2.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Đề tài kế thừa những nghiên cứu có liên quan, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội; báo cáo về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trong năm 2017 đến
năm 2019.
Số liệu về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyển sử dụng đất huyện Diễn Châu. Tìm hiểu các văn bản pháp luật như: Thông tư, Nghị định, Luật... về quản lý nhà nước trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2.3.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
* Phương pháp điều tra phỏng vấn
+Đề tài áp dụng công tính dung lượng mẫu điều tra xã hội học của Slovin
(1984; trích dẫn bởi Võ Thị Thanh Lộc, 2010), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:
n = N/1 +N x e2
Trong đó: n là dung lượng mẫu quan sát
N là kích thước, quy mô tổng thể
e là độ tin cây(Sai số cho phép, thường lấy bằng 0,05)
Trong trường hợp kích thước tổng thể nhỏ thì điều tra 100%.
Từ công thức trên đề tài xác định được mẫu điều tra 195 hộ dân có nhu cầu cấp giấy CNQSDĐ trên số lượng tổng thể người dân tham gia cấp GCN QSDĐ là 380 hộ dân. Và điều tra phỏng vấn 89 cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trực tiếp đến công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện Diễn Châu.
+ Chọn điểm điều tra
- Căn cứ vào tình hình thực tế điều tra 195 phiếu đối với hộ dân cụ thể: Chọn 03 xã trên địa bàn huyện Diễn Châu (Thị trấn Diễn Châu, xã Diễn Bích, xã Diễn Phú). Trong đó mỗi xã điều tra 03 thôn. Mỗi thôn chọn bao nhiêu hộ 21 hộ. Điều tra 3 khối trưởng ở thị trấn Diễn Châu, 3 xóm trưởng ở xã Diễn Bích, 3 xóm trưởng ở xã Diễn Phú.
- Đối với cán bộ những người phỏng vân là: 1 Giám đốc văn phòng đăng ký QSDĐ; 1 Phó 09 chuyên viên văn phòng đăng ký QSDĐ, 39 Phó chủ tịch xã (thị trấn) phụ trách quản lý đất đai, 39 công chức địa chính xã (thị trấn).
Bảng 2.1. Mẫu điều tra trên địa bàn huyện Diễn Châu I. Đối tượng điều tra (đối tượng ở phụ lục 1) Mẫu điều tra
Giám đốc văn phòng ĐK QSDĐ 1
Phó Giám đốc văn phòng ĐK QSDĐ 1
Chuyên viên văn phòng ĐK QSDĐ 9
Phó chủ tịch phụ trách quản lý đất đai 39
Công chức địa chính xã (thị trấn) 39
Tổng 89
II. Đối tượng điều tra (đối tượng ở phụ lục 2) Mẫu điều tra UBND Thị trấn Diễn Châu UBND xã Diễn Bích UBND xã Diễn Phú
Xóm trưởng (Khối trưởng) 9 3 3 3
Hộ dân 186 62 62 62
Tổng 195 65 65 65
+ Phỏng vấn: Căn cứ vào nội dung nghiên cứu đề tài xây dựng bảng hỏi cho các đối tượng ở phụ lục 1, phụ lục 2. Thông qua phiếu tiến hành điều tra trực tiếp cán bộ và các hộ dân có nhu cầu cấp GCN QSDĐ tại văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Diễn Châu.
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp rất phổ biến được vận dụng trong quá trình phân tích đề tài nhằm phân tích từng nội dung qua nhân xét đánh giá đối với từng loại đối tượng điều tra liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Diễn Châu. Từ đó, đưa ra kết luận tổng hợp.
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Diễn Châu cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách
huyện Diễn Châu trong 3 năm qua.
- Phương pháp thống kê mô tả: Nhằm mô tả cáo hoạt động liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Diễn Châu theo các nội dung đã được xác định qua việc tập hợp, phân loại các tài liệu thứ cấp sơ cấp. Trong phân tích, đánh giá được mức độ của hiện tượng và tiếp sau đó phát hiện được nguyên nhân của tình hình và các vấn đề phát sinh cần giải quyết.
- Phương pháp so sánh: Chủ yếu dùng để so sánh số liệu đã đạt được trong phạm vi thời gian nghiên cứu. Kết quả đánh giá, so sánh được biểu hiện qua các bảng số liệu, phân tích cụ thể.
- Đề tài áp dụng 2 phương pháp xử lý số liệu là:
+ Thông tin sau khi thu thập được nhập vào máy tính thông qua ứng dụng của phần mềm Excel.
+ Một số thông tin đánh giá từ phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 20 cho phân tích số liệu điều tra xã hội học.(Đỗ Anh Tài, 2008).
Phiếu khảo sát được đánh giá theo thang đo Likert 5 cấp độ: 1: Rất không đồng ý/rất yếu;
2: Không đồng ý/yếu; 3: Bình thường/trung bình; 4: Đồng ý/mạnh;
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng đến cấp giấy chứng nhận quyền sử đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Diễn Châu
3.1.1. Khái quát về huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở tọa độ 105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc, 18,20 - 19,50 kinh độ Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển đông. Diện tích tự nhiên là 30.690,87 ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa.
Đất đai ở vùng ven biển nhìn chung độ màu mỡ không cao, vùng bán sơn địa đa số là đất bạc màu.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Diễn Châu
Diễn Châu có 25 km bờ biển, chạy dài từ xã Diễn Trung ra đến Diễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất liền tạo thành một vĩnh nhỏ. Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên Diễn Châu quanh năm nhiều nắng, độ ẩm không khí
cao (trên 80%), khí hậu mát mẻ (Nhiệt độ bình quân năm từ 22-25oC). Đây là điều kiện rất thuận tiện để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Toàn huyện có 38 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi (Diễn Lâm), 4 xã vùng bán sơn địa (Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Thắng và Diễn Đoài), 8 xã vùng biển (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng), số còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu. Dân số đến hết năm 2017 là 292.229 người, trong đó đồng bào theo đạo Thiên Chúa là 5.011 hộ với 28.076 người phân bố ở 22 xã. Giáo dân Diễn Châu có truyền thống sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp.
Diễn Châu là huyện tràn đầy sức trẻ và nghị lực đang vươn mình đi lên trong sự nghiệp đổi mới, CNH-HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3.1.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng đến về cấp giấy chứng nhận quyền sử đất tại huyện Diễn Châu
Địa hình huyện Diễn Châu chia thành 03 dạng địa hình chính: Vùng núi, vùng đồng bằng và vùng cát ven nhưng địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện. Nhìn chung đất đai của huyện Diễn Châu có một số khó khăn như: ở vùng ven biển đất có độ màu mỡ thấp, vùng bán sơn địa đa số là đất bạc màu, vùng đồng bằng hay bị ngập úng…Tuy nhiên Diễn Châu vẫn là huyện phát triển trong tốp đầu của tỉnh Nghệ An. Với vị trí địa lý như vậy, đó vừa là lợi thế cũng vừa là thách thức trong quá trình quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chính quyền huyện Diễn Châu.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, lạm phát, giá cả tăng cao, ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Nhưng huyện Diễn Châu đã thực hiện nhiều giải pháp và kinh tế-xã hội ngày càng phát triển. Giai đoạn 2015-2019, một trong những mục tiêu quan trọng của phương hướng chung về phát triển kinh tế-xã hội của huyện là tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, kinh doanh buôn bán bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong quá trình quản lý điều hành có một số điểm đáng được
9,28%/mục tiêu Nghị quyết (MTNQ) 11,5-12%; nhịp độ tăng giá trị tăng thêm (Giá so sánh 2014) đạt 9,03%/MTNQ 10,5-11%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 40,5 triệu đồng, ước năm 2020 đạt 45 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2017. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tích cực: Tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2017, cơ cấu kinh tế (giá trị tăng thêm giá hiện hành) ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 33,88%, công nghiệp - xây dựng 23,67%, dịch vụ 42,45%, đến hết năm 2020 dự báo cơ cấu chuyển dịch tương ứng: 29,93%; 27,30% và 42,77%. Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện, đi lên. Song song với phát triển dịch vụ, thương mai,... thì việc mua bán trao đổi đất đai trên địa bàn huyện đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển KT - XH huyện Diễn Châu, thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương.
Trước đây do các thửa đất chưa có đầy đủ giấy chứng nhận nên nhà nước không thể kiểm soát được sự mua bán trao đổi đất đai. Nếu các hộ gia đình cá nhân sử dụng đất mà có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khi trao đổi mua bán trên thị trường phải trình “ sổ đỏ” với cơ quan quản lý đất đai của Nhà nước. Khi đó Nhà nước sẽ kiểm soát đựơc thông tin về các cuộc mua bán đó và thu được một khoản thuế khá lớn. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không những buộc người sử dụng đất phải nộp nghĩa vụ tài chính mà còn giúp cho họ được đền bù thiệt hại về đất khi đất đai bị thu hồi. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn giúp xử lý vi phạm về đất đai, giải quyết tranh cấp, khiếu nại về đất đai.
Như vậy, công tác quản lý đất đai và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển KT - XH huyện Diễn Châu, thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương.
3.2. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Diễn Châu từ năm 2017 đến năm 2019
3.2.1. Khái quát thực trạng sử dụng đất tại huyện Diễn Châu hiện nay
Đất nông nghiệp 23.675,91 ha, chiếm 77,14% tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp có 6.707,55 ha, chiếm 21,86% tổng diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng 307,41 ha, chiếm 1,00 % tổng diện tích tự nhiên. Cụ thể thể hiện như sau:
Bảng 3.1. Hiện trạng đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu năm 2019 TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 30.690,87 100,00 1 Đất nông nghiệp 23.675,91 77,14
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 15.627,37 50,92
1.2 Đất lâm nghiệp 6.928,12 22,57
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 850,14 2,77
1.4 Đất làm muối 223,55 0,73
1.5 Đất nông nghiệp khác 46,74 0,15
2 Đất phi nông nghiệp 6.707,55 21,86
2.1 Đất ở tại nông thôn 1.911,99 6,23
2.2 Đất ở tại đô thị 23,57 0,08
2.2 Đất chuyên dùng 3.734,68 12,17
3 Đất chưa sử dụng 307,41 1,00
(Nguồn: Kết quả kiểm kê của Phòng TN&MT, Văn phòng ĐKQSD đất 31/12/2019)
Nhìn vào hiện trạng sử dụng đất ta thấy nhóm đất nông nghiệp gồm chiếm 31,2% tổng diện tích tự nhiên được phân bố rải rác trên toàn huyện. Nhóm đất lâm nghiệp chiếm 17,77% tổng diện tích tự nhiên, đất rừng phòng hộ là có 1.475 ha, chiếm 4,81% tổng diện tích tự nhiên. Đất nuôi trồng thủy sản có 850,14 ha, chiếm 2,77 % tổng diện tích tự nhiên. Đất làm muối có 223,55 ha, chiếm 0,73% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp khác của huyện 46,74 ha, được phân bổ rải rác trên toàn huyện. Nhìn chung đất nông nghiệp của huyện trong những năm gần đây ngày càng được khai thác và sử dụng hợp lý hiệu quả hơn. Hình thức sử dụng đất nông nghiệp ưu thế của huyện là trồng 2 vụ lúa, lúa màu, chuyên màu (các cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ, lạc, ngô, dưa hấu...).
chiếm 0,08% đất tổng diện tích tự nhiên, toàn bộ diện tích đất ở đô thị phân bố ở thị trấn Diễn Châu. Đất ở tại nông thôncó 1.935,56 ha, chiếm 6,31% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất ở nông thôn được phân bố ở tất cả các xã. Đất chuyên dung có 3.734,68 ha, chiếm 12,17 % tổng diện tích tự nhiên.
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Diễn Châu năm 2019
ĐVT: ha
TT Loại đất
Tổng diện tích
(ha)
Cơ cấu diện tích theo đối tượng sử dụng
Hộ gia đình cá nhân Tổ chức trong nước (TCC) Tổ chức kinh tế Cơ quan, đơn vị của nhà nước Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo Tổng diện tích đất tự nhiên 30.690,8 7 21.903,9 2 295,40 2.922,70 32,26 1 Đất nông nghiệp 23.675,9 1 19.968,0 3 90,12 2.429,38 0,37
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 15.627,3
7 14.738,3 8 0,72 887,88 0,37 1.2 Đất lâm nghiệp 6.928,12 4.440,36 1.299,75 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 850,14 534,19 89,39 226,55 1.4 Đất làm muối 223,55 215,69 7,85 1.5 Đất nông nghiệp khác 46,74 39,40 7,34
2 Đất phi nông nghiệp 6.707,55 1.935,89 205,28 493,33 31,88
2.1 Đất ở tại nông thôn 1.911,99 1.911,99
2.2 Đất ở tại đô thị 23,57 23,32 0,25
2.3 Đất chuyên dung 3.734,68 0,58 205,03 204,49
3 Đất chưa sử dụng 307,41
Tổng diện tích tự nhiên trên toàn huyện là 30.690,87 ha. Trong đó: Diện tích hộ gia đình, cá nhân trong nước là 21.903,92 ha; diện tích tổ chức kinh tế 295,40 ha; diện tích của cơ quan, đơn vị nhà nước là 2.922,7 ha; diện tích cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo là 32,26 ha. Hộ gia đình, cá nhân là đối tượng sử dụng đất diện tích đất lớn nhất chiếm 71,36 % cao nhất trong các đối tượng sử dụng đất tương đương với nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân cao nhất vì vây, chính quyền huyện Diễn Châu căn cứ đối tượng sử dụng đất để có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách hợp lý, đảm bảo nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.
3.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước của chính quyền huyện Diễn Châu đối với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
3.2.2.1. Bộ máy quản lý của chính quyền huyện Diễn Châu đối với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bộ máy tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chính quyền
huyện Diễn Châuđược thể hiện ở sơ đồ 2.1
Hình 3.2. Bộ máy tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐND huyện
Phó chủ tịch phụ trách
UBND huyện Chủ tịch UBND huyện
Phòng tài nguyên và môi trường Văn phòng . ĐKQSDĐ Phòng kinh tế hạ tầng Phòng tài chính kế hoạch Phòng Nội Vụ Phòng Nông nghiệp
- Hội đồng nhân dân huyện Diễn Châu: Ban hành nghị quyết về chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thường trực HĐND, các ban của HĐND và các đại biểu tổ chức kiểm tra, giám sát UBND huyện và các cơ quan có liên quan thực thi; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người sử dụng đất trong quá trinh thực thi chính sách.
- UBND huyện Diễn Châu: thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ và quyền hạn sau: