Kiểm định đa cộng tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 47)

Trong mô hình hồi quy bội, chúng ta có thêm giả thuyết là các biến độc lập không có tương quan hoàn toàn với nhau. Vì vậy, khi ước lượng mô hình hồi quy bội chúng ta phải kiểm tra giả thiết này thông qua kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường được sử dụng là hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance Inflation Factor). Theo quy tắc kinh nghiệm khi VIFj > 10 thì mức độ cộng tuyến được xem là cao và khi đó, các hệ số hồi quy được ước lượng với độ chính xác không cao.

Dựa vào kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính và hệ số VIF, các biến có hệ số VIF lớn hơn 10 sẽ bị loại ra khỏi mô hình và tiếp tục phân tích hồi quy cho đến khi không còn biến nào có giá trị VIF lớn hơn 10, tức là không còn hiện tượng đa cộng tuyến.

3.4.4.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

kiểm định White với giả thuyết như sau: H0 là không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, và H1 là có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Việc kết luận thực hiện dựa vào giá trị Prob., Prob<0,05 thì bác bỏ H0, có nghĩa là mô hình có hiện tương phương sai sai số thay đổi và ngược lại.

3.4.4.4. Kiểm định phân phối chuẩn

Mô hình có phân phối chuẩn hay không sẽ được kiểm định và kết luận bằng kiểm định Histogram - Normality Test với giả thuyết sau: H0 là không có phân phối chuẩn và H1 là có phân phối chuẩn.

Việc kết luận dưa vào giá trị Prob., Prob<0,05 thì bác bỏ H0, có nghĩa là mô hình có phân phối chuẩn và ngược lại.

Tóm tắt chương 3

Dựa vào cơ sở lý luận về các lý thuyết liên quan đến lợi nhuận, chỉ tiêu được sử dụng để đo lường lợi nhuận các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ở chương 2, tác giả đã đưa ra các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài và mô hình nghiên cứu thích hợp tại chương 3. Mô hình này có sự phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, bao gồm phương trình hồi quy và các biến trong mô hình nghiên cứu. Chương 3 cũng nêu cụ thể nguồn dữ liệu thu thập phục vụ cho nghiên cứu và trình tự nghiên cứu.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo tiêu chí giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số lượng quan sát; kết quả thống kê mô tả các biến được trình bày tại Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến

Biến Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn ROA 224 -6,647 5,385 0,559 0,480 1,259 ROE 224 -36,279 97,655 11,058 10,992 16,509 SIZE 224 0,042 2,003 1,293 1,375 0,472 CA 224 2,833 83,128 8,725 7,978 10,131 LQD 224 0,510 9,144 1,647 1,458 0,922 ∆CD 224 -65,546 244,828 12,698 11,726 27,960 NPL 224 0,000 4,433 0,327 0,083 0,550 CPI 224 0,630 18,130 4,917 4,115 4,091 GDP 224 4,750 7,650 6,089 6,055 0,830

Nguồn: Phân tích dựa trên mẫu nghiên cứu

Bảng 4.1 cho thấy tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu đều có 224 quan sát từ 7 QTDND trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018, như vậy dữ liệu nghiên cứu có dạng bảng cân bằng. Kết quả thống kê mô tả từng biến như sau:

Biến ROA có giá trị trung bình là 0,6% với độ lệch chuẩn là 1,3%, cho thấy các QTDND bảo đảm được khả năng tạo lãi sau thuế trong việc quản lý, sử dụng tài sản, làm cơ sở để QTDND hoạt động ổn định.

Hình 4.1: Diễn biến ROA của các QTDND giai đoạn 2011 - 2018

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu

Hình 4.1 cho thấy QTDND Đại Thành có ROA cao nhất là 5,4% tại quý III năm 2012; QTDND An Thủy có ROA thấp nhất là -6,6% vào quý I năm 2012; giai đoạn 2011 - 2014 ROA của các QTDND có sự chênh lệnh lớn, từ năm 2015 đến năm 2018, ROA của các QTDND ít chênh lệch hơn và không có biến động lớn, đa số là có ROA dương.

Biến ROE có giá trị trung bình là 11,1% với độ lệch chuẩn là 16,5%, cho thấy các QTDND bảo đảm được khả năng tạo lãi sau thuế cho chủ sở hữu (thành viên), góp phần quan trọng để QTDND có thể tích lũy vốn từ nội lực, gia tăng năng lực tài chính vững chắc.

Hình 4.2: Diễn biến ROE của các QTDND giai đoạn 2011 - 2018

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu

Hình 4.2 cho thấy QTDND Mỹ Thạnh An có ROE cao nhất là 97,7% tại quý III năm 2012; QTDND An Thủy có ROE thấp nhất là -36,3% tại quý I năm 2015. Nhìn chung, các QTDND có ROE dương; giai đoạn 2011 - 2014 ROE của các QTDND có sự chênh lệnh lớn, từ năm 2015 đến năm 2018, ROE của các QTDND ít chênh lệch hơn và không có biến động lớn.

Biến SIZE có giá trị trung bình là 1,293, độ lệch chuẩn là 0,472. Tổng tài sản cho thấy quy mô hoạt động của QTDND được đo lường bởi giá trị logarit tổng tài sản của QTDND.

Hình 4.3: Diễn biến quy mô tổng tài sản của các QTDND giai đoạn 2011 - 2018

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu

Hình 4.3 cho thấy mẫu nghiên cứu có sự đa dạng về quy mô QTDND, trong đó QTDND Mỹ Thạnh An là trường hợp có quy mô lớn nhất với 2,003 tại quý IV năm 2014, QTDND Phú Long có quy mô thấp nhất là 0,042 tại quý II năm 2013. Tổng tài sản của các QTDND có sự chênh lệch khá lớn, tuy nhiên khoảng cách chênh lệch có xu hướng thu hẹp qua các năm.

Biến CA có giá trị trung bình là 8,7% với độ lệch chuẩn là 10,1%. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động của QTDND, có xu hướng tăng qua các năm, từ chiếm 5,4% tổng nguồn vốn của các QTDND đến năm 2018 tỷ lệ này tăng lên 6,0% - điều này cho thấy năng lực về vốn của các QTDND dần được cải thiện nhưng vẫn còn rất hạn chế. Mẫu nghiên cứu có CA cao nhất là 83,1% cho trường hợp QTDND Đại Thành III năm 2011; mẫu nghiên cứu CA thấp nhất là 2,8%, đó là trường hợp QTDND Mỹ Thạnh An quý I năm 2014.

Hình 4.4: Diễn biến vốn chủ sở hữu của các QTDND giai đoạn 2011-2018

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu

Hình 4.4 cho thấy chênh lệch về vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của các QTDND dần được thu hẹp qua các năm.

Biến LQD thể hiện tính thanh khoản bình quân của các QTDND là 1,6 đồng tài sản cam kết chi trả cho 1 đồng nợ; độ chênh lệch thanh khoản giữa các QTDND là 0,922; QTDND Phước Hiệp tại quý III năm 2018 có thanh khoản cao nhất (9,1), QTDND Đại Thành tại quý III năm 2017 có thanh khoản thấp nhất (0,5).

-100,00 -50,00 0,00 50,00 100,00 150,00 200,00 250,00 300,00 Mỹ Thạnh An Định Thủy Phước Hiệp Đại Thành Tân Thành Bình An Thủy Phú Long

Hình 4.5: Diễn biến thanh khoản của các QTDND giai đoạn 2011 - 2018

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu

Hình 4.5 cho thấy thanh khoản của các QTDND khá ổn định, phổ biến dao động trong khoảng từ 1 đến 2.

Biến ∆CD có giá trị trung bình là 12,7% với độ lệch chuẩn là 28%. Giá trị cao nhất là QTDND Phú Long tại quý I năm 2013, nhỏ nhất QTDND Đại Thành tại quý III năm 2011.

Hình 4.6: Diễn biến tăng trưởng vốn huy động của các QTDND giai đoạn 2011-2018

Năm 2015 NHNN Việt Nam ban hành Thông tư số 04/2015/TT-NHNN về QTDND, theo đó quy định địa bàn hoạt động và địa bàn hoạt động liền kề của QTDND, đồng thời nâng mức vốn góp thành viên lên tối thiểu 300 nghìn đồng (quy định trước đây là tối thiểu là 100 nghìn đồng), điều này làm cho một số QTDND trên địa bàn gặp khó khăn trong việc huy động vốn, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của hầu hết các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2015 đến năm 2018 không cao, thậm chí giảm.

Biến NPL có giá trị trung bình là 0,3% với độ lệch chuẩn là 0,08%, điều này phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam (thấp hơn 3%).

Hình 4.7: Diễn biến tỷ lệ nợ xấu của các QTDND giai đoạn 2011 - 2018

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu

Hình 4.6 cho thấy mức độ kiểm soát khoản vay của các QTDND là khá tốt, chỉ có QTDND Đại Thành tại quý I năm 2015 có tỷ lệ nợ xấu cao (4,4%) nhưng cũng đã được kéo giảm về mức an toàn trong quý II năm 2015. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của các QTDND đều ở mức dưới 1%.

Biến GDP và CPI không biến động mạnh, mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 6,1%, chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát tốt, riêng năm 2011 do ảnh hưởng của

suy thoái kinh tế toàn cầu và những yếu kém vốn có của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đột biến (18,13%), tuy nhiên chỉ số này đã được kiểm soát vào đầu năm 2012.

Hình 4.8: Diễn biến GDP và CPI giai đoạn 2011 - 2018

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu

Tóm lại, trong giai đoạn 2011 - 2018, hệ thống QTDND hoạt động khá ổn định. Ngoại trừ 01 QTDND có tỷ lệ nợ xấu cao, phần lớn các QTDND kinh doanh có lợi nhuận nhưng không cao, bảo đảm an toàn trong hoạt động.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các biến có giá trị trung bình khá gần giá trị trung vị nên mẫu được chọn có tính đại diện khá cao.

4.2. Phân tích tương quan

4.2.1. Phân tích tương quan Mô hình 1

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan Mô hình 1

ROA SIZE CA LQD ∆CD NPL CPI GDP

ROA 1.000 --- SIZE 0.088 1.000 0.206 --- CA 0.425 -0.631 1.000 0.000 0.000 --- LQD 0.096 -0.115 0.0427 1.000 0.168 0.099 0.540 --- ∆CD 0.188 -0.394 0.127 0.036 1.000 0.007 0.000 0.067 0.605 --- NPL -0.035 0.244 -0.074 -0.192 -0.086 1.000 0.619 0.000 0.291 0.005 0.218 --- CPI 0.045 -0.260 0.293 0.315 0.055 -0.242 1.000 0.520 0.000 0.000 0.000 0.430 0.000 --- GDP 0.167 0.376 -0.215 -0.165 -0.254 0.277 -0.249 1.000 0.016 0.000 0.002 0.018 0.000 0.000 0.000 --- Nguồn: Trích từ Eviews 8.0

Bảng 4.2 cho thấy kết quả phân tích tương quan Mô hình 1 như sau:

Biến SIZE có tương quan dương với biến ROA, cho thấy quy mô tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, có nghĩa là việc quản lý và sử dụng tài sản tốt thì sẽ mang lại lợi nhuận cho QTDND; tuy nhiên mối quan hệ không bảo đảm được mức ý nghĩa 5%.

Biến CA có tương quan dương với biến ROA, cho thấy vốn chủ sở hữu có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, hàm ý vốn chủ sở hữu của QTDND càng lớn

đồng nghĩa với khả năng tài chính của QTDND cũng tăng, nhu cầu vay vốn bên ngoài ít hơn nên giảm được chi phí vốn, từ đó có thể tăng được khả năng sinh lời.

Biến LQD có tương quan dương với biến ROA, cho thấy tính thanh khoản có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, hàm ý QTDND có khả năng thanh khoản cao tương đương với việc có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn vốn nhanh với chi phí thấp, góp phần đem lại lợi nhuận cho QTDND; tuy nhiên mối quan hệ này không bảo đảm được mức ý nghĩa 5%.

Biến ∆CD có tương quan dương với biến ROA, cho thấy việc tăng trưởng vốn huy động có tác động tích cực đối với QTDND, hàm ý để tăng lợi nhuận, QTDND cần có chính sách huy động vốn hiệu quả với chi phí hợp lý, bảo đảm vừa huy động được vốn cũng vừa có được lợi nhuận từ sử dụng nguồn vốn.

Biến NPL có tương quan âm với biến ROA, cho thấy tỷ lệ nợ xấu tác động tiêu cực đến lợi nhuận, để bảo đảm lợi nhuận QTDND cần kiểm soát chất lượng tín dụng hiệu quả, hạn chế phát sinh nợ xấu trong quá trình hoạt động; tuy nhiên mối quan hệ này không bảo đảm được mức ý nghĩa 5%.

Biến CPI có tương quan dương với biến ROA, cho thấy chỉ số giá tiêu dùng có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận; tuy nhiên mối quan hệ này không bảo đảm mức ý nghĩa 5%.

Biến GDP có tương quan dương với biến ROA, cho thấy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận.

Bên cạnh đó, giữa các biến độc lập trong Mô hình 1 cũng tồn tại mối tương quan với nhau, trong đó là biến SIZE và biến CA có hệ số tương quan cao nhất là 0,631 (tương quan âm).

4.2.2. Phân tích tương quan Mô hình 2

Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan Mô hình 2

ROE SIZE CA LQD ∆CD NPL CPI GDP

ROE 1.000 --- SIZE 0.183 1.000 0.008 --- CA 0.257 -0.631 1.000 0.000 0.000 --- LQD 0.233 -0.115 0.043 1.000 0.001 0.099 0.540 --- ∆CD 0.008 -0.394 0.127 0.036 1.000 0.909 0.000 0.067 0.605 --- NPL -0.141 0.244 -0.074 -0.192 -0.086 1.000 0.043 0.000 0.291 0.005 0.218 --- CPI 0.207 -0.260 0.293 0.315 0.055 -0.241 1.000 0.003 0.000 0.000 0.000 0.430 0.000 --- GDP 0.233 0.376 -0.215 -0.165 -0.254 0.277 -0.249 1.000 0.001 0.000 0.002 0.018 0.000 0.000 0.000 --- Nguồn: Trích từ Eviews 8.0

Bảng 4.3 cho thấy phân tích tương quan các biến trong Mô hình 2 cho kết quả có điểm tương đồng với kết quả phân tích tương quan Mô hình 1. Các biến SIZE, CA, LQD, ∆CD, CPI, GDP có tương quan dương đến biến ROE, biến NPL có tương quan âm với biến ROE. Tuy nhiên, biến ∆CD không bảo đảm được mức ý nghĩa 5%. Giữa các biến độc lập trong Mô hình 2 cũng tồn tại mối tương quan với nhau, trong đó là biến SIZE và biến CA có hệ số tương quan cao nhất là 0,631 (tương quan âm).

4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA (Mô hình 1)

4.3.1. Phân tích hồi quy Pooled OLS, FEM, REM

Tiến hành hồi quy Mô hình 1 lần lượt theo Pooled OLS, FEM và REM. Kết quả hồi quy của các nhân tố đến lợi nhuận của QTDND được được tổng hợp và trình bày tại Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả hồi quy Mô hình 1

Biến Pooled OLS FEM REM

Hệ số β P-value Hệ số β P-value Hệ số β P-value

C 3.019784 0.0000 2.653984 0.0001 2.870055 0.0118 SIZE -0.388830 0.1055 0.011787 0.0458 0.006035 0.0339 CA -0.078173 0.0000 0.078181 0.0000 0.079117 0.0000 LQD 0.054852 0.5333 -0.089412 0.0362 -0.044050 0.5702 ∆CD 0.007206 0.0150 0.007528 0.0094 0.007763 0.0022 NPL 0.129627 0.3556 -0.023473 0.0476 -0.119775 0.3214 CPI 0.049233 0.0421 -0.039011 0.1462 -0.053969 0.1461 GDP -0.275833 0.0069 0.234775 0.8422 0.302766 0.0820 R2 = 0.131120 R2 = 0.289276 R2 = 0.266218 Prob(F-statistic) = 0.000000 Prob(F-statistic) = 0.000000 Prob(F-statistic) = 0.000000 Durbin-Watson stat = 1.934016 Durbin-Watson stat = 1.973530 Durbin-Watson stat = 1.863212 Nguồn: Trích từ Eviews 8.0

Kết quả hồi quy theo Pooled OLS tại Bảng 4.4 cho thấy với mức ý nghĩa 5%, các biến độc lập CA, ∆CD, CPI và GDP được chấp nhận để giải thích cho biến phụ thuộc ROA; hệ số β các biến này cho thấy CA và GDP có tương quan âm với ROA, biến CA và CPI có tương quan dương với ROA; các biến độc lập SIZE, LQD, NPL không bảo đảm được mức ý nghĩa thống kê để giải thích cho biến phụ thuộc ROA..

Kết quả hồi quy theo FEM tại Bảng 4.4 cho thấy với mức ý nghĩa 5%, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)