Nhân tố thông tin bất cân xứng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng kinh tế trọng điểm phía nam (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI MỞ CHÍNH SÁCH

5.2 Gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân

5.2.2 Nhân tố thông tin bất cân xứng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngân hàng

và ngân hàng thương mại

Bảng 5.2: Thống kê mô tả đối với nhóm nhân tố thuộc về thơng tin bất cân xứng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngân hàng thương mại

Nhân tố Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

BCX1 3.08 .741

BCX2 3.03 .642

BCX3 3.45 .635

BCX4 3.44 .738

BCX6 3.12 .853

Đây là nhân tố tác động mạnh thứ hai đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV vùng KTTĐ phía Nam, nhân tố này được đo lường thông qua các biến DN sử dụng vốn sai mục đích, thơng tin DN cung cấp chưa chính xác, DN thiếu thiện chí trong việc thanh tốn nợ cho ngân hàng, ngân hàng kiểm sốt chặt dịng tiền của DN. Đây là nhân tố tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV và có mức điểm trung bình là 3,08/5. Trong số các nhân tố về thông tin bất cân xứng giữa NHTM và doanh nghiệp thì 2 nhân tố thuộc về phía DN có điểm trung bình cao nhất là nhân tố

“DN sử dụng vốn sai mục đích” với điểm trung bình là 3,12/5 và “Thơng tin DN cung cấp khơng chính xác” có điểm trung bình là 3,08.

Thực tế cho thấy, các DNNVV khi vay vốn nhằm đạt được các thuận lợi trong việc xét duyệt hồ sơ, thường tập trung vào những mục đích vay phổ biến như vay bổ sung vốn lưu động, vay bổ sung vốn kinh doanh, hoặc xin vay với nhiều mục đích sử dụng vốn khác nhau để có thể nhận khoản vay cao nhất có thể. Bên cạnh đó, nhằm vay được vốn các DN có thể cung cấp những thơng tin thiếu chính xác cho NHTM. Sau khi được giải ngân, họ có thể chi cho những hoạt động khác với mục đích vay vốn đã cam

kết, điều này sẽ dẫn đến hiệu quả nguồn vốn tín dụng khơng đảm bảo theo chính sách

tín dụng hoặc chương trình hỗ trợ. Ngồi ra, sẽ làm cho các NHTM khơng kiểm sốt được thực chất mục đích sử dụng vốn của các DN, dễ gây đến tổn thất cho NH trong trường hợp các DN không trung thực về mục đích sử dụng vốn của mình. Một số giải pháp gợi mở có thể nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ việc cải thiện nhân tố thông tin bất cân xứng giữa doanh nghiệp và ngân hàng.

5.2.2.1 Tăng tính minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

DNNVV cần lành mạnh hóa tình hình tài chính, điều này vừa giúp DNNVV sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro, vừa giúp NHTM có đầy đủ thông tin để xem xét, đánh giá dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV và ước lượng được những rủi ro có thể xảy ra khi có biến động của thị trường.

Tính khơng minh bạch tình hình tài chính, tình trạng duy trì đồng thời nhiều hệ thống sổ sách kế toán nhằm lập báo cáo tài chính theo những mục đích định sẵn là một trong những nguyên nhân cản trở sự tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV do

sự bất cân xứng về thông tin giữa NHTM và các DNNVV. Chính vì thế, DNNVV cần

có một hệ thống sổ sách kế tốn tài chính rõ ràng, minh bạch để NHTM hiểu rõ hơn về hoạt động của doanh nghiệp. DNNVV cần có lộ trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào công tác quản trị của doanh nghiệp, đảm bảo trách nhiệm giải trình và sự minh bạch trong việc ra quyết định sẽ giúp DNNVV giảm thiểu rủi ro, từ đó nâng cao khả năng

tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và giảm chi phí tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, khi minh bạch các hoạt động tài chính thơng qua sử dụng dịch vụ thanh toán tại NHTM, điều này sẽ giúp các NHTM dễ dàng nắm bắt được tình hình tài chính của DN, từ đó giảm bớt thông tin bất cân xứng trong cho vay. Thông tin tài chính minh bạch, cơng khai giúp nâng cao trách nhiệm của chủ DN đối với việc sử dụng các nguồn tài chính, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước và các NHTM

nắm bắt được tình hình, nhu cầu hoạt động của DN từ đó có những chính sách hỗ trợ

phù hợp, kịp thời.

5.2.2.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường tìm hiểu quy trình, thủ

tục và điều kiện vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, thanh tốn nợ gốc và lãi

vay đúng hạn cho ngân hàng thương mại.

Xuất phát từ những lý do về bất cân xứng thông tin giữa bản thân các DNNVV

tại và các NHTM, các DN cần phải cân nhắc các nhu cầu cũng như các mục đích cần

thiết cho hoạt động của DN. Các DNNVV cần phải xác định rõ mục đích vay vốn, số

tiền cần vay, thời điểm sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ và sử dụng vốn vay đúng mục

đích và hiệu quả,… để đảm bảo thanh toán nợ gốc và lãi vay đúng hạn cho NHTM, tránh tình trạng DNNVV phải tạm dừng dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh do thiếu vốn dẫn đến tình trạng thua lỗ mất khả năng trả nợ cho NHTM.

Để làm được điều này, bản thân DNNVV cần xác định chiến lược kinh doanh rõ ràng, tránh sử dụng vốn vay ngân hàng đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà DNNVV có ít kinh nghiệm, có độ rủi ro cao làm cho DNNVV mất khả năng thanh

toán. DNNVV cũng cần chủ động tham vấn ý kiến của các chuyên gia kinh tế hoặc chính các nhân viên của NHTM để có những quyết định đầu tư chuẩn xác.

5.2.2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường xây dựng và củng cố

mối quan hệ với ngân hàng thương mại, chính quyền địa phương và các doanh

nghiệp khác.

Để hạn chế tình trạng DNNVV sử dụng vốn vay sai mục đích. NHTM cần tăng cường cơng tác hỗ trợ, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của DNNVV một cách chặt chẽ, một mặt không để DNNVV vi phạm các điều khoản ký kết trong hợp đồng tín dụng; mặt khác cũng giúp NHTM nắm rõ những khó khăn mà DNNVV đang gặp phải, từ đó có thể tư vấn hoặc giới thiệu cho DNNVV những đối tác kinh doanh, đồng thời có thể cấp thêm tín dụng cho những nhu cầu mới phát sinh mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng giúp cho q trình sản xuất kinh doanh của DNNVV diễn ra liên tục và có hiệu quả.

Về phía các DNNVV cũng cần tăng cường thiết lập mối quan hệ nghiệp vụ, quan

hệ xã hội với NHTM như mở tài khoản giao dịch, tăng cường hoạt động thanh toán, chuyển lương qua ngân hàng,… ln có tinh thần hợp tác và giữ uy tín đối với NHTM, nhất là trong cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh và tài sản đảm bảo để NHTM có biện pháp hỗ trợ kịp thời khi phát sinh rủi ro. Trung thành với một NHTM trong quan hệ tín dụng, giúp giảm bớt tình trạng thơng

tin bất cân xứng, qua đó NHTM sẽ yên tâm hơn khi cấp tín dụng cho DN. DNNVV cần tạo được lịng tin từ phía NHTM bằng cách chia sẻ thông tin trung thực, cởi mở và thiện

chí với NHTM

DNNVV cần tích cực tham gia vào các hiệp hội DN trên địa bàn để học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý và kinh doanh, tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa các DNNVV thành viên, phát triển và củng cố thương hiệu. DNNVV cần mạnh dạn tham gia đối thoại với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng kinh tế trọng điểm phía nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)