4.3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ 354 hồ sơ vay của các khách hàng tại BIDV Đồng Khởi.
Các mẫu được lựa chọn là các khoản vay đã phát sinh bắt đầu từ ngày 01/01/2013 và đến thời điểm 31/12/2017 và vẫn còn dư nợ tại BIDV Đồng Khởi.
Cơ cấu mẫu theo rủi ro tín dụng
Trong 354 khách hàng doanh nghiệp được khảo sát tại BIDV Đồng Khởi có 298 doanh nghiệp không có rủi ro tín dụng chiếm tỷ lệ 84% và 56 khách hàng có rủi ro tín dụng chiếm tỷ lệ 16%.
Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu theo loại rủi ro
Loại rủi ro Số quan sát Tỷ lệ % Không có rủi ro tín dụng 298 84,18
Có rủi ro tín dụng 56 15,82
Tổng cộng 354 100
Cơ cấu mẫu theo ngành nghề
Số lượng doanh nghiệp phân bổ theo các ngành nghề được thể hiện qua bảng 4.5 dưới đây:
Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo ngành nghề
Ngành nghề Số quan sát Tỷ lệ % Ngành nông sản 20 5,65 Ngành thiết bị y tế 10 2,82 Ngành kinh doanh bất động sản 24 6,78 Ngành sắt thép, vật liệu xây dựng 27 7,63 Ngành sản xuất gia công chế biến 59 16,67
Ngành thương mại dịch vụ 120 33,90 Ngành vận tải kho bãi 20 5,65 Các nhóm ngành nghề khác 74 20,90
Tổng cộng 354 100
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát của tác giả
- Ngành nông sản gồm 20 mẫu chiếm tỷ lệ 5,65% trong các ngành, trong đó có 18 doanh nghiệp không có rủi ro tín dụng và 2 doanh nghiệp có rủi ro tín dụng.
- Ngành thiết bị y tế gồm 10 mẫu chiếm 2,82% trong các ngành, trong đó có 5 doanh nghiệp không có rủi ro tín dụng và 5 doanh nghiệp có rủi ro tín dụng.
- Ngành kinh doanh bất động sản gồm 24 mẫu chiếm tỷ lệ 6,78% trong các ngành, trong đó có 20 doanh nghiệp không có rủi ro tín dụng và 4 doanh nghiệp có rủi ro tín dụng.
- Ngành sắt thép, vật liệu xây dựng gồm 27 mẫu chiếm tỷ lệ 7,63% trong các ngành , trong đó có 25 doanh nghiệp không có rủi ro tín dụng và 2 doanh nghiệp có rủi ro tín dụng.
- Ngành sản xuất gia công chế biến gồm 59 mẫu chiếm 16,67% trong các ngành, trong đó có 49 doanh nghiệp không có rủi ro tín dụng và 10 doanh nghiệp có rủi ro tín dụng.
- Ngành thương mại dịch vụ có số lượng nhiều nhất gồm 120 mẫu, chiếm 33,9% trong các ngành, trong đó có 100 doanh nghiệp không có rủi ro tín dụng và 20 doanh nghiệp có rủi ro tín dụng
- Ngành vận tải kho bãi gồm 20 mẫu, chiếm tỷ lệ 5,65%, trong đó có 19 doanh nghiệp không có rủi ro tín dụng và 1 doanh nghiệp có rủi ro tín dụng.
- Các nhóm ngành nghề khác gồm 74 mẫu chiếm 20,90%, trong đó có 62 doanh nghiệp không có rủi ro tín dụng và 12 doanh nghiệp có rủi ro tín dụng.
Bảng 4.6: Rủi ro tín dụng theo ngành nghề Ngành nông sản Ngành thiết bị y tế Ngành kinh doanh bất động sản Ngành sắt thép, vật liệu xây dựng Ngành sản xuất gia công chế biến Ngành thương mại dịch vụ Ngành vận tải kho bãi Các nhóm ngành nghề khác Tổng cộng Có rủi ro tín dụng 18 5 20 25 49 100 19 62 298 Không có rủi ro tín dụng 2 5 4 2 10 20 1 12 56 Tổng cộng 20 10 24 27 59 120 20 74 354
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Bảng 4.7: Cơ cấu mẫu theo loại hình công ty
Loại hình Số quan sát Tỷ lệ % Doanh nghiệp nhà nước 20 5,65
Công ty TNHH 269 75,99
Doanh nghiệp tư nhân 65 18,36
Tổng cộng 354 100
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Bảng 4.8: Rủi ro tín dụng theo loại hình công ty
Doanh nghiệp nhà nước Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhân Có rủi ro tín dụng 4 41 11 Không có rủi ro tín dụng 16 228 54 Tổng cộng 20 269 65
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Trong các doanh nghiệp được khảo sát gồm :
- Loại hình doanh nghiệp nhà nước gồm 20 mẫu, trong đó có 16 doanh nghiệp không có rủi ro tín dụng và 4 doanh nghiệp có rủi ro tín dụng.
- Loại hình công ty TNHH gồm 269 mẫu trong đó có 228 mẫu không rủi ro tín dụng và 41 mẫu có rủi ro tín dụng.
- Loại hình doanh nghiệp tư nhân gồm 65 mẫu bao gồm 54 mẫu không có rủi ro tín dụng và 11 mẫu có rủi ro tín dụng.
Bảng 4.9: Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Kinh nghiệm khách hàng 354 7,844633 4,317582 1 20 Vốn tự có trên phương án vay vốn 354 0,4392938 0,2339168 0,11 1,16
Vốn vay trên tài sản
đảm bảo 354 0,594935 0,2479905 0,12 2,099 Kinh nghiệm
cán bộ
354 5,610169 3,012817 2 10
Số lần kiểm tra 354 2,320226 0,7814851 1 6,27
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Trong biến kinh nghiệm khách hàng vay, qua kiểm định cho thấy số năm trung bình của khách hàng đi vay tại BIDV Đồng Khởi là 7,84 năm, số năm ít nhất là 1 năm và nhiều nhất là 20 năm.
Trong biến tỷ lệ vốn tự có trên phương án cho vay, cho thấy các doanh nghiệp vay ở BIDV Đồng Khởi thường có tỷ lệ vốn tự có trung bình là 43,9%, tỷ lệ vốn tự có thấp nhất chiếm 11 % và tỷ lệ vốn tự có cao nhất là 116%.
Trong biến tỷ lệ vốn vay trên tài sản đảm bảo, cho thấy các doanh nghiệp đang vay tại BIDV Đồng Khởi thường được cho vay với mức vay trung bình là 59,4% tài sản đảm bảo , tỷ lệ vay thấp nhất là 12% và cao nhất là 209,9%.
Trong biến kinh nghiệm của cán bộ cho vay, cho thấy số năm làm việc trung bình của cán bộ tín dụng tại BIDV Đồng Khởi là 5,6 năm kinh nghiệm, thấp nhất là 2 năm và nhiều nhất là 10 năm.
kiểm tra trung bình là 2,32 lần, số lần kiểm tra thấp nhất là 1 lần và nhiều nhất là 6,27 lần Trong phương pháp thống kê mô tả, các hệ số tương quan của các biến độc lập trong mô hình lớn hơn 0,1 thì các biến có mối tương quan cao còn nếu các hệ số bé hơn 0,1 thì các biến không có mối tương quan cao. Trong bảng ta thấy các biến có mối tương quan cao là kinh nghiệm cán bộ công tác trong lĩnh vực tín dụng và vốn tự có trên phương án vay (0,2045), số lần kiểm tra và vốn tự có trên phương án vay (0,1349), số lần kiểm tra và kinh nghiệm cán bộ tín dụng (0,1782), vốn vay trên tài sản dảm bảo và vốn tự có trên phương án vay (-0,1766).
Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập
Kinh nghiệm khách hàng Vốn tự có trên phương án vay vốn Vốn tự có trên phương án vay vốn Kinh nghiệm cán bộ Số lần kiểm tra Kinh nghiệm khách hàng 1,0000 Vốn tự có trên phương án vay vốn 0,0161 1,0000 Vốn vay trên tài sản
đảm bảo 0,0528 -0,1766 1,0000
Kinh nghiệm cán bộ 0,0393 0,2045 0,0543 1,0000
Số lần kiểm tra 0,0428 0,1349 -0,0883 0,1782 1,0000
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát của tác giả 4.3.2 Kết quả hồi quy
Trong bài nghiên cứu này, tác giả vận dụng mô hình logit kết hợp sử dụng phương pháp khắc phục phương sai thay đổi (sử dụng sai số chuẩn mạnh robust standard errors). Khi mô hình tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi thì nó sẽ vẫn cho các hệ số ước lượng tin cậy nhưng các sai số chuẩn của hệ số không còn là nhỏ nhất, nó sẽ làm giảm hoặc mất đi ý nghĩa thống kê. Ý nghĩa của robust standard errors chính là việc loại bỏ tối thiểu các sai số, đưa các sai số về giá trị thật thấp nhất của nó.
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy
Biến Hệ số Beta p-value Kinh nghiệm khách hàng -0,0532881 0,221
Vốn tự có trên phương án vay vốn
-6,34654 0,002
Vốn vay trên tài sản đảm bảo 2,831621 0,000
Kinh nghiệm cán bộ -0,3804369 0,000
Số lần kiểm tra -0,8721776 0,012
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Kết quả hồi quy:
Rủi ro tín dụng = -6.34654* Vốn tự có trên phương án vay vốn + 2.831621* Vốn vay trên tài sản đảm bảo + (-0.3804369)* Kinh nghiệm cán bộ + (-0.8721776)* Số lần kiểm tra
Biến kinh nghiệm khách hàng vay có p-value = 0,221 > 0,05: không có ý nghĩa thống kê tức là kinh nghiệm của khách hàng vay không có mối liên hệ với rủi ro tín dụng ở mức ý nghĩa 5%.
Biến vốn tự có trên tổng phương án vay có p-value = 0,002 < 0,05: có ý nghĩa thống kê, mà hệ số hệ số hồi quy Beta < 0 tức là biến vốn tự có trên phương án vay có mối quan hệ tương quan ngược chiều, tức là khi doanh nghiệp có nguồn vốn tự có càng lớn thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng càng ít.
Biến vốn vay trên tài sản đảm bảo có p-value = 0,000 < 0,05: có ý nghĩa thống kê, mà hệ số hệ số hồi quy Beta > 0, tức là tỷ lệ vốn vay trên tài sản đảm bảo có mối quan hệ tương quan cùng chiều, tức là khi tỷ lệ vốn vay trên tài sản đảm bảo càng lớn thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng càng lớn.
Biến kinh nghiệm cán bộ có p-value = 0,000 < 0,05: có ý nghĩa thống kê, mà hệ số hệ số hồi quy Beta < 0, có ý nghĩa khi kinh nghiệm của cán bộ tín dụng càng nhiều thì sẽ làm cho rủi ro tín dụng giảm xuống.
Biến số lần kiểm tra vốn vay có p-value = 0,012 < 0,05, hệ số hệ số hồi quy Beta < 0, có nghĩa là khi số lần kiểm tra vốn vay của cán bộ tín dụng càng nhiều thì rủi ro tín dụng sẽ giảm xuống.
Tổng hợp kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu cho thấy có 04 yếu tố bao gồm: Vốn tự có trên phương án vay vốn; Vốn vay trên tài sản đảm bảo; Kinh nghiệm của cán bộ; và Số lần kiểm tra có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của BIDV Đồng Khởi. Kết quả này phù hợp với các phát hiện trước đó của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012); Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017).
Bảng 4.12 cho thấy được chiều tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuôc, để kiểm tra xem mức tác động của từng yếu tố tác giả sẽ xét thêm tác động biên của chúng với kết quả được trình bày ở Bảng 4.9 dưới đây.
Bảng 4.12: Tác động biên của các biến độc lập
Biến độc lập Tác động biên Độ lệch chuẩn P-value Kinh nghiệm khách hàng -0,0022 0,00191 0,230 Vốn tự có trên phương án vay vốn -0,2734 0,07998 0,001 Vốn vay trên tài sản đảm bảo 0,122 0,05577 0,029 Kinh nghiệm cán bộ -0,0164 0,0064 0,010 Số lần kiểm tra -0,0375 0,1401 0,007
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Kết quả ở Bảng 4.12 phản ánh:
0,22 điểm phần trăm.
- Nếu tỷ lệ vốn tự có trên phương án vay tăng 1 điểm phần trăm thì rủi ro tín dụng sẽ giảm 27,34 điểm phần trăm.
- Nếu tỷ lệ vốn vay trên tài sản đảm bảo tăng lên 1 điểm phần trăm thì rủi ro tín dụng sẽ tăng 12,2 điểm phần trăm.
- Nếu kinh nghiệm của cán bộ tín dụng tăng lên 1 năm thì rủi ro tín dụng sẽ giảm 1,64 điểm phần trăm.
- Nếu số lần kiểm tra vốn vay tăng lên 1 lần thì rủi ro tín dụng sẽ giảm 3,75 điểm phần trăm.
Kết luận chương 4
Trong chương 4, tác giả đã lần lượt phân tích kết quả của mô hình hồi quy, thông qua dấu của các hệ số hồi quy, tác giả đã có những kết luận về sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, phân tích thống kê mô tả và phân tích kinh tế lượng với số lượng mẫu là 354 quan sát trong giai đoạn từ 01/01/2013 đến 31/12/2017, đề tài đã tiến hành tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới RRTD của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Đồng Khởi. Một số kết luận chính như sau:
Biến kinh nghiệm khách hàng vay không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Biến vốn tự có trên tổng phương án vay có mối quan hệ tương quan ngược chiều, tức là khi doanh nghiệp có nguồn vốn tự có càng lớn thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng càng ít.
Biến vốn vay trên tài sản đảm bảo có mối quan hệ tương quan cùng chiều, tức là khi tỷ lệ vốn vay trên tài sản đảm bảo càng lớn thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng càng lớn.
Biến kinh nghiệm cán bộ có mối quan hệ tương quan ngược chiều, tức là khi kinh nghiệm của cán bộ công tác trong lĩnh vực tín dụng càng nhiều thì sẽ làm cho rủi ro tín dụng giảm xuống.
Biến số lần kiểm tra vốn vay có mối quan hệ tương quan ngược chiều, tức là khi số lần kiểm tra vốn vay của cán bộ công tác trong lĩnh vực tín dụng càng nhiều thì rủi ro tín dụng sẽ giảm xuống.
5.2 Hàm ý chính sách
5.2.1 Hàm ý chính sách dựa vào kết quả mô hình
Kinh nghiệm khách hàng vay vốn
Kết quả của mô hình nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm của khách hàng vay ở BIDV Đồng Khởi và RRTD có mối quan hệ nghịch chiều, do đó cần phải tìm kiếm những khách hàng có thời gian hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của họ càng lâu.
Số năm kinh nghiệm của khách hàng vay ở BIDV Đồng Khởi có thời gian trung bình là 7,84 năm, thấp nhất là 1 năm và nhiều nhất là 20 năm. Vì vậy khi tìm kiếm khách hàng, cán bộ quản lý khách hàng cần phải xem xét thẩm định kỹ khách hàng. Có những khách hàng khi nhìn vào báo cáo tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh có kết quả rất tốt cũng như thông tin báo cáo tín dụng CIC cho thấy chưa có vay vốn ở ngân hàng nhưng do chưa hoạt động lâu trên thị trường thì cần phải cân nhắc trước khi duyệt khoản vay. BIDV Đồng Khởi cần cân nhắc việc tăng số năm kinh nghiệm trung bình của khách hàng bằng cách xét những hồ sơ vay vốn có số năm kinh nghiệm lớn hớn 1 năm tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc mức vay và mục đích vay vốn của khách hàng.
Đối với một số khách hàng càng ít kinh nghiệm, cán bộ quản lý khách hàng phải xem xét kèm thêm một số điều kiện khác như: khả năng tài chính phải tốt hoặc tài sản đảm bảo nhận làm thế chấp phải có tính thanh khoản cao,…để làm thế nào hạn chế rủi ro phải là thấp nhất.
Tỷ lệ vốn tự có trên phương án vay
Qua mô hình kiểm định, tỷ lệ vốn tự có tham gia trong phương án vay vốn của khách hàng là yếu tố có ảnh hưởng cao nhất. BIDV Đồng Khởi làm việc dựa trên nguyên tắc hạn chế rủi ro ở mức độ tối đa. Khách hàng khi kinh doanh cần phải có phần vốn tự có để đảm bảo năng lực tài chính của mình. Ngân hàng chỉ đóng vài trò hỗ trợ khách hàng một phần vốn khi nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng là hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Phần vốn tự có càng cao sẽ tăng trách nhiệm của khách hàng với khoản vay, chia sẻ gánh nặng với ngân hàng, và giảm chi