Chương 3: Giải pháp thúc đẩy IBS trở thành nhà tạo lập thị trường thông qua hoạt động tự doanh.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy ibs trở thành nhà tạo lập thị trường thông qua hoạt động tự doanh (Trang 43 - 53)

trường thông qua hoạt động tự doanh.

3.1 Định hướng phát triển của IBS.

Cùng với sự phát triển của TTCK trong thời gian qua IBS cũng có nhiều sự chuẩn bị để nâng cao vị thế của IBS trong cùng lĩnh vực so các CTCK khác. Trong thời gian tới IBS có ý định mở rộng và nâng cao một số nghiệp vụ, đồng thời đó là cung cấp thêm cho khách hàng nhiều dịch vụ mới có tính tiện ích cao. Các dịch vụ này bao gồm: hoạt động cầm cố chứng khoán, cung cấp dịch vụ chuyển nhượng cổ phiếu, quản lý tài sản

uỷ thác từ phía khách hàng và đặc biệt áp dụng nghiệp vụ repo chứng khoán trong thời gian tới.

Thứ nhất , đối hoạt động cầm cố chứng khoán, với mục tiêu giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt cơ hội đầu tư. Theo đó đối khách hàng có tài khoản mở tại IBS có thể cầm cố số chứng khoán của mình để nhận khoản tiền tiến hành đầu tư. Khoản tiền được vay này theo quy định có giá trị 50% giá trị của chứng khoán cầm cố, và số tiền cầm cố không được vượt quá 1 tỷ VNĐ. Và nghiệp vụ này chỉ áp dụng đối các tài khoản có giá trị trên 10 triệu VNĐ. Do hoạt động cầm cố là hoạt động có rủi ro cao do chứng khoán được đưa cầm cố biến động nhiều theo giá cả trên thị trường, do đó thời gian áp dụng tối đa cho hoạt động cầm cố là 6 tháng. Trong thời gian cầm cố người đem chứng khoán cầm cố sẽ phải chịu một lãi suất 0,96% /1tháng.

Thứ 2, IBS thực hiện đảm nhận cung cấp dịch vụ trung gian vận chuyển cổ phiếu cho các công ty phát hành. Mới đây là hợp đồng số 01/2006/HĐ giữa IBS và công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại theo đó IBS cung cấp dịch vụ trung gian chuyển nhượng cổ phiếu . Mỗi lần chuyển nhượng có giá trị tối thiểu là 100.000 VNĐ, phí chuyển nhượng là 0,2% giá trị của đợt chuyển nhượng tính theo mệnh giá. Với việc phát triển nghiệp vụ này đem lại nhiều lợi ích cho IBS. Thứ nhất, tăng thêm nguồn doanh thu do hoạt động đem lại; thứ hai đem lại nhiều tiện ích đối khách hàng qua đó thu hút thêm nhiều đối tượng đến với IBS.

Thứ 3, IBS là công ty công đầu tiên đăng ký thương hiệu “Bestfit investment”, đây là dịch vụ quản lý nguồn vốn uỷ thác của khách hàng. Đúng như tên gọi của dịch vụ này dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng đầu tư từ những nhà đầu tư có nguồn vốn nhỏ đến nhà đầu tư có nguồn vốn lớn..Mục tiêu của Bestfit là một dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu mong muốn đồng tiền sinh lời hơn mức thông thường(vượt lãi suất tiết kiệm) của khách hàng. Tuy nhiên, mỗi đối tượng có đặc tính riêng về: kinh nghiệm sống, môi trường sống, ước muốn trong tương lai, mức độ an toàn cần phải có..do đó khi tham gia đầu tư mỗi người có mức độ chịu mạo hiểm là rất khác nhau: 100%/vốn, lợi nhuận tối thiểu 5% , rủi ro tối đa 20%/vốn.. hay lợi nhuận tối thiểu bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng. Theo đó Besfit cung cấp các sản phẩm tương ứng với khả năng chịu rủi ro của khách hàng. Sau khi nhận vốn của khách hàng và nắm bắt mục tiêu đầu tư IBS sẽ thiết kế một danh mục chứng khoán và thường xuyên giám

sát, cơ cấu lại danh mục đó bám sát mục tiêu khách hàng đã đề ra. Các chứng khoán trong danh mục đó thường là các chứng khoán có triển vọng, và bị thị trường đánh giá thấp dưới giá trị và các chứng khoán này đem lại lợi nhuận cao khi thị trường được điều chỉnh lại. Đến khi kết thúc hợp đồng căn cứ vào từng loại sản phẩm mà khách hàng lựa chọn uỷ thác mà phần doanh thu trên cơ sở đó được phân chia giữa IBS và khách hàng. Với ưu điểm danh mục đầu tư giảm thiểu tối đa rủi ro của từng chứng khoán riêng lẻ, đây là dịch vụ rất phù hợp các đối tượng mới tham gia TTCk nhưng chưa có kinh nghiệm, và đối tượng có nhiều tài sản nhưng không có thời gian để quản lý.

3.2 Giải pháp đối với IBS.

3.2.1 Phát triển hoạt động repo chứng khoán.

Hoạt động repo chứng khoán cho phép nhà đầu tư có thể bán(hoặc mua) một loại chứng khoán tại thời điểm hiện tại. Và cam kết thực hiện mua(hoặc bán) lại cùng một loại chứng khoán đó tại thời điểm trong tương lai. Hoạt động này rất có ý nghĩa đối hoạt động tự doanh của IBS. Thứ 1, nó giúp IBS nắm bắt cơ hội tại thời điểm hiện tại, và thứ 2 nó giúp cho danh mục đầu tư của IBS về lâu dài luôn được ổn định( bởi vì trong tương lai IBS phải thực hiện mua lại(bán lại) chính chứng khoán tại thời điểm hiện tại họ bán(hoặc mua)). Và khi IBS thực hiện hoạt động này nó giúp giải quyết mâu thuẫn cơ bản khi IBS muốn trở thành MM. Đó là khi trở thành MM họ tiến hành giao dịch để đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán mà họ đăng ký tạo lập. Trong một số trường hợp xuất hiện mâu thuẫn giữa việc mua bán để tạo tính thanh khoản cho thị trường với mục tiêu lợi nhuận của hoạt động tự doanh. Chính hoạt động này làm giảm mâu thuẫn đó vì MM có thể duy trì tính thanh khoản của chứng khoán thông qua việc thực hiện hợp đồng repo chứng khoán tại thời điểm hiện tại, thời điểm mà chứng khoán kia đang kém thanh khoản. Họ có thể mua hoặc bán chứng khoán đó, và sau đó bán hoặc mua lại trong tương lai. Và họ chỉ phải trả mức phí của hợp đồng repo mà họ ký kết. Người ta chia repo chứng khoán thành :repo trái phiếu, và repo cổ phiếu.

Thứ 1, đối hoạt động repo trái phiếu hoạt động này rất quen thuộc đối các ngân hàng thương mại khi thực hiện việc chiết khấu các trái phiếu có chất lượng cao như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương đối Ngân hàng trung ương(NHTW). Trước đây hoạt động này bị hạn chế các ngân hàng chỉ được chiết khấu đối với NHTW khi ngân hàng

mình có nhu cầu thanh toán lớn. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của thị trường tài chính thì hoạt động này được nhiều công ty chứng khoán áp dụng( ví dụ: CTCK ngân hàng nông nghiệp..) trước thuận lợi đó IBS thay vì đem chiết khấu các trái phiếu với NHTW thì có thể thực hiện hợp đồng repo trái phiếu với các CTCK áp dụng nghiệp vụ này. Đối bản thân IBS khi thực hiện hoạt động này họ cũng thu được những lợi ích nhất định. Phần lợi ích này thể hiện phần phí do hợp đồng repo trái phiếu đó đem lại, đó là khoản đóng góp lớn vào doanh thu của IBS.

Đối với hoạt động repo cổ phiếu, trên thị trường luôn có cổ phiếu của doanh nghiệp lớn có độ ổn định cao(Vinamilk..), có tính thanh khoản lớn do đó chúng có thể được sử dụng giống như trái phiếu chính phủ. Do đó nên IBS nên áp dụng hoạt động repo đối các loại chứng khoán lớn này. Tuy nhiên do mức biến động giá của cổ phiếu lớn, do đó hợp đồng repo cổ phiếu nên có thời gian ngắn. Ví dụ điển hình sự thành công việc áp dụng nghiệp vụ này của CTCK Sài Gòn(SSI).

3.2.2 Phát triển mạng lưới khách hàng.

Khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các công ty chứng khoán. Bởi vì khách hàng là nhân tố quyết định sự thành công hoặc thất bại của một công ty. IBS là công ty chứng khoán trực thuộc ngân hàng công thương do đó IBS tiếp quản một số lượng lớn các mối quan hệ cũ của khách hàng do ngân hàng mẹ chuyển xuống. Bên cạnh đó ưu thế đó IBS còn có một số lợi thế khác và những lợi thế này là yếu tố quyết định để các nhà đầu tư đến với IBS. Các ưu thế đó bao gồm:

 Có vị thế đẹp và thuận lợi. IBS có vị trí mặt tiền rộng và nằm ngay khu trung tâm trên đường Bà Triệu. Với vị trí này đã tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhà đầu tư. Điều đó lý giải tại sao IBS luôn là một trong những công ty thu hút nhiều nhà đầu tư đến với các phiên giao dịch.

 Có cơ sở vật chất hiện đại: với sự sửa sang và bài trí hợp lý i sàn giao dịch của IBS đã được mở rộng, thoáng đãng đón nhiều nhà đầu tư hơn.

 Thái độ nhiệt tình của nhân viên là một nhân tố giúp IBS thu hút nhiều khách hàng đến tham gia mở tài khoản.

Bên cạnh việc không ngừng cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của nhân viên để thu hút thêm nhiều khách hàng đến với IBS, thì IBS không ngừng phát triển nâng cao nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá đi liền tư vấn niêm yết, nâng cao hiệu quả quản lý các tài

sản uỷ thác do đó chất lượng của các dịch vụ này ngày càng được nâng cao, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của khách hàng.

3.2.3 Nâng cao tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu.

Trong bảng kết cấu thu nhập của phòng tự doanh nhận thấy doanh thu do hoạt động cổ phiếu đem lại chiếm tỉ trọng khá thấp 8% tổng doanh thu. Do đó để tăng thêm doanh thu cho IBS, nên điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tư trong đó tăng tỉ lệ đầu tư vào cổ phiếu. Để thực hiện mục tiêu này đồng thời không tăng mức độ rủi ro cho danh mục đầu tư, IBS nên tìm kiếm các chứng khoán của các công ty tốt( các công ty đang bị thị trường đánh giá dưới mức giá trị) để đưa vào danh mục của mình.

3.3 Một số kiến nghị.

3.3.1 Tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy sự ra đời của MM.

Như đã đề cập ở trên MM có vai trò ngày càng quan trọng đối hoạt động đầu tư chứng khoán dù đó có là thị trường đã phát triển như Mỹ hay là thị trường mới nổi như ở Việt Nam. Vai trò này ngày càng thể hiện ở qui mô và tỷ trọng đầu tư vào thị trường chứng khoán ngày một tăng theo thời gian và cùng sự phát triển của hệ thống tài chính. Tuy nhiên MM cũng là đối tượng của hệ thống tài chính do đó một sự tác động đến hệ thống tài chính thì cũng tác động đến MM. Hay nói cách khác giữa MM và thị trường tài chính, cụ thể hơn là TTCK có quan hệ hữu cơ với nhau. Do đó các giải pháp thúc đẩy TTCK phát triển là tiền để thúc đẩy MM phát triển. Dưới đây là một số kiến nghị giúp thúc đẩy TTCK và MM:

Thứ nhất, cần phải tạo được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển bền vững; đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%, thêm vào đó là chính sách ổn định kinh tế và xã hội. Chính phủ cũng cam kết sự ổn định trong hệ thống chính sách, cùng với khả năng dự báo tốt đây chính là tiền đề quan trọng cho hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư trên TTCK nói riêng.

Thứ 2, cần có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của tổ chức đầu tư trên thị trường chứng khoán. Các MM với vai trò làm tăng tính thanh khoản của TTCK đồng thời còn là người mang tính dẫn dắt đối các nhà đầu tư nhỏ ở trên thị trường. Với tính chất chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư, các MM chính là nhân tố chính có ảnh hưởng quan trọng và lâu dài đến sự phát triển của TTCK vì đó là chủ thể cung ứng cầu ổn định với qui mô lớn.Chính vì thế cần cân nhắc các chính sách hỗ trợ hoặc ưu đãi đối với các CTCK, các ngân hàng thương mại, các công ty bảo

hiểm..khuyến khích các đối tượng này trở thành MM. Các chính sách này tuỳ thuộc từng quốc gia có thể là trực tiếp-hỗ trợ cho vay vốn với chi phí thấp, hoặc gián tiếp-lấy uy tín của mình đảm bảo cho các đối tượng đó khi có nhu cầu vay vốn..mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy hoạt động của MM trên thị trường.

Thứ 3, trên cơ sở chính sách quản lý đúng đắn, cần xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh và đầy đủ làm tiền đề cho những hoạt động của MM, đồng thời cũng đưa ra các cơ chế để thanh tra-giám sát của đối tượng này khi cần thiết. Tuy nhiên sự can thiệp này của chỉ nên thực hiện khi có dấu hiệu xuất hiện của vi phạm có ảnh hưởng tới TTCK hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư nhỏ trên thị trường. Bên cạnh đó khung pháp lý cần đưa ra các chế tài quy định rõ ràng các đối tượng có thể trở thành MM, đồng thời các quy định về xử phạt khi các MM vi phạm. Khung pháp lý tạo ra cần phải rõ ràng, tạo điều kiện để cho MM phát triển và tăng cường hoạt động đầu tư trên TTCK. Đi liền với quá trình xây dựng khung pháp lý cần có chiến lược phát triển các tổ chức TGTC trong chiến lược phát triển TTCK và thị trường tài chính. Chiến lược đó cơ sở nâng cao sự ổn định và tăng cường tính chuyên nghiệp trong các hoạt động của MM. Theo quan điểm bản thân thì UBCK nên giao quyền hạn quản lý đối với MM cho hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. Thứ 1 đây là yêu cầu phù hợp với qui định quốc tế, các quy định tại các thị trường chứng khoán phát triển. Thứ 2 giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đó là UBCK tránh được sự quá tải về công việc, và UBCK chỉ nên tham gia vào thị trường với tư cách người đưa ra những chính sách, quy định.. tránh tình trạng UBCK sử dụng công cụ hành chính áp đặt cho thị trường, làm mất đặc điểm cạnh tranh vốn có của thị trường. Thứ 3, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán đảm nhận vai trò quản lý tốt hơn thể hiện ở tư cách cho phép trở thành MM, các quy định điều khiển hoạt động cũng dễ thay đổi hơn so với điều khoản trong luật chứng khoán.

Thứ tư, đối với thị trường mới phát triển như ở Việt Nam trình độ của nhà đầu tư khi tham gia thị trường còn thấp do đó để đảm bảo hoạt động của TTCK ổn định thì thiết nghĩ cần thúc đẩy hoạt động của quỹ đầu tư. Với ưu thế của quỹ đầu tư như có nguồn vốn lớn, có đội ngũ nhân viên quản lý có trình độ cao và đặc biệt với nguyên tắc đầu tư “không bỏ tất cả trứng vào trong một giỏ”; các danh mục được cấu tạo đa dạng hoá nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro của danh mục. Do đó đối với nhà đầu tư chưa có

kinh nghiệm trên TTCK thì tham gia góp vốn vào các quỹ đầu tư là lựa chọn số một.

Thứ năm, các vấn đề liên quan đến quản lý đối hoạt động của tổ chức như:quy định về giám sát rủi ro, tiêu chí giám sát và những hướng dẫn hoạt động đầu tư cần được xây dựng một cách chi tiết nhằm bảo vệ quyền lợi của những người tham gia góp vốn( vào các qũy tín thác hay QĐT). Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động đầu tư có sự tách biệt giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn như đối các hình thức của QĐT. Các quy định về công bố thông tin và giám sát rủi ro sẽ đảm bảo sự ổn định và phát triển của các tổ chức tài chính này.

3.3.2 Các chính sách hỗ trợ các đối tượng trở thành MM.

Như đã nói phần trên MM có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính và TTCK do đó cần phải có sự thúc đẩy các đối tượng trở thành MM từ phía nhà nước. Bên cạnh việc tạo ra môi trường kinh tế phát triển ổn định, một khung pháp lý đầy đủ và rõ ràng..các yếu tố vĩ mô đã đề cập ở trên thì nhà nước cần có sự quan tâm cụ thể hơn, có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với đối tượng trở thành MM bao gồm:

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy ibs trở thành nhà tạo lập thị trường thông qua hoạt động tự doanh (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)