Bền uốn tĩnh của ván dăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất ván dăm sử dụng dăm gỗ phế liệu xà cừ và chất kết dính thạch dừa có pha tinh bột​ (Trang 37 - 39)

- Tìm các thông số công nghệ hợp lý, các giải pháp công nghệ tạo ván dăm

2.5.4.4. bền uốn tĩnh của ván dăm

Độ bền uốn tĩnh, độ bền kéo vuông góc, tỷ lệ trương nở chiều dày, khối lượng thể tích của ván dăm kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 7756 – 6 : 2007.

Hình 2.3. Sơ đồ kiểm tra độ bền uốn tĩnh

Hình 2.4. Thước kẹp điện tử hiện số Hình 2.5. Cân điện tử

Hình 2.6. Máy thử tính chất cơ học

Phương pháp xác định các số liệu trên máy thử tính chất cơ lý của Trường Đại Học Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh.

Dụng cụ: Máy kéo vạn năng, độ chính xác đến 10N. Thước kẹp độ chính xác 0,1mm. Đồng hồ bấm giây.

Phương pháp kiểm tra như sau:

Mẫu đặt trong điều kiện chuẩn cho đến khi khối lượng không đổi. Chiều rộng được xác định ở điểm giữa cạnh dài mẫu, độ chính xác đến 0,1mm. Chiều dày được xác định ở điểm giữa cạnh dài mẫu, cách mép cạnh 10mm, mỗi cạnh xác định

một điểm, độ chính xác đến 0,1mm, khi tính dùng giá trị bình quân toán học của hai điểm, chính xác đến 0,1mm.

Khi chiều dày mẫu thử ≤ 7mm thì đường kính đặt tải và gối đỡ (15± 0,5)mm. Khi chiều dày mẫu thử > 7mm thì đường kính đặt tải và gối đỡ (30± 0,5)mm. Chiều rộng bộ phận đặt tải và gối đỡ nên lớn hơn chiều rộng mẫu thử. Khoảng cách giữa hai gối đỡ bằng 10 lần chiều dày danh nghĩa ván nhưng không nhỏ hơn 150mm.

Giao tuyến giữa mặt trục gia tải và mặt ván phải vuông góc với trục dài mẫu thử. Khi xác định, căn cứ vào sự khác nhau giữa hướng trải thảm và bề mặt phải trái mỗi loại xác định ba mẫu. Khi xác định tải trọng tăng đều (trong vòng (30÷90)giây mẫu phải bị phá hủy). Ghi tải trọng lớn nhất chính xác đến 10N.

Độ bền uốn tĩnh t b L P x x 2 x x 3  (N/mm2)(KG/cm2). Trong đó: P: lực cực đại (N),(KG/cm2).

L: khoảng cách giữa 2 gối đỡ (mm). b: chiều rộng mẫu kiểm tra (mm). t: chiều dày mẫu kiểm tra (mm).

Khi tính thì tính giá trị bình quân toán học. Tìm ra giá trị bình quân của các mẫu thử cường độ bề mặt của ván và công bố giá trị đó. Các số liệu thí nghiệm đo đếm được xử lý theo chương trình xử lý số liệu Quy hoạch thực nghiệm (Stagraphic 7.0) của trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất ván dăm sử dụng dăm gỗ phế liệu xà cừ và chất kết dính thạch dừa có pha tinh bột​ (Trang 37 - 39)