Các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 30)

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu ban đầu của luận văn là xem xét tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam, mô hình nghiên cứu được

đề xuất dựa trên nghiên cứu trên nghiên cứu của Aloy (2012), Muhammad và ctg (2016)…Cụ thể, nghiên cứu chú trọng phân tích tác động của hai biến D_E (nợ phải trả/vốn chủ sở hữu) và D_A (nợ phải trả/tổng tài sản) với hiệu quả hoạt động (ROE, ROA). Theo đó, các giả thuyết kì vọng cũng được xây dựng như sau:

Giả thuyết H1: Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam.

Gỉa thuyết H2: Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản có tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam. Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các giả thuyết kỳ vọng STT Giả thuyết Tên biến hiệu Kì vọng tương quan

Các nghiên cứu trước đây

1 H1 Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

D_E - Aloy (2012), Muhammad và ctg (2016)

2 H2 Nợ phải trả trên tổng tài sản

D_A - Muhammad và

ctg (2016)

Các giả thuyết H1 và H2 được tác giả xây dựng trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đây cũng như dựa vào thực trạng cơ cấu vốn của các NHTM Việt Nam hiện nay. Đa số các NH đang thiên về sử dụng nợ vay nhiều để tài trợ cho các dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh thay vì sử dụng vốn chủ sở hữu. Việc sử

dụng nợ vay có ưu điểm là tạo ra các “lá chắn thuế” nhưng lại khiến các ngân hàng tăng thêm áp lực từ chi phí trả lãi vay cao. Trong khi đó, nguồn vốn tự có ít và trình

Mặt khác việc phát sinh các khoản cấp tín dụng xấu, kém chất lượng buộc các NH phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn cũng là một trong các nguyên nhân làm giảm lợi nhuận thu vào. Do đó, tác giả dự đoán tỷ lệ D_A và D_E sẽ có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 30)