KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất ván dăm sử dụng dăm gỗ phế liệu xà cừ và chất kết dính thạch dừa có pha tinh bột​ (Trang 67 - 68)

- Tìm các thông số công nghệ hợp lý, các giải pháp công nghệ tạo ván dăm

b. Thạch dừa nghiền cho thêm 9% bột mỳ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

4.1. Kết luận

- Dăm gỗ xà cừ và thạch dừa thêm bột mỳ kết hợp với nhau, dưới tác động của các yếu tố công nghệ tạo thành ván dăm.

- Nồng độ chất rắn trong dung dịch thạch dừa khoảng (5÷6)%. Lượng chất rắn trong dung dịch thạch dừa sử dụng thí nghiệm tạo ván dăm được tính như lượng chất rắn của keo UF dùng để sản xuất ván dăm, khoảng (10÷12)% so với lượng dăm khô tuyệt đối. Hoặc tính theo lượng thạch dừa đã nghiền thành bột là (2,5÷3) lần trọng lượng dăm khô tuyệt đối.

- Nhiệt độ ép ván dăm xà cừ, thạch dừa và tinh bột không nên thấp hơn (170±5)0C, vì khi thấp hơn nhiệt độ này tính chất của ván không đạt yêu cầu, nếu nhiệt độ thấp khoảng (130÷140)0C không tạo thành ván.

- Sau khi ép ván cần phải sấy ván ở nhiệt độ ép ván với thời gian khoảng 60 phút, nhưng không được giữ ván trên máy cùng áp lực ép ván. Trong trường hợp kéo dài thời gian ép ván thay cho cho hạ áp để sấy, các tính chất của ván không tăng lên và không đạt các chỉ tiêu kiểm tra.

- Thông số công nghệ hợp lý ép ván dăm xà cừ và thạch dừa là: 1720C, thời gian 36,3 phút, các trị số kiểm tra theo tiêu chuẩn đạt độ bền uốn tĩnh 18,96 Mpa, tỷ lệ trương nở 9,25%. Đạt yêu cầu của ván dăm làm việc trong điều kiện khô theo tiêu chuẩn TCVN 7754 – 2007.

4.2. Kiến nghị

- Những kết quả nghiên cứu trên đây chỉ là bước đầu cần có những nghiên cứu sâu hơn về kích thước dăm, về nồng độ chất rắn thạch dừa, tỷ lệ bột mỳ, chất độn tinh bột khác ngoài bột mỳ, chế độ sấy ván sau ép để rút ngắn thời gian tạo sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất ván dăm sử dụng dăm gỗ phế liệu xà cừ và chất kết dính thạch dừa có pha tinh bột​ (Trang 67 - 68)