ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu VuThiLanPhuong (Trang 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đắk Lắk là tỉnh lớn nhất trong 5 tỉnh của vùng Tây Nguyên với diện tích 13.125km2 và dân số gần 1,8 triệu ngƣời thuộc 41 dân tộc (số dân các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 33,3%). Phía bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía nam giáp với 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông, phía đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, phía tây có đƣờng biên giới chung với Campuchia. Đắk Lắk có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của cả nƣớc.

Địa hình của tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.

Điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất đỏ Bazan, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và đây là một thế mạnh của tỉnh.

Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lƣợng gỗ lớn, với nhiều loại gỗ quý và động vật quý hiếm. Tỉnh còn có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. Ngoài ra, du lịch có nhiều tiềm năng phát triển mạnh với các loại hình đa dạng nhƣ du lịch sinh thái, cảnh quan; du lịch vãn hóa, lịch sử; du lịch lễ hội v.v.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông, lâm nghiệp, còn dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Đời sống dân cƣ phụ thuộc nhiều vào việc trồng các loại cây công nghiệp nhƣ cà phê, cao su, tiêu, điều và đậu đỗ các loại. Giá bán nông sản không ổn định. Thời tiết diễn biến thất thƣờng, nhiều năm liên tục xảy ra hạn hán, dịch bệnh kéo dài trên diện rộng làm cho năng suất giảm đáng kể. Cơ cấu kinh tế theo thành phần và ngành kinh tế và mức tăng trƣởng của các ngành kinh tế và thể hiện các bảng 2.1 và 2.2 sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Năm Năm

2009 2010 2011 2012 2013

1. GDP chia theo thành phần % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

k.tế

- Quốc doanh % 22,74 23,33 25,94 30,05 30,39

- Ngoài quốc doanh % 77,10 76,47 73,95 69,84 69,50

- Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài % 0,16 0,17 0,11 0,11 0,11

2. Cơ cấu kinh tế: % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông lâm thủy sản % 52,35 50,23 48,20 46,68 45,29

- Công nghiệp, xây dựng % 14,52 15,75 16,96 17,21 16,97

- Dịch vụ % 33,13 34,02 34,84 36,11 37,74

( Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Bảng 2.2: Mức tăng trƣởng của các ngành kinh tế

Chỉ tiêu (%) 2009 2010 2011 2012 2013 Ngành Nông – Lâm – Thủy

sản 113,13 106,38 105,20 103,81 103,65 Ngành CN - XD 113,52 113,59 123,92 111,78 106,13 Ngành Dịch vụ 93,04 115,79 112,19 110,75 110,09

Dự báo giai đoạn 2014-2020 tốc độ tăng trƣởng bình quân là 7,8%/năm trong đó quốc doanh tăng 8,2%, dân doanh tăng 10,4%, đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 7%; về cơ cấu kinh tế, năm 2015 tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngƣ chiếm khoảng 35%-36%, công nghiệp-xây dựng chiếm khoảng 27%-28%, khu vực dịch vụ 36%-37% và đến năm 2020 sẽ là 25%-26%, 34%-35% và 41%. Cơ cấu này thể hiện sự phát triển cao so với mục tiêu chung của cả nƣớc.

Tình hình chính trị diễn biến bất thƣờng, xảy ra bạo động, bạo loạn của một số phần tử trong cộng đồng đồng bào dân tộc tại chỗ cũng làm ảnh hƣởng xấu đến công tác thu thuế nhƣ phải tập trung cán bộ thuế làm công tác dân vận, môi trƣờng đầu tƣ kém hấp dẫn.

2.1.3. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bàn tỉnh Đắk Lắk

Các DNTN trong thời gian qua cũng đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tƣ của tỉnh, cung cấp một lƣợng lớn sản phẩm dịch vụ, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thu hút một nguồn vốn dồi dào từ khu vực dân cƣ. Hiện nay, số lƣợng DNTN ngày càng tăng, kinh doanh mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực nên nó đóng góp rất lớn vào GDP và tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Tình hình phát triển của DNTN đƣợc thể hiện qua bảng 2.3.

ố lƣợng Doanh nghiệp tƣ nhân giai đoạn năm 2009 - 2013

Năm Tổng số DN Số lƣợng DNTN Tỷ trọng 2009 2078 752 36,19% 2010 2369 771 32,54% 2011 2560 864 33,75% 2012 2861 922 32,22% 2013 3154 1128 36,19%

Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy số lƣợng DNTN hàng năm đều tăng, năm 2009 là 752 doanh nghiệp đến năm 2013 là 1128 doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc thành lập chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn đăng ký kinh doanh còn thấp, chƣa đủ để đầu tƣ mở rộng, mua sắm trang thiết bị hiện đại, hầu hết trình độ của các chủ doanh nghiệp còn lạc hậu, chƣa đƣợc đào tạo, chủ yếu là tự phát nên việc nắm bắt thị trƣờng còn hạn chế, doanh thu từ hoạt động kinh doanh thấp. Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk thì tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 80%, trong đó khoảng 50% thuộc quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ (dƣới 200 lao động và/hoặc dƣới 10 tỷ đồng vốn). Điều đó chứng tỏ sự phát triển của các DNTN trên các lĩnh vực phát triển kinh tế đã góp phần không nhỏ vào GDP của tỉnh trong thời gian qua.

2.1.4. Cơ quan quản lý thuế tỉnh Đăk Lăk

a. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đƣợc hợp nhất từ 3 tổ chức thu là Chi cục Thuế Công thƣơng nghiệp, Chi cục Thuế quốc doanh, Chi cục Thuế nông nghiệp kể từ ngày 01/10/1990. Từ đó đến nay, Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, tích cực khắc phục khó khăn, nỗ lực, phấn đấu vƣơn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nƣớc giao. Số thu ngân sách của tỉnh Đắk Lắk năm sau luôn tăng cao hơn năm trƣớc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và của tỉnh nhà.

Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo quy định của pháp luật. Cục Thuế có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định

của pháp luật. Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác.

Bộ máy tổ chức quản lý của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đƣợc thiết lập và phối hợp hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Cục Thuế đƣợc thể hiện ở sơ đồ 2.1.

LÃNH ĐẠO CỤC THUẾ Phòng TT và HT NNT Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Thanh tra thuế Phòng Kiểm tra số 1 và số 2 Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Kê khai và kế toán thuế Phòng QL nợ và CC nợ thuế Phòng Qlý thuế TNCN Phòng Tin học PhòngTổng hợp NVDT Phòng HC quản trị - Tài vụ AC

CÁC CHI CỤC THUẾ TRỰC THUỘC CỤC THUẾ

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Nhìn vào sơ đồ ta thấy đứng đầu Ban lãnh đạo Cục bao gồm Cục Trƣởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của đơn vị, chịu trách nhiệm trƣớc Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn. Giúp việc cho Cục Trƣởng Cục Thuế có 03 Phó Cục trƣởng chịu trách nhiệm về lĩnh vực công tác đƣợc phân công phụ trách, có 12 phòng nghiệp vụ chuyên môn tham mƣu, có 15 Chi cục Thuế trực thuộc hoạt động theo địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Mỗi đơn vị đều có Trƣởng, phó đơn vị điều hành, tham mƣu và chịu trách nhiệm trƣớc Cục trƣởng Cục Thuế về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

Theo mô hình này, việc triển khai thực hiện công tác đào tạo và phát triển NNL đƣợc tiến hành thuận lợi trên cơ sở tham mƣu trực tiếp của Trƣởng phòng Tổ chức cán bộ dƣới sự chỉ đạo và ra quyết định của Cục Trƣởng Cục Thuế.

b. Tình hình thu thuế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm Cục thuế tỉnh Đắk Lắk đã tăng cƣờng công tác tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân nộp thuế tự giác chấp hành và xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp trốn lậu thuế. Việc triển khai nhiệm vụ thu ngân sách trong năm đƣợc Cục cụ thể hóa cho từng phòng, từng Chi Cục ngay từ cuối năm trƣớc và thực tế phát sinh trong từng tháng, từng quý, để đề ra các biện pháp cụ thể, thu đúng, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN, hạn chế nợ đọng pháp sinh, chống thất thu ngân sách. Bên cạnh đó, do đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của một số ngành nghề tƣơng đối ổn định và phát triển, ý thức chấp hành chính sách thuế của NNT đã đƣợc nâng cao. DN chú trọng hơn trong công tác hạch toán kế toán, kê khai hóa đơn chứng từ. Vì vậy, số thu từ thuế của tỉnh Đắk Lắk luôn chiếm trên 93% thu NSNN và không ngừng tăng qua các năm, từ năm 2009 là 1.915.467 triệu đồng đến năm 2013 tăng

lên 2.827.154 triệu đồng, trong đó thu từ thuế GTGT chiếm hơn 52% tổng thu từ thuế. Kết quả thu thuế đƣợc thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4 : Kết quả thu Ngân sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Đvt : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng thu nội địa 2.333.826 2.851.620 3.173.540 3.552.329 3.160.654 Tổng thu thuế và 1.915.467 2.317.508 2.863.787 3.905.020 2.827.154 phí -Thuế GTGT 1.211.669 1.309.632 1.807.988 1.808.023 1.513.137 -Thuế TNDN 110.642 289.136 221.315 261.058 336.833 -Thuế TTDB 173.102 222.878 135.286 215.290 249.371 -Thuế TNCN 61.420 96.290 148.837 166.305 172.853 -Thuế Môn bài 19.229 21.226 23.406 24.260 25.470 -Thuế TN 36.883 57.955 93.731 92.921 80.069 -Phí + thuế khác 302.522 320.391 433.224 1.337.163 449.421

(Nguồn : Phòng Tổng hợp NVDT – Cục thuế tỉnh Đắk Lắk)

c. Kết quả thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Cùng với sự quan tâm, phối hợp giúp đỡ của các ban, ngành, chính quyền địa phƣơng và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ Cục thuế và sự cố gắng hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với NSNN của các ĐTNT nên công tác quản lý thuế GTGT ở Cục thuế tỉnh Đắk Lắk đã có tất nhiều tiến bộ, số thu thuế GTGT đã hoàn thành vƣợt mức kế hoạch, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên đến năm 2012 tổng số thu thuế GTGT là 1.808,03 tỷ đồng chỉ đạt 87% so với dự toán thu; và năm 2013 tổng số thu thuế GTGT là 1.512,99 tỷ đồng chỉ đạt 68% so với dự toán thu. Khu vực ngoài quốc doanh luôn là khu vực dẫn đầu về số thu thuế GTGT.

Bảng 2.5 : Kết quả thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Đvt: tỷ đồng

2009 2010 2011 2012 2013

Chỉ tiêu Dự toán Thực Dự toán Thực Dự toán Thực Dự toán Thực Dự toán Thực hiện hiện hiện hiện hiện

Tổng thu thuế và phí 1.817,50 1.915,5 2.041,0 2.317,5 2.567,00 2.863,9 3.228,5 3.095,0 3.668,5 2.827,2 Thuế GTGT 1.140,38 1.211,57 1.337,38 1.309,66 1.495,00 1.807,99 2.076,07 1.808,03 2.313,36 1.512,99 Tỷ trọng thuế GTGT/ 62,74 63,25 65,53 56,51 58,24 63,13 64,30 58,42 63,06 53,52 Tổng số (%) Thu từ DNNNTW 109,1 176,6 179,3 207,2 243,9 285,9 288,4 336 398 399,3 Tỷ trọng trên T.số Thuế 6,73 5,42 7,42 1,37 3,88 0,59 1,69 0,81 1,53 1,10 GTGT (%) Thu từ DNNNĐP 75 65,7 80,6 88,8 100,0 98,9 158,6 88,6 115 108,1 Tỷ trọng trên T.số Thuế 4,63 2,20 3,34 0,59 1,59 0,21 0,93 0,21 0,44 0,30 GTGT (%) Thu từ DN ĐTNN 0,48 1,77 1,08 13,86 4,80 46,39 14,97 39,85 23,76 34,89 Tỷ trọng trên T.số Thuế 0,04 0,15 0,08 1,06 0,32 2,57 0,72 2,20 1,03 2,31 GTGT (%) Thu từ CTN-DV-NQD 955,8 967,5 1.076,40 999,8 1.146,30 1.376,80 1.614,10 1.343,58 1.776,60 970,7 Tỷ trọng trên T.số Thuế 83,81 79,86 80,49 76,34 76,68 76,15 77,75 74,31 76,80 64,16 GTGT (%) - Trong đó : thu từ 399.133 424.084 468.086 528.371 468.086 528.371 726.627 692.808 809.676 729.598 DNTN (Nguồn : Phòng Tổng hợp NVDT – Cục thuế tỉnh Đắk Lắk)

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐIVỚI DNTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK VỚI DNTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

2.2.1. Công tác lập dự toán thu thuế

Để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách giao hàng năm, Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã chủ động trong công tác quản lý, thực hiện lập dự toán thu cho từng năm ngân sách. Cục Thuế thực hiện lập dự toán thu cho từng năm ngân sách, trong lập dự toán trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế với số liệu dự kiến tại thời điểm xây dựng dự toán để làm rõ từng khoản tăng, giảm thu.

Tập trung phân tích các yếu tố thuận lợi đến tình hình thực hiện dự toán và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng không thuận lợi. Phân tích và có số liệu cụ thể về ảnh hƣởng của chính sách thuế GTGT mới ban hành đến kết quả thu thuế GTGT, đánh giá cụ thể số thuế tăng hoặc giảm do thực hiện những cơ chế chính sách.

Phân tích đánh giá tình hình thực hiện thu, số thuế GTGT đƣợc hoàn trong 6 tháng đầu năm từ đó làm căn cứ phân tích, dự báo khả năng thu còn lại 6 tháng cuối năm. Để đảm bảo công tác lập dự toán kịp thời và số liệu lập dự toán có cơ sở khoa học, Cục Thuế đã triển khai đến các bộ phận trực thuộc có liên quan và đến các đơn vị phƣờng xã, các ban ngành liên quan trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.6: Kết quả thu thuế GTGT đối với DNTN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 – 2013

Đvt : triệu đồng

Năm Dự toán Thực hiện Tốc độ tăng So với dự So với tổng thu (%) toán (%) thuế GTGT (%) 2009 399.133 424.084 106,3 2010 468.086 528.371 124,6 112,8 22,8 2011 523.250 632.795 119,8 120,9 22,1 2012 726.627 692.808 109,5 95,3 17,7 2013 809.676 729.598 105,3 90,1 25,8 (Nguồn : Phòng Tổng hợp NVDT – Cục thuế tỉnh Đắk Lắk)

Giai đoạn 2009 – 2013 Cục thuế tỉnh Đắk Lắk liên tục hoàn thành dự toán thu từ các DNTN với mức tăng trƣởng số thu khá cao.Tuy nhiên, đến năm 2012 và 2013 thì việc thực hiện thu thuế GTGT đối với DNTN không đạt so với dự toán. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế cả nƣớc nói chung và của địa phƣơng tiếp tục gặp nhiều khó khăn và tăng trƣởng không theo dự báo, tình trạng DN ngƣng, nghỉ kinh doanh ngày càng nhiều, nhiều DN hoạt động cầm chừng hoặc không phát sinh doanh thu (năm 2013 có gần 320 DNTN bỏ kinh doanh, có hơn 400 doanh nghiệp còn tồn tại nhƣng không phát sinh doanh thu). Mặt khác, do các doanh nghiệp dễ dàng tự đặt in hóa đơn theo qui định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, nên một số DN đặt in hóa đơn với số lƣợng lớn, xuất hóa đơn với giá trị hàng hóa, thuế GTGT đầu ra lớn sau đó bỏ trốn, hiện nay cơ quan Thuế khó kiểm soát nổi. Nhƣng nguyên nhân cơ bản vẫn là sự bất cập từ công tác giao dự toán, sự yếu kém từ quản lý từ các nguồn thu, nhất là quản lý DNTN.

2.2.2. Công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế

Xác định công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT là nhiệm vụ quan trọng của ngành thuế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự

Một phần của tài liệu VuThiLanPhuong (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w