Để kiểm định sự khác biệt giữa yếu tố thu nhập đối với hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ độ tuổi từ 15 đến 26 tuổi, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định phương sai 1 yếu tố One way Anova, mức ý nghĩa 0.05.
Đặt giả thiết H0: Không có sự khác biệt về hành vi sử dụng rượu bia đối với giới trẻ ở các mức thu nhập khác nhau.
Bảng 4.24:Kết quả kiểm định Levene Thu nh p ậ
Thống kê Levene Bậc tự do (df1) Bậc tự do (df2) Mức ý nghĩa Sig.
.153 3 496 .928
Kết quả kiểm định Levene có Sig.= 0.928 > 0.05 nên không có sự khác biệt về phương sai giữa các trình độ học vấn. Vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng.
Bảng 4.25: Bảng Anova hành vi sử dụng rượu bia theo thu nh p ậ Tổng chênh lệch bình phương Bậc tự do (df) Tổng chênh lệch bình phương Kiểm định F Mức ý nghĩa Sig. Giữa các nhóm .542 3 .181 .876 .454 Trong nội bộ nhóm 102.349 496 .206 Tổng 102.891 499
Theo bảng ANOVA, giá trị Sig. = 0.454 (> 0.05). Như vậy, với độ tin cậy 95% ta chấp nhận giả thuyết H0 và kết luận rằng không có sự khác biệt về hành sử dụng rượu bia của giới trẻ ở các mức thu nhập khác nhau.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4 này, nhóm đã tiến hành lọc, kiểm định, đọc kết quả dữ liệu thu thập được từ 500 đối tượng khảo sát (n = 500) đã được thống kê theo giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập của đối tượng được khảo sát. Qua đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình nghiên cứu đã giữ được 3 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ trong độ tuổi từ 15 26 tuổi tại TP. HCM bao gồm: Chất lượng sản phẩm, Chương - trình khuyến mãi, Nhóm đồng đẳng. Đồng thời, đối với nhân tố Phụ huynh, có sự tách biến thành 2 nhân tố mới được nhóm tác giả đặt tên như sau: Hành vi phụ huynh và Quan điểm của phụ huynh. Mô hình được điều chỉnh lại với 5 biến độc lập như trên và 1 biến phụ thuộc Hành vi sử dụng rượu bia.
Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết và đưa ra mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh. Các biến KM, CL, DD, HVPH và QD có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ. Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 được chấp nhận trong mô hình, giải thích được 74.0% sự biến thiên hành vi hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ trong độ tuổi từ 15 26 tuổi tại T- P. HCM.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 5.1 KẾT LUẬN
5.1.1 Tóm tắt nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ trong độ tuổi từ 15 26 tuổi tại TP. HCM, đánh giá sự ảnh hưởng của - các yếu tố đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ, kiểm định sự khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của họ.
Dựa trên các tài liệu trong và ngoài nước, tác giả bắt đầu nghiên cứu bằng việc tham khảo các lý thuyết và kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu có liên quan. Sau đó đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết, bao gồm 4 yếu tố: (1) Phụ huynh, (2) Nhóm đồng đẳng, (3) Chương trình khuyến mãi (4) Chất lượng sản phẩm. Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính thông qua khảo sát ý kiến, tiến hành thảo luận nhóm thông qua dàn bài thảo luận nhóm, bổ sung yếu tố, điều chỉnh các biến quan sát, tiến hành thiết kế thang đo.
Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng bằng khảo sát thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn online. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Thang đo được đánh giá sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha và kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Qua phân tích, mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu đã được điều chỉnh và đưa vào phân tích hồi quy, cũng như kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố.
5.1.2 Kết quả nghiên cứu
Sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu với 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ với 20 mẫu và nghiên cứu chính thức với 500 mẫu, tác giả đưa ra nhận xét về Hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ trong độ tuổi 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM như sau:
Về phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu sơ bộ kéo dài 4 tuần (từ ngày 10/02/2020 đến 09/03/2020): tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính sau khi đã thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn để chỉnh sửa lại bảng câu hỏi và đưa ra ra mô hình phù hợp với Hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ ở độ tuổi 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM. Sau quá trình xem xét nghiên cứu và hiệu chỉnh sơ bộ, tác giả đã đề xuất được 4 yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ bao gồm: Phụ huynh, Nhóm đồng đẳng, Chương trình khuyến mãi và Chất lượng sản phẩm. Với 28 biến quan sát bao gồm 24 biến độc lập và 4 biến phụ thuộc được đưa vào để thực hiện quá trình đo lường các yếu tố này. Quá trình nghiên cứu chính thức: kéo dài 7 tuần (từ ngày 10/03/2020 đến 26/04/2020) đã thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu n = 500 được thực hiện đối với giới trẻ từ 15 26 tuổi tại TP. HCM. Với 4 yếu tố ảnh hưởng gồm 24 biến quan sát chính - thức để thực hiện quá trình đo lường. Sau quá trình tổng hợp và tiến hành nhập liệu, kết quả
được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo đo lường các yếu tố tác động đến “Hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ ở độ tuổi 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM” thông qua thống kê mô tả, các kiểm định về hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết cũng như kiểm định sự khác biệt.
Về các giả thuyết nghiên cứu - Thống kê mẫu nghiên cứu:
Về độ tuổi: chủ yếu là từ 19 đến dưới 26 tuổi chiếm đến 85.4%
Về giới tính: chiếm đa số là nữ giới với tỷ lệ 72.8%, trong khi nam giới với 27.2% Về trình độ học vấn: chủ yếu là Đại học với tỷ lệ 81.8%, Trung cấp, PTTH hoặc thấp
hơn, đứng thứ 2 với tỷ lệ 12.6% còn lại là Trên đại học với 5.6%.
Về nghề nghiệp: chủ yếu là sinh viên với tỷ lệ 71.4%, học sinh với 10.8%, kinh doanh tự do với 10.0% còn lại 7.8% thuộc về nhân viên văn phòng và công nhân viên chức.
Về thu nhập: đa số mẫu nghiên cứu có thu nhập dưới 2 triệu chiếm 42.6%, từ 2 đến dưới 5 triệu đồng chiếm 33.8%, từ 5 đến dưới 10 triệu đồng chiếm 14.6% và trên 10 triệu đồng chiếm 9.0%.
Có thể thấy rằng, các đáp viên tham gia nghiên cứu đa phần nữ sinh viên, có độ tuổi từ 19 đến dưới 26 tuổi và thu nhập dưới 2 triệu đồng
- Kết quả sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha: Cả 28 biến được đưa vào đều được chấp nhận và tiến hành cho các phân tích tiếp theo.
- Kết quả sau khi chạy nhân tố khám phá (EFA): các thang đo sau khi kiểm định Cronbach’ alpha là 28 biến đều đạt độ tin cậy (hệ số tin cậy > 0.5) cho phân tích nhân tố khám phá từ dữ liệu điều tra, với 28 biến quan sát ban đầu qua phân tích độ tin cậy thang đo và EFA thì có 19 biến đều phù hợp để tiến hành nghiên cứu chính thức.
- Kết quả sau khi kiểm định giả thuyết mô hình: Sau khi tiến hành phân tích hồi quy, cho thấy yếu Nhóm đồng đẳng có mức độ ảnh hưởng cao nhất tới hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (Beta = 0.347), bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập giải thích được 74.0% sự biến thiên của biến phụ thuộc.
- Kết quả sau khi kiểm định sự khác biệt: Sau khi thực hiện kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố đối với hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ bằng kiểm định Independent Sample T-Test và kiểm định phương sai 1 yếu tố One way Anova, nhóm nghiên cứu nhận thấy:
Không có sự khác biệt giữa các nhóm giới tính là nam và nữ trong hành vi sử dụng rượu của giới trẻ từ 15 tới 26 tuổi tại TP. HCM (hệ số sig 0.291 >0.05)
Với mức ý nghĩa sig Levene Học Vấn 0.653 > 0.05 đủ điều kiện để xét kiểm định Anova. Số sig bảng Anova là 0.030 > 0.05, vậy có sự khác biệt giữa các nhóm trình độ học vấn Trung cấp, PTTH hoặc thấp hơn; Đại học và Trên đại học trong hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ từ 15 tới 26 tuổi tại TP. HCM
Với mức ý nghĩa sig Levene Nghề Nghiệp 0.189 > 0.05 đủ điều kiện xét kiểm định Anova. Số sia bảng Anova là 0.016 < 0.05, vậy có sự khác biệt giữa nhóm nghề nghiệp Học sinh, Sinh viên, Nhân viên văn phòng, Công nhân viên chức, Kinh doanh tự do, nghề nghiệp khác trong hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ từ 15 tới 26 tuổi tại TP. HCM.
Với mức ý nghĩa sig Levene Thu Nhập 0.928 > 0.05 đủ điều kiện xét kiểm định Anova. Số sig bảng Anova là 0.454 > 0.05, vậy không có sự khác biệt giữa các mức thu nhập Dưới 2 triệu đồng, Từ 2 đến 5 triệu đồng, Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng, Trên 10 triệu đồng trong hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ từ 15 tới 26 tuổi tại TP. HCM.
5.2 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU5.2.1 Về phương diện lý thuyết 5.2.1 Về phương diện lý thuyết
Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 26 có nét tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước đó. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (15-26 tuổi) ảnh hưởng bởi các yếu tố là: Chương trình khuyến mãi, Chất lượng sản phẩm, Nhóm đồng đẳng, Hành vi phụ huynh, Quan điểm phụ huynh. Trong đó, nhân tố Nhóm đồng đẳng có ảnh hưởng lớn nhất tới hành vi sử dụng rượu bia ở giới trẻ so với các biến khác trong mô hình nghiên cứu.
- Biến Chất lượng có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (với β = 0.222).
- Biến Khuyến mãi có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (với β = 0.274).
- Biến Quan điểm phụ huynh có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (với β = 0.299).
- Biến Hành vi phụ huynh có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (với β = 0.315).
- Biến Đồng đẳng có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (với β = 0.347).
Các thang đo được thiết kế tại thị trường TP. HCM đều đạt được độ tin cậy và có giá trị. Nghiên cứu đã bổ sung vào hệ thống thang đo đo lường các khái niệm như Chất lượng, Khuyến mãi, Quan điểm phụ huynh, Hành vi phụ huynh và Nhóm đồng đẳng.
5.2.2 Về phương diện thực tiễn
Theo kết quả nghiên cứu, hai yếu tố Nhóm đồng đẳng và Hành vi phụ huynh có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ. Từ đó cho thấy, hiện nay giới trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 26 có ảnh hưởng từ các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân và những người xung quanh nhiều nhất. Ảnh hưởng đến các hành vi sử dụng rượu bia rượu.
Vì vậy, phương diện thực tiễn mà nghiên cứu đã đóng góp giúp khẳng định mối liên kết mạnh mẽ, chặt chẽ tác động của các mối quan hệ xung quanh của giới trẻ hiện nay. Điều này muốn góp phần vào công cuộc thay đổi tư duy, suy nghĩ và hành động của con người và văn hóa sử dụng rượu bia ở Việt Nam.
5.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
5.3.1 Đối với yếu tố Nhóm đồng đẳng
Trong thế kỷ 21 hiện nay, con người dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các xu hướng, phong trào mới. Khi còn bé thì sẽ bị tác động và ảnh hưởng nhiều bởi các lời khuyên, hành vi của cha mẹ. hi càng trưởng thành K sẽ bị ảnh hưởng và lệ thuộc vào những quyết định, hành động của bạn bè để hình thành thói quen và nhân cách. Bởi hàng ngày, người tiêu dùng hay cụ thể là giới trẻ bận rộn với công việc, học tập, cuộc sống bên ngoài nhiều hơn là gia đình. Người trẻ gặp bạn bè khi đi học, đi chơi, đi làm việc vì thế họ dễ bị chi phối bởi bạn bè là ; , điều khó tránh khỏi. Đặc biệt thời nay khi công nghệ phát triển vượt bậc, sự ra đời của mạng xã hội thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin lại càng làm cho chúng ta dễ dàng bị ảnh hưởng và lệ thuộc vào bạn bè, người xung quanh, cộng đồng. Từ khi còn niên thiếu đến lúc trưởng thành, tiếp xúc với nhóm đồng đẳng sử dụng rượu bia nhiều hay không nhiều sẽ có hành vi tương tự nhóm đồng đẳng ấy. Do đó, các doanh nghiệp cũng nên thực hiện các hoạt động hướng tới nhóm đồng đẳng nhằm tạo ra các ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng , rượu bia của người tiêu dùng.
Vậy nên để các nhóm đồng đẳng có tác động tốt hơn đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ, nhóm có một số đề xuất sau:
Doanh nghiệp nên thực hiện các video clip quảng bá các lợi ích khi uống rượu bia vừa phải, chuẩn mực, xây dựng các mẩu chuyện về tai nạn giao thông khi lạm dụng rượu bia đối với giới trẻ. Đồng thời doanh nghiệp có tự lồng ghép sản phẩm rượu bia của doanh nghiệp mang lại lợi ích về hương vị, nồng độ có thể giúp cho người tiêu dùng có thể uống nhưng vẫn an toàn cho sức khỏe. Thúc đẩy sự tin tưởng và yêu thích thương hiệu của doanh nghiệp. Truyền tải thông điệp cho giới trẻ ý thức được rượu bia là thức uống giải khát, giúp gắn kết bạn bè chứ không phải là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội.
Hiện nay, giới trẻ đang theo xu hướng sống xanh, sức khỏe lành mạnh và họ dễ dàng bị ảnh hưởng và làm theo hành vi của bạn bè thế nên các doanh nghiệp sản xuất rượu bia nên sản xuất thêm các loại rượu bia có bia không độ (là bia không chứa cồn hoặc chỉ chứa một nồng độ cồn rất nhỏ) nhằm để để giới trẻ có thể sử dụng nhiều nhưng
không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay các hoạt động sinh hoạt. Và để bạn bè, hay đồng nghiệp kêu gọi từng người giới trẻ cùng nhau sử dụng sản phẩm rượu bia 0 độ thỏa thích mà không gây nguy hiểm cho bản thân cũng như những người xung quanh.
Các doanh nghiệp nên tăng cường tuyên truyền tác hại của rượu bia tại những nơi làm việc, công ty trường học để mọi người cùng nhau hiểu biết và nhận thức đúng về rượu bia để lan truyền đến người khác và có hành vi sử dụng rượu bia hợp lý cho bản thân.
Các doanh nghiệp rượu, bia cần phát triển các video quảng cáo khuyến khích mọi người, bạn bè nên di chuyển đến điểm sử dụng bia rượu cùng nhau bằng taxi để đảm bảo sự an toàn, tránh rủi ro về tai nạn giao thông ảnh hưởng đến chính bản thân mình và xã hội. Ngoài ra, việc cùng nhau di chuyển trên cùng một phương tiện và cùng thời điểm sẽ giúp tăng thêm sự gần gũi, thân thiết trong mối quan hệ. Để từ đó. người tiêu dùng sẽ tin tưởng và yêu thích doanh nghiệp hơn.
Các doanh nghiệp cũng nên tạo mối quan hệ và tài trợ cho các bệnh viện, các tổ chức