Kiến nghị các giải pháp từ kết quả phân tích mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (Trang 57 - 61)

Kiểm soát rủi ro tín dụng

Đối với các các NHTM nói chung và NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, tăng trƣởng tín dụng luôn là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu, bởi tín dụng tăng trƣởng một cách hợp lý và chất lƣợng sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an toàn cho ngân hàng. Dƣ nợ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng. Hoạt động này thƣờng chiếm khoảng 60 – 80% tổng tài sản của NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, cho nên thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của các NHTM.

Nghiên cứu tại chƣơng 4 cho thấy, Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động (LDR) có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản cho thấy có khả năng tỷ lệ dự nợ cho vay trên vốn huy động càng cao thì rủi ro thanh khoản càng cao. Hay nói cách khác tăng trƣởng tín dụng quá cao sẽ làm rủi ro thanh khoản tăng cao. Do vậy, để kiểm soát rủi ro thanh khoản, các ngân hàng cần kiểm soát rủi ro tín dụng.

Để tăng cƣờng và nâng cao cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và việc các ngân hàng đang dần áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ƣớc quốc tế Basel II, các NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cần quan tâm đến một số giải pháp nhƣ sau:

Thứ nhất, cần tăng cƣờng hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng. Việc nâng cao trách nhiệm cũng nhƣ vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ là cách hữu hiệu để ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Qua các hoạt động kiểm soát từ đó phát hiện, ngăn ngừa và có thể chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Ngoài ra, cần chú trọng hơn nữa việc tăng cƣờng hoạt động kiểm soát các chuẩn mực đạo đức nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các rủi ro về đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.

Thứ hai, luôn phải kiểm soát hiệu quả của hoạt động tín dụng bằng các chuẩn mực cụ thể rõ ràng, tránh các tình trạng cho vay tràn lan ồ ạt với quy trình thẩm định lỏng lẻo. Đặc biệtvới nhóm ngành nhƣ là bất động sản, d đó có là khoản vay cho mục đ ch đầu tƣ bất động sản hay sử dụng các bất động sản dƣới hình thức các tài sản thế chấp/đảm bảo cho khoản vay thì ngân hàng luôn cần có các quy định nghiêm ngặt để giám sát chặt chẽ trƣớc và sau khi giải ngân.

Ba là, giải quyết những tồn đọng về tài chính. Giải quyết những tồn đọng về tài chính ở đây bao gồm việc giải quyết các khoản nợ xấu và thoái vốn tại các tổ chức tín dụng do việc sở hữu chéo gây nên. Để đáp ứng đúng các yêu cầu đó, mỗi ngân hàng cần phải đánh giá chính xác về thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại chính ngân hàng mình cũng nhƣ xác định đúng bản chất để có thể giải quyết nợ xấu bằng việc chủ động thu hồi nợ, giảm dần khoản nợ quá hạn (nhóm 2) và các khoản nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5). Hỡn nữa, cần phân loại nợ xấu theo các tiêu chí một cách chi tiết, cụ thể nhƣ nợ xấu do tác động khách quan, do chủ quan; phân loại dựa vào mức độ rủi ro; phân loại nợ xấu theo từng lĩnh vực nợ xấu để có các biện pháp riêng để giải quyết phù hợp theo từng tiêu chí. Ngân hàng nênlập kế hoạch cũng nhƣ cần có lộ trình chi tiết để có thể triển khai đảm bảo thoái vốn đúng quy định, góp phần tạo môi trƣờng tài chính lành mạnh cho hoạt động ngân hàng. Từ đó, phần nào hạn chế rủi ro đến từ sự chi phối của sở hữu chéo, giúp tình hình hoạt động của các ngân hàng trở nên an toàn hơn.

Bốn là, phát triển các quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Vận dụng quy trình quản trị rủi ro cần phải đƣợc thực hiện đối với riêng từng rủi ro và cả toàn bộ danh mục rủi ro.

Đối với việc quản trị rủi ro tín dụng, từng ngân hàng cần thực hiện quản trị rủi ro đối với riêng mỗi khoản tín dụng và đối với toàn bộ danh mục tín dụng. Phải luôn có hệ thống kiểm tra, giám sát chất lƣợng của toàn bộ danh mục tín dụng và hệ thống này cần tƣơng th ch với tính chất, quy mô và tính phức tạp của từng danh mục tín dụng. Bên cạnh đó, để tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng cần phải hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hƣớng sau: tăng cƣờng trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật; thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều nhƣ chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.

Quản lý tốt các tài sản thanh khoản

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng nợ mặc dù không có ý nghĩa thống kê, nhƣng có mối tƣơng quan nghịch với rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Để giảm rủi ro thanh khoản thì các nhà lãnh đạo phải chú trọng đến tỷ lệ này.

Tài sản thanh khoản đƣợc hiểu là loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt c ng với chi phí thấp nhất. Những loại tài sản này có thể dễ dàng đƣợc mua bán trên thị trƣờng thứ cấp hoặc đƣợc Ch nh phủ chiết khấu.

Cơ cấu của loại tài sản này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Quy định vê dự trữ bắt buộc của NHTW; Khả năng tạo ra thu nhập của loại tài sản; Quản lý chủ động danh mục các tài sản thanh khoản; Quản lý tốt các quỹ thanh toán.

Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ thanh khoản bao gồm cả dự trữ bằng tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHNN, tiền gửi các TCTD khác) và dự trữ thứ cấp (giấy tờ có giá có đủ điều kiện để tái cấp vốn/ tái chiết khấu; hạn mức tín dụng đƣợc cấp bởi tổ chức tài ch nh khác… . àm nhƣ vậy nhằm đảm bảo duy trì DTBB của yêu cầu từ Ngân hàng Nhà nƣớc và để đối phó với các dòng tiền đi ra.

Mức độ dự trữ về ngân quỹ, dự trữ thanh toán cần thiết của mỗi ngân hàng thƣơng mại là rất khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ uy t n của NHTM trên thị trƣờng, bao gồm các yếu tố sau: yếu tố thị trƣờng là thị trƣờng liên ngân hàng và thị trƣờng với tổ chức kinh tế, dân cƣ; yếu tố chính sách tái chiết khấu, tái cấp vốn của NHNN; yếu tố chất lƣợng tín dụng… Trong thực tiễn, một số ngân hàng không thể lƣợng định tốt hoặc không có khả năng lƣợng đƣợc mức độ dự trữ ngân quỹ, dự trữ thanh toán cần thiết của ngân hàng mình; cơ cấu về dƣ nợ tín dụng trên tổng tài sản có hoặc trên tổng nguồn vốn huy động tiền gửi luôn ở ngƣỡng cao. Thì ngân hàng cần giải quyết tình trạng vay mƣợn quá nhiều ở các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các cá nhân và các tổ chức tài chính khác, rồi sau đó chuyển hoá thành những tài sản đầu tƣ có kỳ hạn. Để không dẫn đến tình trạng mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn xảy ra đối với ngân hàng.

Để đảm bảo đƣợc khả năng chi trả mọi thời điểm, các NHTM cần phải giám sát hằng ngày lƣợng ngân quỹ, dự trữ thanh khoản của chính ngân hàng mình. khía cạnh này, một số t ngân hàng đã không thực sự chú trọng, cho nên đã không nắm giữ đủ một khối lƣợng những giấy tờ có giá nhƣ Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu NHNN... Do vậy, ngân hàng rất bị động khi có sự biến động hơi bất thƣờng về cung hoặc cầu thanh khoản trong hoạt động, khi không thể vay nhanh chóng nguồn tín dụng tái cấp vốn, tái chiết khấu từ NHNN. Do đó, các NHTM cần phải đo lƣờng, phân tích và tính toán con số một cách hợp lý về dự trữ thanh khoản để sao cho vừa không dƣ thừa một lƣợng tiền mặt trong ngân quỹ lại vừa có thể đảm bảo đƣợc an toàn thanh khoản. Điều kiện thanh khoản thƣờng đƣợc đảm bảo không chỉ bằng các khoản tín dụng ngắn hạn có chất lƣợng mà còn bằng các khoản đầu tƣ vào giấy tờ có giá dễ chuyển đổi ra tiền trên thị trƣờng.

Cần xác định dự trữ thanh khoản với từng nhóm nguồn vốn cũng nhƣ yêu cầu dự trữ thanh khoản đối với từng nhóm nguồn vốn,đƣợc tính bằng tỷ lệ dự trữ thanh khoản của từng nhóm. Tỷ lệ dự trữ nêu trênđƣợc xác định tỷ lệ nghịch với mức độ ổn định của nguồn vốn, thƣờngdao động trong khoảng 90%-95% nguồn vốn

nóng còn lại sau khi trích lập dự trữ bắt buộc, bằng 30% nguồn vốn kém ổn định sau khi trích lập DTBB và bằng 15% nguồn vốn ổn định sau khi trích lập DTBB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)