Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của so sánh xã hội đến sự hài lòng trong công việc và ý định nghỉ việc (Trang 35 - 36)

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan với biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo: - Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Chọn thang đo có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao (Nunally & Burnstein 1994; Dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn, khoảng từ 0.95 trở lên, thể hiện rằng có nhiều biến trong thang đo không khác gì nhau. Hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2009).

- Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha:

 Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên: Thang đo lường rất tốt

 Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến dưới 0.8: Thang đo lường tốt

 Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 đến dưới 0.7: Thang đo lường sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; Dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

- Đối với những biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4 và hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.7, thì sẽ loại ra khỏi mô hình. Những biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4 nhưng hệ số Cronbach Alpha đạt từ 0.7 trở lên sẽ được giữ lại.

Hệ số Cronbach’s Alpha được tính toán theo công thức sau:

Như vậy qua công thức, ta có thể nhận thấy rằng nếu tăng số lượng biến quan sát, thì giá trị Cronbach’s Alpha cũng sẽ tăng. Thêm vào đó, nếu giá trị hiệp phương sai trung bình thấp, thì Cronbach’s Alpha cũng sẽ thấp. Khi giá trị hiệp phương sai trung bình tăng, thì Cronbach’s Alpha cũng tăng (giữ số lượng biến quan sát không đổi) (https://stats.idre.ucla.edu).

Dựa theo những thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo theo tiêu chí:

- Loại các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4 - Chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của so sánh xã hội đến sự hài lòng trong công việc và ý định nghỉ việc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)