừng trồng, củi đốt và một số lâm sản khác. Chỉ đạo tập trung bảo vệ hơn 1 709 ha rừng phòng hộ, trồng mới 3000 cây phân tán; tổ chức kiện toàn tổ bảo vệ rừng. Triển khai phương án phòng chống cháy rừng, hiên tượng phá rừng đả giảm. Tuy nhiên với diện tích rừng sản xuất lớn trong đó đa phần là rừng nghèo kiệt chưa được chuyển đổi để trồng rừng kinh tế. Trong thời gian tới địa phương cần có các biện pháp hợp lý nhằm chuyển đổi tốt phần diện tích rừng nghèo này sang trồng rừng kinh tế nhằm tăng giá trị kinh tế cũng như tăng thu nhập cho người dân.

3.1.2.2. Dân số, Lao động

- Toàn xã có 7758 người với 1 587 hộ, bình quân 4-5 người/hộ. - Tỷ lệ tăng dân số chung của xã là 0,7 % năm 2010

- Dân cư phân bố thành 6 khu vực chính tại 8 thôn - Thành phần dân tộc: 100 % dân tộc Kinh

- Mật độ dân số: 143,2 người/km2.

Phân chia lao động theo ngành nghề như sau:

+ Lao động nông nghiệp : 2661 người- chiếm 70,01 % tổng số lao động

+ Lao động công nghiệp – thương mại – dịch vụ : 1140 người- chiếm 29,99 % tổng số lao động

- Trình độ lao động: Mặc dù trong xã có một số lao động có trình độ cao trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống, nhưng số đông lao động trình độ vẫn còn hạn chế, nếu thường xuyên được đào tạo, đào tạo lại và tổ chức bố trí hợp lý sẽ là một trong những yếu tố phát triển quan trọng của xã.

3.1.2.3. Y tế, Giáo dục a. Y tế

Tiếp tục thực hiện tốt chương trình y tế Quốc gia về phòng chống các bệnh xã hội, chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em, chương trình tiêm chủng mở rộng. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, quan tâm công tác khám và chữa bệnh nhân dân. Năm 2010 trạm đã khám chữa bệnh cho 4 452 lượt người, cấp phát thuốc và khám chữa bệnh miễn phí cho 1 040 người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Chỉ đạo các đơn vị thôn, xóm thực hiện tốt các nhiệm vụ kế hoạch đề ra.

b. Giáo dục

Hiện tại toàn xã có 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở với 1 350 học sinh các cấp từ mầm non đến trung học cơ sở. Trong đó: mầm non: 280 cháu; tiểu học số 1: 302 học sinh; tiểu học số 2: 269 học sinh, trung học cơ sở: 499 học sinh.

Trong những năm qua được sự quan tâm của cấp Uỷ Đảng và chính quyền

địa phương, sự nghiệp giáo dục, đào tạo của xã trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng khích lệ. Ngay đầu năm học Ban giám hiệu các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch sát đúng với thực tế của mỗi trường, tích cực bằng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học nên trong năm học 2009 - 2010 có 13 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp huyện, 6 em đoạt giải cấp tỉnh, 20 em đoạt giải cấp huyện. Các trường chú trọng nâng cao chất lượng đại trà và mũi nhọn. Kết quả cụ thể như sau: Trường trung học cơ sở tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 99,3 %, (135/136

em), tỷ lệ lên lớp đạt 93,1 %; trường tiểu học số 1 tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 94,3 %; trường tiểu học số 2 tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 99,1 %;

Xã cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục, phát huy mọi nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục có bước tăng trưởng đáng kể theo hướng kiên cố hoá. Hiện nay hệ thống trường lớp được chính quyền và nhân dân quan tâm từng bước đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em trong xã.

3.1.2.4. Thông tin, văn nghệ, thể thao

Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã ngày càng được hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cũng như giao lưu với các vùng xung quanh của người dân địa phương. Đài truyền thanh xã hoạt động thường xuyên, đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, các quy chế, quy định của địa phương. Hầu hết các hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn.

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển, nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động: “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã tạo ra hiệu quả thiết thực. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá được phát động rộng khắp toàn xã. Phong trào thể dục thể thao luôn đươc duy trì hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến đổi khí hậu trong lịch sử thông qua các chỉ tiêu vật lý của vòng năm cây thông nhựa ở tỉnh quảng bình và cây pơ mu ở tỉnh lào cai​ (Trang 32 - 35)