CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI MỞ CHÍNH SÁCH
5.2 Gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân
5.2.1 Nhân tố năng lực doanh nghiệp
Bảng 5.1 Thống kê mơ tả đối với nhóm nhân tố thuộc về năng lực doanh nghiệp Nhân tố Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
DN1 2.55 .882 DN2 2.56 .836 DN3 2.58 .834 DN4 2.99 .736 DN5 3.28 .767 DN6 3.07 .828
Tác động của nhân tố này thể hiện thông qua các biến đo lường bao gồm: giá trị TSBĐ, vốn đối ứng, phương án sử dụng vốn vay, hóa đơn chứng từ, báo cáo tài chính. Đây là những yếu tố có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV nhưng các nhân tố này được đánh giá khá thấp với mức điểm trung bình là 2,79/5. Trong đó, 2 nhân tố có điểm trung bình thấp nhất đó là khả năng đáp ứng yêu cầu về giá trị TSBĐ với mức điểm là 2,55/5 và đáp ứng yêu cầu về vốn đối ứng là 2,56/5, có thể nói, đây là các điểm yếu phổ biến của các DNNVV và là 2 điểm yếu nan giải nếu khơng có sự hỗ
trợ từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức bảo lãnh. Một số gợi ý về các giải pháp
có thể khắc phục được các điểm yếu về nhân tố tiếp cận vốn từ phía doanh nghiệp có thể triển khai trong thực tiễn tại địa bàn như sau:
5.2.1.1 Ngân hàng thương mại cần áp dụng linh hoạt điều kiện tài sản đảm bảo, tăng tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị tài sản đảm bảo
Thứ nhất, áp dụng linh hoạt điều kiện tài sản đảm bảo cho từng nhóm đối tượng
khách hàng DNNVV.
Tài sản đảm bảo được coi là nguồn trả nợ cuối cùng của DNNVV cho NHTM
khi phát sinh rủi ro DNNVV khơng có khả năng trả nợ, nhưng nếu quá coi trọng tiêu chí này sẽ dẫn đến hệ lụy nhiều DNNVV khơng có tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản đảm
bảo thấp không thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng, NHTM khơng mở rộng được
quy mơ tín dụng. Trên thực tế, để đảm bảo an toàn thực sự cho nguồn vốn của NHTM không phải là tài sản thế chấp của DNNVV mà chính là tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV. Nếu NHTM thực hiện được việc đổi mới chính sách cấp tín dụng theo hướng căn cứ vào tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực của NHTM trong quản trị
rủi ro tín dụng thì sẽ khắc phục được tình trạng thiếu tài sản thế chấp của DNNVV, cũng
như góp phần giải quyết vấn đề nợ xấu của các NHTM hiện nay.
Thứ hai, tăng tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị tài sản đảm bảo.
Để tăng tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị tài sản đảm bảo, NHTM cần chú trọng các giải pháp sau:
Một là, NHTM cần xây dựng hệ thống thông tin về bất động sản. Phối hợp với
các tổ chức môi giới, các công ty nghiên cứu thị trường xây dựng bộ dữ liệu thơng tin thị trường phục vụ cho tồn hệ thống ngân hàng. Từ đó, NHTM có các cơ sở dữ liệu để xem xét rõ ràng hơn khi ra quyết định cấp tín dụng, qua đó hạn chế được rủi ro tín dụng phát sinh.
Hai là, việc định giá tài sản đảm bảo phải đảm bảo tính cạnh tranh và quyền lợi của DNNVV. Để áp dụng tỷ lệ tài sản đảm bảo/tổng hạn mức tín dụng một cách hợp lý, NHTM cần phân loại các DNNVV có quan hệ tín dụng. Trên cơ sở này, NHTM mở
rộng tỷ lệ cho vay tín chấp đối với các DNNVV hoạt động tốt để tăng hạn mức tín dụng
cho DNNVV.
Ba là, đối với các tài sản thế chấp là hàng hóa, máy móc thiết bị,... các NHTM cần xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định đủ trình độ để thẩm định hoặc thành lập bộ phận thẩm định các tài sản thế chấp đặc thù tập trung ở Hội sở chính. Ngồi ra, có thể thực hiện thuê đơn vị thẩm định độc lập để thẩm định các tài sản đảm bảo của DNNVV.
5.2.1.2 DNNVV cần có phương án tăng vốn chủ sở hữu nhằm giải quyết gia tăng mức độ tự chủ tài chính.
Bên cạnh TSBĐ và vốn đối ứng thì các DNNVV cũng bị đánh giá thấp trong việc
lập phương án sử dụng vốn vay, các chủ DN thường rất chủ quan và áp đặt khi trình bày
phương án sử dụng vốn vay, do vậy thường khó thuyết phục được NHTM xét duyệt cho vay, điểm trung bình đối với khả năng lập phương án sử dụng vốn vay chỉ đạt mức 2,58/5 điểm.
Các DNNVV ở vùng KTTĐ phía Nam cần có phương án tăng vốn chủ sở hữu để giải quyết nhu cầu thiếu hụt về vốn, tăng cường mức độ tự chủ tài chính đáp ứng điều
kiện cấp tín dụng của NHTM. Đồng thời, khi doanh nghiệp tăng vốn sẽ thể hiện cam kết
và trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mức độ tham gia vào các dự án đầu tư, do đó sẽ giảm rủi ro trong q trình cho vay của NHTM.
5.2.1.3 Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị điều hành cho lãnh đạo và đội ngũ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngoài các yếu tố về TSBĐ, vốn đối ứng, nhân tố về hóa đơn chứng từ và tính minh bạch của báo cáo tài chính của DN cũng chỉ đạt 2,99/5 và 3,28/5, đây là một mức điểm không phải là cao. Nguyên nhân thực tế cho thấy, các nhân tố trên không được các nhà quản lý DNNVV vùng KTTĐ phía Nam chú trọng xuất phát từ trình độ quản trị, quản lý chưa cao. Chủ các DNNVV thường là các kỹ thuật viên, kỹ sư hoặc lao động lành nghề tự đứng ra thành lập và vận hành DN, họ vừa quản lý, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất do vậy việc quản trị điều hành doanh nghiệp hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm
tất yếu dẫn đến việc các nhà quản lý các DN trên đánh giá thấp tầm quan trọng của các
nhân tố về phương án kinh doanh, hóa đơn chứng từ, và tính minh bạch trong báo cáo tài chính.
Giải pháp cho nhân tố trên cho thấy, các chủ DNNVV tại vùng KTTĐ phía Nam
cần chú trọng nâng cao năng lực, trình độ cũng như uy tín của lãnh đạo doanh nghiệp vì đây là những người điều hành, quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là đại diện pháp luật của doanh nghiệp cam kết và thực thi nghĩa vụ trả nợ. Trình độ của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn là tiêu chí rất quan trọng làm căn cứ để NHTM quyết định cho DNNVV vay vốn.
Ngồi ra, chính quyền và địa phương các cấp tỉnh/thành phố trực thuộc các
tỉnh/thành phố trọng yếu như Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… và các cơ
quan sở tại tại vùng KTTĐ phía Nam cần xúc tiến phát triển DNNVV qua việc tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tuyên truyền về vấn đề này tới các nhà quản trị, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của trình độ học vấn, kinh nghiệm quản trị đồng thời khuyến khích các nhà quản lý tự bồi dưỡng, nâng cao tri thức. Điều này không chỉ giúp các chủ DN thành thạo hơn trong việc lập một bộ hồ sơ xin vay vốn mà cịn giúp các chủ DN nâng cao trình độ quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN mình.