Khắc phục mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (Trang 50)

Sau khi kiểm định mô hình FGLS ta loại các biến có P-value >α(5%), sau đó thực hiện hồi quy lại một lần nữa (Xem thêm Phụ lục 3), ta có kết quả nhƣ sau:

Bảng 4.10: Kết quả hồi qu m h nh FGLS

Với biến phụ thuộc là FGAPi,t, sau khi vận d ng mô hìnhFG S để khắc phục hiện tƣợng tự tƣơng quan giữa các sai số và hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi để đảm bảo ƣớc lƣợng thu đƣợc bền vững và hiệu quả hơn, ta có kết quả nhƣ sau:

FGAPi,t= -0.6864768 + 0.6738324LDRi,t + εi,t

Ta nhận xét rằng, chỉ có duy nhất biến tỷ lệ cho vay trên huy động có tác động lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại, và có tác động cùng chiều với mô hình.

Bảng 4.11:M tả ết quả hồi qu so với ỳ vọng ban đầu

biến Tên biến

Dấu kỳ vọng

Dấu hệ số tƣơng quan

Dấu hệ số

hồi quy Kết quả

LDR Tỷ lệ cho vay trên huy động + + + Phù hợp với thực tế,phù hợp với kỳ vọng

4.7.Giải thích ết quả hồi qu

Kết quả hồi quy cho ta thấy ở mô hình trên với dữ liệu các NHTMCP Việt Nam đƣợc niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX có sự tác động cùng chiều giữa biến tỷ lệ dự nợ cho vay trên huy động có tƣơng quan tỷ lệ thuận với rủi ro thanh khoản. Điều này bản thân tác giả cho rằng rất đúng với thực tế bởi vì cũng đã có nhiều nghiên cứu đi trƣớc chỉ ra những kết quả tƣơng tự nhƣ vậy. Với nghiên cứu của Bonfim và Kim 2011 đã chỉ ra rằng tác động của nợ lên rủi ro thanh khoản là cùng chiều trong cuộc nghiên cứu về rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng Châu Âu và Bắc Mỹ giai đoạn 2002-2009.

Tỷ ệ dƣ nợ cho va trên hu động (LDR) có quan hệ tỷ ệ thuận với rủi ro thanh hoản.

Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động (LDR) có quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro thanh khoản cho thấy có khả năng tỷ lệ dự nợ cho vay trên vốn huy động càng cao thì rủi ro thanh khoản càng cao. Quan hệ tỷ lê thuận giữa tỷ lệ cho vay trên huy động và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng đƣợc lý giải bởi 02 nguyên nhân sau:

Thứ nhất, nếu trong tổng nguồn vốn huy động đƣợc chủ yếu là trong ngắn hạn, ngân hàng cho vay nhiều thì nó sẽ tài trợ cho các tài sản thanh khoản t hơn và thanh khoản ngân hàng sẽ giảm.

Thứ hai, tỷ lệ cho vay trên huy động càng lớn chứng tỏ ngân hàng cho vay cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động đƣợc. Lúc ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản sẽ rất khó huy động đƣợc những nguồn vốn rẻ nếu cho vay quá nhiều, làm cho khả năng thanh khoản sẽ giảm đi trông thấy. Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng cho vay t hơn so với nguồn vốn huy động đƣợc hoặc có thể có các nguồn khác nhƣ vay trên thị trƣờng liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá…thấp hơn so với các khoản huy động làm cho khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng lên.

Liên hệ với thực tiễn việc mất cân đối giữa huy động và cho vay của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán giai đoạn từ 2007 đến 2017 nhƣ sau:

Biểu đồ 4.1: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng tín dụng và tốc độ tăng huy động vốn của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo hợp nhất của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán)

Nhìn vào Biểu đồ 4.1 cho thấy, có giai đoạn tín dụng tăng trƣởng rất cao, nhất là giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, các NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán nói riêng đều bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, nên tình hình huy động vốn rất khó khăn. Trong khi đó 10 NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội là những ngân hàng có vị thế là NHTM hàng đầu ở Việt Nam, là kênh ch nh để Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc thông qua các ngân hàng thƣơng mại này thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vƣợt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế và tăng trƣởng. Theo kết quả báo cáo của Ngân hàng nhà nƣớc năm 20102

, nhiều NHTM phụ thuộc vào thị trƣờng liên ngân hàng khiến lãi suất trên thị trƣờng này tăng mạnh ở nhiều thời điểm: Tỷ lệ huy động thị trƣờng liên ngân hàng/Tổng tài sản tăng từ 16% năm 2010 lên 21.3% năm 2011. Có một vài ngân hàng tỷ lệ này chiếm tới 50% tổng tài sản, huy động thị trƣờng liên ngân hàng tăng tới 56% so với cùng kỳ năm 2010.

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ lệ dự nợ cho vay/Tổng tài sản (TLA) có mối tƣơng quan dƣơng so với rủi ro thanh khoản (FGAP)

Kết quả phần tích mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến tại Bảng 4.2:Hệ số tƣơng quan giữa rủi ro thanh khoản và các biến độc lập, cho thấy Tỷ lệ dự nợ cho vay/Tổng tài sản (TLA) có mối tƣơng quan dƣơng và ở mức tƣơng quan cao là 0.402 so với rủi ro thanh khoản (FGAP).Hơn nữa tại Bảng 4.1: Tóm tắt và mô tả thống kê các biến, cho thấy tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) trung bình của các ngân hàng này khoảng 86.12% đáp ứng đúng tỷ lệ tối đa mà NHNN quy định về dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam là 90%). Tuy nhiên tại Bảng 4.1 nêu trên cá biệt có ngân hàng có năm đạt tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) rất cao 149%. Cho thấy, nếu các ngân hàng chỉ quan tâm đến viêc cho vay nhiều mà không quan tâm đến nguồn huy động và cân đối tài sản nợ, tài sản có thì chắc chắn trong một giai đoạn nào đó sẽ gây ra thiếu hụt thanh khoản và tƣ đó có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Điều đó cũng có nghĩa nếu các ngân hàng có những biện pháp cân đối giữa nguồn huy động đƣợc và cho vay, nhất là trong ngắn hạn; đồng thời chú trọng đến chất lƣợng tín dụng thì có thể tháo gỡ đƣợc rất nhiều khó khăn liên quan đến khả năng thanh khoản.

Tỷ ệ dự trữ thanh khoản trên tổng nợ (LLR) có mối tƣơng quan âm so với rủi ro thanh hoản (FGAP); tƣơng quan âm với tỷ ệ dƣ nợ cho va /tổng tài sản (TLA) và tƣơng quan dƣơng với tỷ ệ ợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE).

Mặc dù theo kết quả tại Bảng 4.2, mối tƣơng quan nghịch giữa Tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng nợ (LLR) rủi ro thanh khoản (FGAP) không cao, tuy nhiên mối tƣơng quan nghịch cho thấy đối với 10 NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì nếu tỷ lệ dự trữ thanh khoản cao cũng sẽ giúp đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng.

Xét mối tƣơng quan nghịch ở mức tƣơng đối cao -0.668tỷ lệ dƣ nợ cho vay/tổng tài sản (TLA) và tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LLR), một lần nữa khẳng định nếu tỷ lệ cho vay quá cao thì sẽ giảm tài sản có khả năng thanh khoản cao, gây ra rủi ro thanh khoản. Hơn nữa, qua việc xem xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng

tổng tài sản và tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh khoản của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán, thể hiện qua biểu đồ dƣới đây:

Biểu đồ 4.2: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản và tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh hoản của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn

chứng khoán

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo hợp nhất của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán)

Nhìn vào Biểu đồ 4.2, cho thấy tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản thấp hơn tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh khoản. Điều đó cho thấy tổng tài sản của các ngân hàng trong 11 năm 2007-2017 tăng thì các ngân hàng chủ yếu cũng đầu tƣ vào các tài sản thanh khoản nhƣ tăng tỷ lệ dự trữ các tài sản có khả năng thanh khoản cao. Kết quả này hoàn toàn phủ hợp với kết quả nghiên cứu của Shen và cộng sự (2009) cho rằng giữ những tài sản thanh khoản có thể làm giảm rủi ro thanh khoản. Vì vậy, quan hệ giữa quy mô ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong khoảng thời gian nghiên cứu là tỷlệ nghịch. Trong thời gian tới, để giảm rủi ro thanh khoản ngoài việc tăng quy mô tài sản, thì việc cân đối rủi ro bằng những tài sản thanh khoản cũng là một giải pháp có hiệu quả.

Tƣơng quan giữa tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ dự trữ thanh khoản(LLR) là 0.2817, cụ thể chứng minh qua biểu đồ về mối quan hệ giữa tốc độ

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 % tăng trƣởng tổng tài sản

tăng trƣởng lợi nhuận và tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh khoản của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán nhƣ sau:

Biểu đồ 4.3: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận và tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh hoản của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn

chứng khoán

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo hợp nhất của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán)

Nhìn vào Biểu đồ 4.3 cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận và tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh khoản của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán. Điều đó có thể kết luận nếu ngân hàng có lợi nhuận cao đa số các NHTMCP tại Việt Nam thì nguồn thu chủ yếu từ tín dụng chiếm 70% trong tổng nguồn thu của ngân hàng3) thì ngân hàng sẽ tăng tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản, hay nói cách khác thì việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động để cho vay, các khoản vay có chất lƣợng cao thì sẽ làm cho rủi ro thanh khoản t đi.

3 Nguồn: Thu nhập của hàng loạt ngân hàng đang phải lệ thuộc trên 70% vào hoạt động tín dụng. http://cafef.vn/thu-nhap-cua-hang-loat-ngan-hang-dang-phai-le-thuoc-tren-70-vao-hoat-dong-tin-dung- -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Tác giả đã sử dụng phần mềm thống kê Stata 13 để tiến hành hồi quy lần lƣợtmô hình Pooled-OLS, FEM, REM, FGLSđể ƣớc lƣợng các mô hình từ đó tìm ra tác động của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội. Cũng nhƣ d ng các kiểm định khác nhau để tìm ra mô hình ƣớc lƣợng phù hợp nhất cho dữ liệu mà tác giả đã thu thập đƣợc. Theo đó tác giả đã xây dựng mô hình để đo lƣờng các tác động đến rủi ro thanh khoản (FGAP) bao gồm: Tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng (CAP), Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản (TLA), Tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng (ROE), Quy mô tổng tài sản (SIZE1), Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR), Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LLR).

Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp kiểm định White, kiểm định Hausman, kiểm định đa cộng tuyến, để kiểm định sự phù hợp của mô hình từ đó xây dựng mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTMCP niêm yết

trên sản chứng khoán TP.HCM và Hà Nội là: FGAPi,t= -0.6864768 +

0.6738324LDRi,t + εi,t.. Theo đó, kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động (LDR) có quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: Tỷ lệ dự nợ cho vay/Tổng tài sản (TLA) có mối tƣơng quan dƣơng so với rủi ro thanh khoản (FGAP); Tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng nợ (LLR) có mối tƣơng quan âm so với rủi ro thanh khoản (FGAP ; tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ dƣ nợ cho vay/tổng tài sản T và tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE).

Với kết quả nghiên cứu trên tác giả sẽ kiến nghị nhữnggiải pháp để nâng cao khả năng thanh khoản của các ngân hàng thƣơng cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại chƣơng 5.

CHƢƠNG 5. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

5.1.Kiến nghị giải ph p quản trị rủi ro thanh hoản NHTMCP niêm ết trên sàn giao dịch chứng ho n thời gian tới.

Hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hiện nay phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản luôn đƣợc các ngân hàng qua tâm hàng đầu. Thông qua phƣơngpháp hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro thanh khoản, sau đây tác giả xin gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong thời gian tới.

5.1.1. Kiến nghịđối với các NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội. khoán TP.HCM và Hà Nội.

5.1.2. Kiến nghị các giải pháp từ kết quả phân tích mô hình

Kiểm soát rủi ro tín dụng

Đối với các các NHTM nói chung và NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, tăng trƣởng tín dụng luôn là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu, bởi tín dụng tăng trƣởng một cách hợp lý và chất lƣợng sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an toàn cho ngân hàng. Dƣ nợ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng. Hoạt động này thƣờng chiếm khoảng 60 – 80% tổng tài sản của NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, cho nên thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của các NHTM.

Nghiên cứu tại chƣơng 4 cho thấy, Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động (LDR) có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản cho thấy có khả năng tỷ lệ dự nợ cho vay trên vốn huy động càng cao thì rủi ro thanh khoản càng cao. Hay nói cách khác tăng trƣởng tín dụng quá cao sẽ làm rủi ro thanh khoản tăng cao. Do vậy, để kiểm soát rủi ro thanh khoản, các ngân hàng cần kiểm soát rủi ro tín dụng.

Để tăng cƣờng và nâng cao cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và việc các ngân hàng đang dần áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ƣớc quốc tế Basel II, các NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cần quan tâm đến một số giải pháp nhƣ sau:

Thứ nhất, cần tăng cƣờng hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng. Việc nâng cao trách nhiệm cũng nhƣ vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ là cách hữu hiệu để ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Qua các hoạt động kiểm soát từ đó phát hiện, ngăn ngừa và có thể chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Ngoài ra, cần chú trọng hơn nữa việc tăng cƣờng hoạt động kiểm soát các chuẩn mực đạo đức nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các rủi ro về đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.

Thứ hai, luôn phải kiểm soát hiệu quả của hoạt động tín dụng bằng các chuẩn mực cụ thể rõ ràng, tránh các tình trạng cho vay tràn lan ồ ạt với quy trình thẩm định lỏng lẻo. Đặc biệtvới nhóm ngành nhƣ là bất động sản, d đó có là khoản vay cho mục đ ch đầu tƣ bất động sản hay sử dụng các bất động sản dƣới hình thức các tài sản thế chấp/đảm bảo cho khoản vay thì ngân hàng luôn cần có các quy định nghiêm ngặt để giám sát chặt chẽ trƣớc và sau khi giải ngân.

Ba là, giải quyết những tồn đọng về tài chính. Giải quyết những tồn đọng về tài chính ở đây bao gồm việc giải quyết các khoản nợ xấu và thoái vốn tại các tổ chức tín dụng do việc sở hữu chéo gây nên. Để đáp ứng đúng các yêu cầu đó, mỗi ngân hàng cần phải đánh giá chính xác về thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại chính ngân hàng mình cũng nhƣ xác định đúng bản chất để có thể giải quyết nợ xấu bằng việc chủ động thu hồi nợ, giảm dần khoản nợ quá hạn (nhóm 2) và các khoản nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5). Hỡn nữa, cần phân loại nợ xấu theo các tiêu chí một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)