Phân bố số cây theo đƣờng kính đƣợc xem là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của quy luật kết cấu lâm phần. Từ số liệu điều tra trên các OTC, bằng phần mềm xử lý thống kê Microsoft Excel, dựa vào tần số phân bố thực nghiệm đề tài mô hình hoá cấu trúc tần số N/D theocác phân bố lý thuyết phù hợp, kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4. 7. Tham số các phân bốN/D1.3 của lâm phần có Trà hoa vàng phân bố STT Phân bố Các tham số χ2tính χ2bảng Kết luận
α β γ λ
1 Khoảng cách 0,42 0,18 7,02 11,07 Ho+
2 Mayer 3011,11 0,18 737,59 11,07 Ho-
3 Weibull 1,00 0,13 634,66 12,59 Ho-
Từ bảng kết quả trên cho thấy, trong 03 dạng phân bố trên, phân bố khoảng cách có chỉ số χ2tính< χ2bảng (xác xuất bằng 0,05) hay nói cách khác phân bố số cây theo
đƣờng kính tuân theo quy luật của phân bố khoảng cách với tần suất phân bố tập trung
vào cấp kính từ 9 – 12,9cm (cấp kính thứ 2). Vì vậy, phân bố khoảng cách đƣợc chấp
nhận. Từ số liệu tính toán đề tài vẽ biểu đồ phân bố N/D của rừng lùn nhƣ sau:
Hình 4. 2. Phân bốN/D của kiểu rừng phân bốTrà hoa vàng
Phần lớn số cây đều tập trung ở cỡ đƣờng kính 11-12 cm. Từ phân bố N/D của rừng lùn trong hình 4.4 có thể nhận thấy, hàm khoảng cách là hàm mô phỏng tốt phân bố N/D cho những quần xã có sự biến động về đƣờng kính không lớn và có cấu trúc tƣơng đối thuần nhất. Điểm khác biệt cơ bản nhất là sự ổn định trong qui luật kết cấu N/D của rừng lùn. Đồ thị dạng chữ “J” này sẽ rất ổn định và sự thay đổi số cây cũng nhƣ đƣờng kính đều rất thấp. Có thể nói, kết cấu này đã đạt tới trạng thái “cao đỉnh khí hậu” nhƣ đã nêu trên và nó cũng là một minh chứng về sự khác biệt cơ bản trong những đặc trƣng lâm học của rừng lùn.