Nghiên cứu của Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2015)
Nhóm tác giả nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của hệ thống NHTM tại Việt Nam, sử dụng dữ liệu gồm 28 NHTM tại Việt Nam từ năm 2002 đến 2013. Trong đó, đo lường khả năng sinh lời của NHTM tại Việt Nam
bằng lợi nhuận trên một đơn vị tài sản (ROA: return on assets) và lợi nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu (ROE: return on equity). Để nhận dạng nhân tố nào làm tăng hay làm giảm khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để ước lượng sự biến động của biến khả năng sinh lời của ngân hàng (nghĩa là ROA và ROE là biến phụ thuộc) bởi nhóm các biến độc lập, gồm các biến thuộc về ngân hàng như quy mô, chi phí hoạt động, cho vay, vốn ngân hàng, hình thức sở hữu của NHTM và các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng GDP, giao dịch thị trường chứng khoán.
Mô hình nghiên cứu có dạng:
ROA = a0 + a1 x Quy mô + a2 x Chi phí hoạt động + a3 x Cho vay + a4 x Vốn ngân hàng + a5 x Hình thức sở hữu của NHTM + a6 x Thời gian + a7 x Lạm phát + a8 x Tăng trưởng GDP + a9 x Giao dịch thị trường chứng khoán + e
ROE = b0 + b1 x Quy mô + b2 x Chi phí hoạt động + b3 x Cho vay + b4 x Vốn ngân hàng + b5 x Hình thức sở hữu của NHTM + b6 x Thời gian + b7 x Lạm phát + b8 x Tăng trưởng GDP + b9 x Giao dịch thị trường chứng khoán + e
Mô tả các biến nghiên cứu: Biến phụ thuộc:
ROA và ROE (ROA được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản ngân hàng, ROE được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và vốn chủ sở hữu của ngân hàng).
Biến giải thích:
Quy mô: Đo lường quy mô hoạt động mỗi NHTM.
Chi phí hoạt động: Được đo lường bằng tỷ số “chi phí hoạt động/tổng tài sản”. Cho vay: Được đo lường bằng tỷ số “dư nợ vay/tổng tài sản”.
Hình thức sở hữu của NHTM: Là biến giả, được gán giá trị 1 cho NHTM quốc doanh (NHTM quốc doanh là NHTM có vốn sở hữu của nhà nước trên 50%), giá trị 0 cho NHTM cổ phần.
Lạm phát: Đo lường bằng chỉ số tăng giá tiêu dùng hàng năm tại Việt Nam. Tăng trưởng GDP: Đo lường bằng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm.
Giao dịch thị trường chứng khoán: Đo lường bằng tỷ số giữa giá trị giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán Việt Nam so với giá trị tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hàng năm.
Thời gian: Biến này được gán giá trị 1 cho năm 2002, 2 cho năm 2003… và 12 cho năm 2013. Biến này dùng để điều tra xu hướng của ROA và ROE qua khoảng thời gian 2002-2013.
Kết quả nghiên cứu cho thấy (i) Quy mô ngân hàng và chi phí hoạt động có tác động tích cực đến cả ROA và ROE. Vốn ngân hàng có tác động tích cực đến ROA, nhưng tiêu cực đến ROE. Không có mối tương quan rõ ràng giữa quy mô cho vay và khả năng sinh lời của ngân hàng; (ii) NHTM cổ phần có khả năng sinh lời tốt hơn NHTM quốc doanh; (iii) Các nhân tố vĩ mô (tăng trưởng GDP và doanh số giao dịch trên thị trường chứng khoán) đều có tác động tích cực đến ROA và ROE. Cuối cùng, ROA và ROE thể hiện xu hướng suy giảm trong khoảng thời gian 2002-2013.
Nghiên cứu của Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013)
Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố quyết định đến thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng thương mại ở Việt Nam với sự nhấn mạnh đặc biệt về loại hình sở hữu của ngân hàng. Sử dụng dữ liệu thứ cấp của 30 NHTM với 150 quan sát trong giai đoạn 2008 – 2012, áp dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để ước lượng các hệ số hồi quy. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự tác động của loại hình sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.
Đồng thời, quy mô hoạt động cho vay, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.
Mô hình nghiên cứu có dạng:
NIMi = β0 + β1OWNERSHIPi + β2SIZEi + β3OCi + β4CRi + β5LIQi + β6CAPi
+ εi Mô tả các biến:
Biến phụ thuộc:
NIM : Thu nhập lãi cận biên Biến độc lập:
OWNERSHIP: Quyền sở hữu ( là 1 nếu NHTM nhà nước; 0 nếu là NHTM cổ phần)
SIZE: Quy mô hoạt động cho vay ( Logarit tự nhiên của tổng dư nợ cho vay) OC: Chi phí hoạt động (Chi phí hoạt động chia cho tổng tài sản)
CR: Rủi ro tín dụng (Dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ tín dụng)
LIQ: Rủi ro thanh khoản (Tài sản có tính thanh khoản chia cho tổng tài sản) CAP: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản)
Với mục tiêu đo lường tác động của loại hình sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thông qua thực nghiệm, nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân đối của 30 NHTM trong khoảng thời gian từ 2008 – 2012. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được thu nhập lãi cận biên của NHTM nhà nước thấp hơn NHTM cổ phần. Kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy người nắm quyền sở hữu trong NHTM cổ phần thường quan tâm nhiều đến việc quản lý chi phí bỏ ra và luôn luôn cân nhắc để chi tiêu sao cho có hiệu quả; đồng thời họ cũng rất quan tâm đến việc huy động vốn từ nguồn nào, sử dụng như thế nào để tránh lãng phí, thất thoát.
Nghiên cứu của Phạm Thị Hằng Nga (2013)
Tác giả đã nghiên cứu và đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam theo khung an toàn Camels, nhằm đánh giá được năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2003 -2012, cũng từ kết quả đánh giá được , tác giả đã đưa ra được mô hình về năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam bị chi phối bởi 13 yếu tố gồm: Quy mô vốn chủ sở hữu; Đòn bẩy tài chính; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Dư nợ/tổng tài sản có ;Nợ xấu/ Tổng dư nợ; ROA; ROE; NIM; Chỉ số chi phí hoạt động; Tỷ lệ thanh khoản tài sản; Hệ số đảm bảo tiền gửi; Hệ số thanh khoản ngắn hạn; Dự nợ cho vay/tiền gửi, tất cả các nhân tố trên đều có sự tác động nhất định đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam.
Nghiên cứu của Bùi Hoàng Anh (2014)
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi NHTMCP, phân tích thực trạng và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợivà khả năng cạnh tranh của các NHTMCP, xây dựng một hệ thống ngân hàng vững chắc, hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu đinh lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM niêm yết tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định tính: phân tích thống kê, mô tả: mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu, thống kê các biến độc lập và biến phụ thuộc để thấy được giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất của từng biến nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: phân tích hồi quy để đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam, thông qua phương pháp tổng bình phương bé nhất OLS. Dữ liệu vi mô sử dụng trong các phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ báo
cáo của Ngân hàng Nhà nước và các bảng cân đối kế toán, báo cáo lỗ lãi trong các báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2013; dữ liệu vĩ mô được thu thập từ website của Tổng cục Thống kê.
Tác giả thực hiện nghiên cứu tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2009-2013 bao gồm: Vietinbank, Vietcombank, Eximbank, ACB, MB, Sacombank, SHB, BIDV. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam bao gồm:
Các nhân tố bên trong: Quy mô tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, thu nhập ngoài lãi thuần, rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí/thu nhập.
Các nhân tố bên ngoài: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2014)
Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thông qua việc đề xuất mô hình thực nghiệm để tìm hiểu về các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam như thế nào trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012.
Mẫu nghiên cứu là các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng cách tính toán biến phụ thuộc và các biến độc lập dựa trên số liệu của báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam với số lượng là 36 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010; 34 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012; khoảng thời gian nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012.
Trong phạm vi đề tài này, nghiên cứu thực nghiệm đề xuất:
Biến phụ thuộc là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính là tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Các biến độc lập là các yếu tố bên trong có thể ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng như: rủi ro tín dụng (sử dụng chỉ
tiêu: chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/thu nhập hoạt động); chi phí (sử dụng chỉ tiêu: chi phí hoạt động/lợi nhuận trước thuế); vốn (sử dụng chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu/nợ phải trả); biến về cấu trúc thu nhập – chi phí (sử dụng các chỉ tiêu: lợi nhuận sau thuế/lợi nhuận trước thuế; thu nhập hoạt động/tổng tài sản; thu nhập lãi/tổng tài sản); tiền gửi (sử dụng chỉ tiêu: tổng nhận tiền gửi/lợi nhuận trước thuế).
Tác giả dùng các mô hình phân tích hồi quy để nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012.
Đánh giá các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng của các tác giả trong và ngoài nước
Các công trình nghiên cứu trước đây đã đưa ra và giải thích rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, đối tượng tác động đến hiệu quả hoạt động được tác giả lựa chọn khá đa dạng. Tuy nhiên do dữ liệu phân tích là dữ liệu bảng, ngoài đặc tính riêng của từng ngân hàng, dữ liệu còn sự chi phối của yếu tố thời gian (các năm), yếu tố thời gian hầu hết không được đề cập trong các nghiên cứu trước đây, nhưng thực tế chứng minh đối tượng nghiên cứu còn bị chi phối bởi các yếu tố mang tính thể chế, điều này được thể hiện thông qua sự tác động của yếu tố thời gian, cụ thể là sự khác biệt giữa các thời điểm ảnh hưởng lên tất cả các đối tượng.
Bảng 2.1 Tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt đông ngân hàng
STT Các tác giả Công trình nghiên cứu Các nhân tố tác động 1 Dr. Aremu
và cộng sự (2013)
Hiệu quả hoạt động các NHTM tại Nigeria năm 1980 - 2010
Quy mô tổng tài sản
Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản
Tỷ lẹ cổ tức trên lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
Tỷ lệ thuế suất trên lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ lệ tài sản rủi ro trên tổng tài sản
2 Imad Z. Ramadan, Qais A. Kilani và Thair A. Kaddumi (2011) Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Jordan năm 2001 - 2010
Loại ngân hàng đặc thù Ngành công nghiệp đặc thù Yếu tố kinh tế vĩ mô
3 Saira Javaid và cộng sự (2011)
Những nhân tố vi mô ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Pakistan
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập
Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng vốn huy động
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản 4 Panayiotis P. Athanasogl ou, Matthaios D. Delis và Christos K. Staikouras Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại 7 nước vùng
Đông Nam Âu
(Albania, Bosnia- Herzegovina, Bulgaria, Croatia, FYROM,
Ngân hàng đặc thù
Ngành công nghiệp liên quan Yếu tố kinh tế vĩ mô
(2006) Romania và Serbia- Montenegro) từ năm 1998 - 2002 5 Asli Demirgüç- Kunt và Harry Huizinga (1997)
Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại lớn trên khắp thế giới năm 1988 - 1995
Quy mô tổng tài sản
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Tỷ lệ dư nọ trên tổng tài sản
Tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sàn
6 Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2015) Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của hệ thống NHTM tại Việt Nam
Quy mô ngân hàng Chi phí hoạt động Cho vay Vốn ngân hàng Hình thức sở hữu của NHTM Lạm phát Tăng trưởng GDP
Giao dịch thị trường chứng khoán Thời gian 7 Phạm hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam năm 2008 - 2012
Quy mô hoạt động cho vay
Chi phí hoạt động trên tổng tài sản Dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng
Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản 8 Phạm Thị Hằng Nga (2013) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam năm 2003 - 2012
Quy mô vốn chủ sở hữu Đón bẩy tài chính
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Tỷ lệ thanh khoản trên tổng tài sản Hệ số đảm bảo tiền gửi
Hệ số thanh khoản ngắn hạn Dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi 9 Bùi Hoàng
Anh (2014)
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam năm 2009 - 2013
Quy mô tổng tài sản Quy mô vốn chủ sở hữu Cho vay khách hàng Thu nhập ngoài lãi thuần Rủi ro tín dụng
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập Tốc độ tăng trưởng kinh tế Lạm phát
10 Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2014)
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP tại Việt
Tỷ lệ chi phí rủi ro dự phòng tín dụng trên thu nhập hoạt động
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên lợi nhuận trước thuế
Nam năm 2009 - 2012 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nợ phải trả ỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên lợi nhuận trước thuế
tỷ lệ tổng tiền gửi trên lợi nhuận trước thuế