Nhân viên sau khi phỏng vấn và được nhận vào làm việc sẽ có 2 tháng thử việc. Trong 2 tháng này nhân viên sẽ được đào tạo và áp dụng trực tiếp với khách. Mỗi nhân viên sẽ có 1 bảng danh sách những kỹ năng cần biết được gọi là buddy checklist, mỗi ngày làm việc nhân viên sẽ được đào tạo qua các bước lần lượt và đánh dấu, kí tên vào những công việc đã được đào tạo đó; kèm theo là chữ kí của người huấn luyện hôm đó (Giám sát hoặc Trợ lý quản lý công ty). Các công việc trong bảng gồm một số mục như:
• Quy trình lau kính • Quy trình lau sàn khô • Quy trình lau sàn ẩm • Quy trình lau sàn ướt
• Nguyên tắc sử dụng và bảo quản các trang thiết bị, máy móc Bên cạnh đó, nhân viên còn được đào tạo chuyên sâu các quy trình xử lý và dọn dẹp tại Bệnh viện và Phòng khám. Vì đây là môi trường vô cùng nhạy cảm, có vô số vi khuẩn, nếu không chuẩn bị và được trang bị kiến thức đầy đủ sẽ rất dễ gây ra sự cố ngoài ý muốn. Nhân viên sẽ được đào tạo qua các bài học theo thứ tự lần lượt dưới đây:
• Bài 1: Chuẩn bị phương tiện
• Bài 2: Quy định chung về thu gom đồ, vải • Bài 3: Quy trình xử lí đồ vải dính máu • Bài 4: Nguyên tắc làm vệ sinh phòng bệnh • Bài 5: Phân loại khu vực bệnh trong khoa
Buổi học định hướng (Orientation): ngày làm việc đầu tiên của nhân viên mới sẽ có một buổi học định hướng, được giới thiệu về lịch sử công ty, các quy định về đồng phục, giờ giấc, một số nội quy khác. Gặp gỡ và trò chuyện với các Trưởng bộ phận, Tổng quản lí.
Vào mỗi thứ ba hàng tuần là lịch đào tạo của tất cả nhân viên trong công ty, bao gồm cả Nhóm trưởng, Giám sát. Chủ đề huấn luyện sẽ khác nhau, thường kéo dài từ 15:00 đến 17:00. Tất cả nhân viên sau khi tham gia buổi huấn luyện, đã rõ mọi vấn đề sẽ phải kí vào biên bản ghi nhận, để xác nhận người nhân viên đó có tham gia, đã nắm rõ mọi vấn đề, không còn thắc mắc và sẽ chịu trách nhiệm nếu mắc phải sai lầm hay sau này không trả lời đúng khi được hỏi lại. Các chủ đề và nội dung của buổi huấn luyện đều do Trợ lý quản lý công ty soạn thảo và đào tạo dựa theo những quy định, những thông tin được cập nhật ở công ty. Ngày có thể thay đổi nếu như có những trường hợp bất khả kháng như trùng lịch huấn luyện của cấp trên, lịch huấn luyện của công ty. Nội dung huấn luyện xoay quanh các vấn đề như:
• Cập nhật các biện pháp an toàn lao động: bảo vệ tính mạng cho nhân viên và cộng đồng; ngăn ngừa thương tích hay sự cố lao động; các quy định khi làm việc trên cao (>3m); chuẩn bị về sức khỏe; khảo sát hiện trường và chuẩn bị bảo hộ lao động; Thiết bị bảo hộ được kiểm tra chắc chắn.
• Kỹ năng, nghiệp vụ: huấn luyện và ôn lại các quy trình dọn dẹp; nguyên tắc sử dụng hóa chất; bảo quản trang thiết bị, máy móc; các lưu ý khi làm việc, tránh các đường lây truyền bệnh trong bệnh nhân; rửa tay sau khi làm vệ sinh; quy trình xử lí vết máu hoặc vết bẩn cứng đầu đổ trên sàn nhà, …
• Nguyên tắc làm việc, nguyên tắc sử dụng thiết bị, dụng cụ, máy móc, nguyên tắc sử dụng hóa chất, một số lưu ý khi làm
việc nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí phát sinh, tạo phong cách chuyên nghiệp.
Các đường lây truyền Bệnh trong bệnh nhân:
Tiếp xúc qua da, qua niêm mạc đường hô hốp (Do không khí chứa các hạt khí mang vi khuẩn hoặc do các giọt li ti từ người bệnh SARS, H5N1, Cúm ...)
Đường tiếp xúc gián tiếp: Thông qua các dụng cụ như bát, đũa, khăn Lau... Đường tiếp xúc qua vật chủ trung gian như: Ruồi, muỗi, rệp, chuột...
Rửa tay sau khi làm vệ sinh: Khi tiếp xúc với thực phẩm
Khi làm vệ sinh buồng phòng có nguy cơ lây nhiễm cao, rước khi vào buồng bệnh phải mang trang phục phòng hộ. Thứ tự mang như sau: Bao giầy hoặc ủng, mang khẩu trang và kiểm tra độ vừa
Mang kính che mắt đội mũ mang găng tay áo choàng Quy trình xử lý vết máu hoặc vết bẩn cứng đầu đổ trên sàn nhà:
Dụng Cụ:
+ Phương tiện phòng hộ (Khẩu trang, găng tay...); tải sạch dung dịch khử khuẩn (Javen 1%); xà phòng bàn chải giấy thấm hoặc giẻ lau.
Quy Trình:
+ Mang găng tay và các phương tiện phòng hộ
+ Tưới dung dịch khử khuẩn như: Javen, Cloramin B 1%.
+ Nếu có mảnh thủy tinh phải thu gom cẩn thận và cô lập an toàn.
+ Dùng giẻ lau hoặc giấy thấm để thấm dịch rồi cho ngày vào túi nilon
+ Dùng tải lau có thấm xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn lau sạch bề mặt máu, dung dịch
+ Lau Lại bằng nước cho sạch và khô
Các biện pháp ngăn ngừa và xử lí tình huống khi hỏa hoạn: Ngăn ngừa:
+ Trước khi đi làm hoặc kết thúc công việc phải kiểm tra lại một lượt thiết bị
+ Rút hết thiết bị dùng điện ra khỏi ổ + Tắt tất cả hệ thống chiếu sáng + Không hút thuốc lá ở nơi dễ cháy
Xử lý tình huống cháy nổ:
+ Ngắt điện hoặc dùng gậy tắt nguồn điện. + Gọi cho phòng cháy chữa cháy.
+ Điện thoại 114.
+ Hô to thông báo mọi người cùng chữa cháy.
+ Không chữa cháy xăng dầu, điện bằng nước (bằng chăn, chiếu ẩm).
+ Không chạy lên cao.
+ Không thoát hiểm bằng cầu thang máy.
+ Người bị điện giật dùng tre khô, cầm áo, tóc kéo ra khỏi vị trí Ý thức, tác phong của nhân viên vệ sinh:
+ Thái độ nhã ngặn, lịch sự, thân thiện với mọi người + Không có cử chỉ thiếu văn minh, không nói tục
+ Không nói chuyện sàm sỡ với người khác giới + Nhặt được của rơi trả lại cho người mất
Suy nghĩ, phát ngôn, làm việc theo phong cách chuyên nghiệp
Mỗi tuần đều có 1 buổi họp báo cáo, tất cả nhân viên và người quản lý đứng ca sẽ cùng ngồi lại, tổng hợp lại những vẫn đề phàn nàn của khách, những sự cố đã xảy ra, nội dung của vấn đề và cách giải quyết, xử lý tình huống, xử lý những cá nhân liên quan đến vụ việc, đồng thời đưa ra những hướng giải quyết cho nhân viên nếu sau này còn gặp trường hợp tương tự xảy ra.
Hàng tháng sẽ có lịch huấn luyện của Bộ phận, gọi là Timeline của tháng, thường tập trung vào những tháng thấp điểm, điển hình là tháng 4 và tháng 5, với lịch huấn luyện dày đặc dành cho toàn bộ quản lý và nhân viên. Các chủ đề xoay quanh như:
• Các quy trình dọn dẹp, rút ra một số thao tác vệ sinh tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sạch sẽ, thoáng mát; cập nhật kiến thức mới, cách sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại để hổ trợ công tác vệ sinh một cách nhanh chóng.
• Tăng cường biện pháp phòng chống dịch Covid-19: triển khai và yêu cầu toàn thể nhân viên thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang khi làm việc; rửa tay thường xuyên sau sau khi vệ sinh; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; khai báo y tế tự nguyện; cài và sử dụng Bluezone.
• Giải quyết các vấn đề liên quan đến thái độ làm việc của nhân viên ví dụ như: lơ là trong giờ làm, dọn dẹp qua loa, không đáp ứng được nhu cầu công việc, các trường hợp mất, thất lạc tài sản của khách, …
• Huấn luyện cho những cấp độ cao hơn như Giám sát, Nhóm trưởng về việc hướng dẫn đào tạo nhân viên, theo dõi buddy checklist, mô tả công việc cho nhân viên.
Về phía công ty cũng luôn có những nội dung huấn luyện cho nhân viên cho quản lý huấn luyện (Training Manager) thuộc phòng Nhân sự lập ra và gửi đến các bộ phận, quản lý sẽ lên danh sách chia ca đi học cho nhân viên và tất cả mọ người đều phải tham gia kể cả quản lý. Một số nội dung huấn luyện như:
+ Giá trị cốt lõi của công ty, giá trị của mỗi nhân viên. + Cách phục vụ làm hài lòng khách hàng.
+ Phục vụ khách hàng tận tâm.
+ Ngôn ngữ cơ thể, hành vi, ứng xứ, phục vụ khách hàng và khi giao tiếp với đồng nghiệp.
Sổ tay nhân viên, tài liệu về chuẩn mục tác phong được trang bị cho từng nhân viên. Các tài liệu về các đề tài huấn luyện, các quy trình được đóng trong cuốn hồ sơ chính của công ty. Các nhân viên có thể lấy xem hoặc yêu cầu in ra giữ riêng cũng được đáp ứng.
Đào tạo linh hoạt, điều chuyển nhân sự từ chi nhánh này sang chi nhánh kia khi thiếu, hoặc quá tải nhân viên.