Quản trị chi phí và gia tăng quy mô ngân hàng hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55 - 56)

Kết quả hồi quy mô hình đã cho chúng ta thấy được sự tác động ngược chiều của quy mô đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015. Dù quy mô ngân hàng có được mở rộng nhưng nếu ngân hàng không quản trị tốt chi phí của mình thì sẽ làm giảm lợi nhuận thu được trong kì. Do vậy, để gia tăng hiệu quả hoạt động của mình các ngân hàng một mặt phải củng cố sức mạnh tài chính của mình bằng cách tăng vốn chủ sở hữu mặt khác phải quản lý tốt các chi phí phát sinh trong suốt quá trình hoạt động.

Thực tế, sự tăng lên của chi phí hoạt động như chi phí đất đai và thiết bị

hoạt động trong thời gian gần đây buộc các ngân hàng phải tăng cường tiết kiệm dưới nhiều hình thức khác nhau như giảm chi phí nhân sự, chi phí hành chính, tự động hóa tất cả các dịch vụ. Bởi vì chi phí hoạt động chỉ có thể cắt giảm đến một mức tối thiểu nào đó đủ để duy trì hoạt động nên không thể cắt giảm thêm. Nói cách khác, song song với việc cắt giảm các chi phí phát sinh không cần thiết ngân hàng nên cân nhắc những hình thức chi tiêu hợp lýđể kích thích tăng thêm lợi nhuận thu được. Mặt khác, để gia tăng hiệu quả kinh tế của quy mô các nhà quản lý ngân hàng nên cân nhắc đến các biện pháp để tăng tổng tài sản, mở rộng quy mô như tái cơ cấu hoặc theo xu hướng sáp nhập, phát hành thêm cổ phiếu và

trái phiếu, tìm kiếm thêm nhà đầu tư chiến lược để giảm bớt các chi phí phát sinh không cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55 - 56)