QUY HOẠCH CAO ĐỘ NỀN VÀ THOÁT NƢỚC MẶT

Một phần của tài liệu Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết (Trang 61 - 64)

1. Cơ sở thiết kế

 Bản đồ địa hình, cao độ tự nhiên, đƣờng đồng mức tự nhiên và các bản đồ hiện trạng xã Lai Hƣng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng.

 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD.

 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2016/BXD.

 Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN: 7957-2008.

 Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ Về việc quy định mực nƣớc tƣơng ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nƣớc.

2. Hiện trạng địa hình:

 Khu dân cƣ Lai Hƣng thuộc xã Lai Hƣng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng. Địa hình khu đất nằm trong vùng đất đồi, cao độ hiện trạng thay đổi từ +27,5m đến +31,7m, độ dốc tƣơng đối thấp khoảng 0,5% theo hƣớng Đông Bắc xuống Tây Nam. Giáp với khu quy hoạch là đƣờng vành đai Bến Tƣợng, đƣờng này hiện đang nối với Quốc lộ 13 và trong tƣơng lai sẽ nối với đƣờng cao tốc Tân Vạn – Mỹ Phƣớc.

3. Giải pháp san nền

 Khu vực quy hoạch đƣợc san nền dựa trên các tài liệu khảo sát địa hình và chế độ thủy văn, đồng thời cũng phải tuân thủ cao độ các đƣờng giao thông hiện hữu là đƣờng ĐH.620, nhằm tránh trƣờng hợp cao độ thiết kế và cao độ tự nhiên chênh lệch quá lớn.

 Do địa hình của khu vực quy hoạch cao hơn so với hệ thống sông suối xung quanh và khu vực quy hoạch cũng không chịu ảnh hƣởng của thủy triều nên khả năng xảy ra ngập lụt là rất thấp. Thiết kế cao độ của các nút giao sát với cao độ tự nhiên nhất, để hạn chế đào đắp và cân bằng khối lƣợng đào đắp của khu vực quy hoạch. Đắp các khu vực trũng để tránh ngập cục bộ.

 Hƣớng dốc san nền chính của khu vực quy hoạch thấp dần về phía Tây Nam, theo hƣớng dốc chủ đạo của địa hình tự nhiên.

 Cân bằng khối lƣợng đào đắp của khu vực quy hoạch, sử dụng đất đào đƣợc để đắp vào các vùng trũng, có cao độ thấp để tiết kiệm kinh phí, giảm khối lƣợng đất cần bổ sung đƣợc vận chuyển từ nơi khác.

 Tính toán khối lƣợng san nền theo phƣơng pháp lƣới ô vuông với kích thƣớc ô lƣới: 10mx10m.

 Cao độ thi công trung bình htctb

đƣợc tính bằng trung bình cộng của tất cả các cao độ tại góc lô. Khối lƣợng đào đắp lô = htctb* diện tích lô.

 Đất san nền phải đƣợc lu lèn đạt độ chặt K ≥ 0,90.

 Khối lƣợng san lấp:

+ Đào nền: -53.134,59 m³. + Đắp nền: 28.468,44 m³

+ Khối lƣợng cân bằng đào đắp: -24.728,15 m³.

4. Thoát nƣớc mƣa a. Cơ sở thiết kế a. Cơ sở thiết kế

 Bản đồ địa hình, cao độ tự nhiên, đƣờng đồng mức tự nhiên và các bản đồ hiện trạng xã Lai Hƣng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng.

 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD.

 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2016/BXD.

 Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN: 7957-2008.

 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải;

 Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ Về việc quy định mực nƣớc tƣơng ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nƣớc;

b. Nguồn tiếp nhận

Nƣớc mƣa của dự án sau khi đƣợc gom lại bằng hệ thống cống sẽ đấu nối vào hệ thống thoát nƣớc mặt khu dự án lân cận giáp ranh phía Nam. Do tính chất của nƣớc mƣa là nƣớc thải sạch nên có thể xả trực tiếp nƣớc mƣa ra nguồn tiếp nhận mà không cần qua xử lý.

c. Hiện trạng thoát nƣớc mƣa

Hiện tại khu vực quy hoạch chƣa có hệ thống thoát nƣớc mƣa, nƣớc mƣa một phần tự thấm, một phần chảy tràn hay đọng lại. Một số khu vực trũng thấp, khi trời mƣa to với thời gian lâu sẽ gây ra ngập lụt cục bộ do thoát nƣớc không kịp gây khó khăn cho việc đi lại của ngƣời dân cũng nhƣ ảnh hƣởng đến vệ sinh môi trƣờng ở địa phƣơng.

d. Giải pháp thiết kế (Phƣơng án chung)

 Trên cơ sở quy hoạch chiều cao, đảm bảo hƣớng dốc cho việc thoát nƣớc mƣa, thiết kế hệ thống thoát nƣớc mƣa cho khu vực theo hƣớng: Tuyến thoát nƣớc mƣa đƣợc thiết kế bám theo địa hình tự nhiên để đảm bảo khả năng tự chảy là lớn nhất, hạn chế chiều sâu chôn cống. Địa hình khu vực Dự án sẽ đƣợc thiết kế dựa trên nền hiện trạng tự nhiên của khu vực và sẽ thiết kế sao cho việc thoát nƣớc dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.

 Hệ thống cống dẫn đặt dọc theo các tuyến đƣờng trong các khu vƣc cần thoát nƣớc. Hệ thống thoát nƣớc mƣa đƣợc thi công đồng bộ với hệ thống đƣờng giao thông nội bộ khu vực dự án.

 Thiết kế hệ thống thoát nƣớc mƣa riêng với hệ thống thoát nƣớc thải. Để đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trƣờng cho khu vực quy hoạch, chỉ xả trực tiếp nƣớc mƣa ra nguồn tiếp nhận, còn hệ thống thoát nƣớc thải sinh hoạt phải đƣợc thu gom và xử lý riêng đạt độ sạch cần thiết trƣớc khi thải ra môi trƣờng tự nhiên. Do đó, giải pháp đƣợc chọn cho hệ thống thoát nƣớc của khu quy hoạch là hệ thống thoát nƣớc riêng.

 Đối với các đoạn cống thoát nƣớc mƣa sử dụng cống bê tông cốt thép đúc sẵn, sử dụng loại cống H-10 đối với các đoạn cống đặt trên vỉa hè, đối với những đoạn cống băng đƣờng sử dụng loại cống chịu tải trọng lớn H-30 để hạn chế ảnh hƣởng do tác động của xe cộ lƣu thông bên trên.

 Đối với cống thoát nƣớc mƣa trên vỉa hè, chọn độ sâu chôn cống tối thiểu là 0,5m, đối với cống thoát nƣớc mƣa băng đƣờng, chọn độ sâu chôn cống tối thiểu là 0,7m, độ sâu chôn cống thoát nƣớc mƣa tối đa cho phép là 6m.

 Các tuyến cống thoát nƣớc mƣa đƣợc bố trí dƣới vỉa hè đi bộ; đối với các tuyến đƣờng có vỉa hè nhỏ thì tuyến cống thoát nƣớc mƣa đƣợc bố trí ở mép đƣờng.

 Các kênh rạch trên địa bàn khu vực quy hoạch cần đƣợc tiến hành nạo vét thƣờng xuyên và trƣớc mùa mƣa lũ để đảm bảo khả năng tiêu thoát nƣớc mƣa cũng nhƣ nƣớc

thải đã qua xử lý. Đồng thời cũng cần tiến hành nạo vét hố ga thoát nƣớc mƣa thƣờng xuyên, định kỳ vào trƣớc mùa mƣa lũ hàng năm để đảm bảo thoát nƣớc tốt.

e. Giải pháp cụ thể

 Thiết kế hệ thống thoát nƣớc riêng hoàn toàn, nƣớc mƣa & nƣớc thải chảy riêng trong 02 hệ thống cống riêng.

 Toàn bộ nƣớc mƣa của khu vực quy hoạch dẫn thoát theo hƣớng dốc địa hình từ Đông Bắc sang Tây Nam, sau đó kết nối vào hệ thống thoát nƣớc mƣa khu dân cƣ phía nam thông qua cống D1800. Sau đó dẫn về hồ điều hòa ở phía Nam.

 Hồ điều hòa có chức năng làm chậm và ổn định dòng chảy, trƣớc khi thoát ra hệ thống thoát nƣớc chung. Lƣợng nƣớc trong hồ điều hòa có thể tận dụng tƣới cây, rửa đƣờng, giúp tiết kiệm nƣớc sinh hoạt phục vụ các hoạt động trên.

 Bố trí cống D500 trên các hẻm thông hành địa dịch trong các lô nhà liên kế để thu nƣớc mặt đƣờng

 Kích thƣớc cống chủ yếu: D500mm, D600mm, D800mm, D1000mm, D1500, D1800.

 Kết cấu chọn cống BTCT, bố trí trên vỉa hè và 01 số cống băng ngang đƣờng. Cống băng đƣờng dùng cống chịu lực H30, cống bố trí trên vỉa hè dùng cống chịu lực H10. Đối với cống thoát nƣớc mƣa trên vỉa hè, chọn độ sâu chôn cống tối thiểu là 0,5m, đối với cống thoát nƣớc mƣa băng đƣờng, chọn độ sâu chôn cống tối thiểu là 0,7m tính tới đỉnh cống so với cao độ hoàn thiện. Độ dốc tối thiểu i = 1/D; D – đƣờng kính cống đơn vị mm.

 Hố ga thu nƣớc bằng BTCT có cửa thu theo kiểu cửa thu đứng hoặc ngang tùy vào vị trí đặt hầm ga sao cho phù hợp nhất. Giếng thăm bằng BTCT.

 Giếng thu bố trí tại các vị trí trũng, tại các nút giao. Giếng thăm bố trí tại các vị trí đƣờng cống chuyển hƣớng, thay đổi độ dốc, thay đổi đƣờng kính, các đƣờng cống giao nhau, đầu & cuối mỗi đoạn cống qua đƣờng. Trên đoạn cống thẳng bố trí khoảng cách giữ 2 hố ga tối đa 30m.

 Độ dốc đoạn cống nối từ giếng thu nƣớc đến đƣờng cống là 2%.

 Các tuyến đƣờng đi bộ trong công viên: nƣớc mƣa tự thoát theo địa hình tự nhiên.

 Tính toán thuỷ văn, thuỷ lực mạng lƣới thoát nƣớc mƣa đƣợc tính toán theo phƣơng pháp cƣờng độ giới hạn. Trong đó cƣờng độ mƣa tính cho vùng địa lý thủy văn theo số liệu tính toán qua trắc tại trạm Sở Sao – Bình Dƣơng. Lƣu lƣợng tính toán là 2.098,8 l/s tƣơng đƣơng 7.555,68m³/h (Xem thêm phần Phụ lục Tính toán hạ tầng kỹ thuật Mục 1 - Lƣu lƣợng thoát nƣớc mƣa – thống kê khối lƣợng vật tƣ).

Một phần của tài liệu Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)