Diễn đạt và mã hóa thang đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua và sử dụng sản phẩm sữa cho người bệnh tiểu đường của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 31 - 35)

Thang đo các yếu tố tác động đến hành vi mua và sử dụng sản phẩm sữa cho người tiểu đường của người tiêu dùng tại TP.HCM được xây dựng dựa trên thang đo của Neal D. Barnard và cộng sự (2006), Hoàng Vũ Quang (2019), Andrea Sujová and Lucia Krajčírová (2015), Bansal & Voyer (2000) sau đó được điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu tại Tp.HCM thông qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm.

Thang đo sau khi điều chỉnh, bổ sung, được trình bày trong các bảng dưới đây. 

  

Thang đo “Thành phần dinh dưỡng”

Thang đo “Thành phần dinh dưỡng” dựa trên thang đo của Neal D. Barnard và cộng sự (2006) và thang đo của BMJ Open Diabetes Research & Care (2020) gồm 03 biến quan sát được mã hóa từ TP1 đến TP7.

Bảng 3.3 Thang đo về Thành phần dinh dưỡng

TP1 Sản phẩm nguồn gốc từ thực vật (hạt, đậu,...) thu hút tôi Neal D. Barnard và cộng sự

(2006)

TP2 Sữa có nguồn gốc từ thực vật giúp tôi kiểm soát đường huyết trong máu và cải thiện bệnh tiểu đường

TP3 Sử dụng sản phẩm thuần chay khiến tôi thiếu chất (B12) và tôi thường bổ sung bằng TPCN

TP4 Sữa nguyên béo có nhiều thành phần có lợi cho việc điều trị bệnh tiểu đường

TP5 Dùng sữa nguyên béo giúp điều chỉnh hài hòa lượng đường trong máu của người bệnh tiểu đường

TP6 Sản phẩm sữa không những giúp tôi trong việc cải thiện bệnh tiểu đường mà còn ngăn ngừa và bảo vệ tôi khỏi một số bệnh khác như (thiếu hụt dinh dưỡng,…)

TP7 Tôi nghĩ sữa có nguồn gốc từ động vật sẽ tốt hơn (sữa bò, sữa lạc đà,…) vì chúng giúp tôi điều hòa lượng đường huyết trong máu

   

Thang đo “ Giá cả”

Thang đo “Giá cả” dựa trên thang đo của Hoàng Vũ Quang, (2019) gồm đo gồm 03 biến quan sát được mã hóa từ GC1 đến GC3

Bảng 3.4 Thang đo về Giá cả

GC 1

Giá sữa thấp khiến tôi đưa ra quyết định mua và sử dụng nhanh hơn.

Hoàng Vũ Quang (2019)

GC 2

Giá sữa dành cho người tiểu đường quá cao

GC 3

Đối với tôi giá sữa cao tức là chất lượng sữa tốt và an toàn.

GC 4

Tôi chọn mua sữa phẩm có giá cả phù hợp với kinh tế của tôi

GC 5

Tôi chọn mua sản phẩm có giá cả cao hơn các sản phẩm còn lại

   

Thang đo “ Hương vị sữa”

Thang đo “Hương vị sữa” dựa trên thang đo Andrea Sujová và Lucia Krajčírová (2015) gồm 03 biến quan sát được mã hóa từ HV1 đến HV3

Bảng 3.5 Thang đo về Hương vị sữa

HV Hương vị sữa Nguồn

HV 1

Tôi thường chọn sữa có hương vị mà tôi yêu thích sẽ kích thích tôi sử dụng nhiều hơn

Andrea Sujová and Lucia Krajčírová (2015)

HV 2

Sữa cho người tiểu đường có nhiều hương vị đa dạng khác nhau

HV 3

Hương vị sữa truyền thống không thêm hương liệu khiến tôi cảm thấy “ớn” khi sử dụng sửa

   

Thang đo “ Chia sẻ người dùng khác ”

Thang đo “Chia sẻ người dùng khác” dựa trên thang đo Bansal & Voyer (2000) gồm 03 biến quan sát được mã hóa từ CS1 đến CS3

Bảng 3.6 Thang đo về Chia sẻ người dùng khác

CS Chia sẻ người dùng khúc Nguồn

CS 1

Tôi mua theo những kiến thức mình có thông qua học tập, tìm hiểu,…

Bansal & Voyer (2000)

CS 2

Tôi thường nghe những lời giới thiệu của người khác (gia đình, bạn bè,…) để mua sữa

CS 3

Tôi thường mua sữa theo những người tiểu đường từng dùng sữa trong quá trình họ điều trị bệnh

   

Thang đo “ Kiến thức ”

Thang đo “Kiến thức” dựa trên thang đo Andrea Sujová và Lucia Krajčírová (2015) gồm 03 biến quan sát được mã hóa từ KT1 đến KT3

Bảng 3.7 Thang đo về Kiến thức

KT1 Tôi chỉ mua sữa vì tôi dùng sữa hằng ngày Andrea Sujová and Lucia Krajčírová (2015)

KT2 Tôi thường mua sữa theo lời khuyên dùng của bác sĩ

KT3 Tôi thường mua sữa theo những kiến thức mà tôi

đọc được ở (báo, sách,…)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua và sử dụng sản phẩm sữa cho người bệnh tiểu đường của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)