Thực trạng về hoạt động tự doanh của IBS.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy ibs trở thành nhà tạo lập thị trường thông qua hoạt động tự doanh (Trang 32 - 39)

2.2.1Thuận lợi và khó khăn của IBS khi trở thành MM. 2.2.1.1 Hàng hoá trên thị trường.

 Thuận lợi.

- Đối với cổ phiếu:

Số lượng chứng khoán trên thị trường ngày càng đa dạng hoá với sự góp mặt của các doanh nghiệp có ngành nghề khác nhau. Tính từ thời điểm trung tâm giao dịch chứng khoán tphố Hồ Chí Minh khai trương và

đi vào hoạt động ngày 20/7/2000, có 11 loại chứng khoán được niêm yết( trong đó có 5 loại cổ phiếu và 6 loại trái phiếu). Qua 5 năm phát triển và tính đến ngày 20/4/2006 số lượng cổ phiếu niêm yết là 35 cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ VF1. Mặc dù số lượng chứng khoán được gia tăng đáng kể nhưng tính thanh khoản của các chứng khoán này còn thấp, nhiều chứng khoán không thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, dẫn đến dấu hiệu chứng khoán đó không được giao dịch trong các phiên giao dịch, tổng giá trị của thị trường thấp trung bình 9-10 tỷ VNĐ/phiên trong thời điểm 2002-2005. Với thực trạng trên đòi hỏi cần sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là sự ra đời của các nhà tạo lập thị trường(MM). Một mặt thúc đẩy tính thanh khoản của chứng khoán, thứ 2 giúp cho việc định hướng cho nhà đầu tư nhỏ lẻ, tránh hiện tượng đầu tư theo bầy đàn như từng diễn ra đối TTCK trong tháng đầu năm 2001( chỉ số VnIndex tăng 371 điểm- 7/2001) và sau đó là tụt giảm liên tục của chỉ số VnIndex trong thời gian sau đó(đạt mức thấp kỉ lục 130,9 điểm ngày 24/10/2003).

` Bên cạnh việc gia tăng về số lượng chất lượng của hàng hoá này được đánh giá là có chất lượng cao. Điều này thể hiện qua kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết đều làm ăn có lãi. Và một loạt quá trình tăng vốn điều lệ để mở rộng sản xuất diễn ra đối các công ty lớn diễn ra đầu năm 2006 đạt thành công lớn( tiêu biểu REE-công ty cổ phần cơ điện lạnh). Theo những đánh giá của công ty đánh giá mức độ tín nhiệm hàng đầu thế giới(Merylynch) thì tỉ lệ P/E của cổ phiếu tại Việt nam hiện thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, điều đó cũng có nghĩa là các cổ phiếu đang bị thị trường đánh giá dưới mức giá trị của chúng, do đó đây là cơ hội để các công ty chứng khoán như IBS gia tăng thu nhập của mình thông qua việc mua bán chứng khoán.

- Còn đối với thị trường trái phiếu:

Theo kế hoạch từ 2003-2010, chính phủ sẽ phát hành 63000 tỷ đồng trái phiếu huy động nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ đầu tư cho các công trình giao thông trọng điểm, dự án thuỷ lợi quan trọng và dự án điện lực có qui mô lớn. Trong số đó số vốn dự kiến đầu tư cho các công trình giao thông là 41500 tỷ đồng, đầu tư cho các công trình thuỷ lợi là 14000 tỷ đồng, dự án tái định cư dân lòng hồ xây dựng thuỷ điện Sơn La và dự án thuỷ điện Tuyên Quang là 8.000 tỷ . Kết quả trong 2 năm đầu tiên(2003-2004) qua 2 lần phát hành bán lẻ trái phiếu và một số kênh bán buôn trái phiếu, tổng số vốn đã huy động được trên 10.500 tỷ đồng. Số

vốn đã giải ngân đến hết tháng 7/2005 đạt gần 10.600 tỷ đồng, đạt trên 100% số vốn đã huy động, nhưng so với kế hoạch trong 2 năm(2003- 2004) đạt gần 90% kế hoạch và số vốn giải ngân tính đến tháng 7/2005 mới đạt 20% kế hoạch. Trong số vốn đã giải ngân thì các dự án do trung ương quản lý là gần 9.900 tỷ đồng , vốn do địa phương quản lý là 760 tỷ đồng. Các dự án được đầu tư vốn, như cải tạo và nâng cấp quốc lộ số 6 đoạn từ thị xã Hoà Bình đi thị xã Sơn La, dự án làm mới đường Hồ Chí Minh , dự án di dân chuẩn bị cho công trình thuỷ điện Sơn La, dự án di dân và xây dựng thuỷ điện Tuyên Quang..

Sau đó, do nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án theo đề nghị của các bộ, ngành lên tới 150.000 tỷ đồng. Qua cân đối, chính phủ đã điều chỉnh kế hoạch phát hành trái phiếu để huy động vốn trong giai đoạn từ 2003- 2010 tăng lên 110.000 tỷ đồng. Thực hiện kế hoạch trên, số vốn phát hành trái phiếu đợt 3 năm 2005 dự kiến là 10.000 tỷ đồng và 30 triệu USD, tổng cộng khoảng 10.500 tỷ đồng. Trong đó số vốn phát hành trái phiếu theo phương thức bán lẻ là 1.500 tỷ đồng, lãi suất là 8.6%/năm, thấp hơn lãi suất trái phiếu của các ngân hàng thương mại phát hành(NHTM). Kỳ hạn của trái phiếu bán lẻ là 5 năm, lãi suất được thanh toán hàng năm. Số vốn còn lại được phát hành theo phương thức bán buôn, thực hiện đấu thầu..Triển khai từ ngày 1/8/2005 và dự kiến kết thúc vào ngày 30/9//2005, tổng số vốn phát hành trái phiếu theo phương thức bán lẻ đã thu được đến hết ngày 31/8/2005 đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, nhiều địa phương đã hoàn thành kế hoạch được giao. Kế hoạch này có khả năng sẽ hoàn thành cả về khối lượng và trong thời gian dự kiến. Bên cạnh đó, kênh phát hành trái phiếu qua hình thức bán buôn, tổ chức đấu thầu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh , tại Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, thời gian qua kết quả đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt rất thấp. Riêng trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ tổ chức đấu thầu qua ngân hàng nhà nước nhiều phiên liên tục không có kết quả trúng thầu.

Một thuận lợi đó là đối tượng nắm giữ chủ yếu của trái phiếu chính phủ chủ yếu là các tổ chức tài chính như: các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm.. với mục tiêu là tài sản đảm bảo và mục tiêu hưởng lãi hàng năm. Với sự tập trung lớn các trái phiếu Cphủ các tổ chức này dễ dàng trở thành các MM của chính trái phiếu chính phủ mà tổ chức đó đang nắm giữ. Đối IBS có nhiều cơ hội trở thành MM trái phiếu chính

phủ, do đặc điểm quan trọng đó là IBS là đơn vị trực thuộc của ngân hàng Công thương Việt Nam. Cho nên việc nhận uỷ thác đầu tư và quản lý trái phiếu của ngân hàng Công thương cũng không quá khó khăn .

 Khó khăn.

- Tuy số lượng chứng khoán được gia tăng trong 5 năm qua đã không ngừng được cải thiện tuy nhiên các chứng khoán này vẫn chưa thực sự là đại diện của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Thứ 2 tại Việt nam tính thời điểm năm 2006 thị trường tự do hoạt động rất mạnh mẽ, hàng hoá trên thị trường này là chứng khoán của các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Giá trị giao dịch của thị trường này gấp nhiều lần so với giá trị giao dịch của chứng khoán niêm yết. Do chứng khoán chưa được niêm yết , do đó các giao dịch chủ yếu là thực hiện trao tay; và các giao dịch này vẫn chưa được cơ quan nhà nước đứng ra quản lý, do đó rủi ro thị trường đem lại là rất lớn. Những rủi ro này thể hiện ở việc công bố thông tin ra thị trường không đảm bảo, cho nên việc xác định đúng giá trị của cổ phiếu này là rất khó khăn. Chính điều này là một lý do không thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong thời gian qua.

- Một thực trạng đối với trái phiếu chính phủ hiện nay đó là sự không quy hoạch và tính thanh khoản của thị trường này. Tính không quy hoạch thể hiện rõ nét ở kỳ hạn của các đợt phát hành là khác nhau với nhiều mức kỳ hạn: 1năm, 3 năm, 5 năm, 15 năm.. và không theo một chiến lược cụ thể nào. Bên cạnh đó tính thanh khoản của thị trừơng này kém không có sự giao dịch trên thị trường thứ cấp. bảo. Kết quả đấu giá không thành công của một số cuộc phát hành gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh đối thị trường trái phiếu.Với những nhận định trên thì vai trò của MM đối thị trường trái phiếu chính phủ(PD) cần thúc đẩy phát triển, cần hoạt động tích cực để thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu này. 2.2.1.2 Môi trường pháp lý.

 Thuận lợi.

Theo nguồn tin mới nhất từ phía cơ quan quản lý cao nhất của thị trường chứng khoán đó là Uỷ ban chứng khoán thì trong tương lai gần sẽ xuất hiện các nhà tạo lập thị trường đối với trái phiếu chính

phủ. Dấu hiệu đầu tiên đó là hội thảo ngày 13/03/2006 giữa Bộ tài chính phối hợp với viện nghiên cứu Nomura tổ chức hội thảo về hệ thống các nhà tạo lập thị trường trái phiếu chính phủ Việt nam. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, Việt Nam cần cải tổ từng bước thị trường trái phiếu và áp dụng thí điểm hệ thống để đến 2010 sẽ bắt đầu xây dựng lại mô hình này. Đối với thị trường sơ cấp, các khuyến nghị cải tổ bao gồm chuyển dần phát hành trái phiếu kỳ hạn 2,3 và 5 năm theo hình thức đấu thầu, tập trung phát hành thông qua hình thức bảo lãnh đối với trái phiếu kỳ hạn 10 và 15 năm. Đối với thị trường thứ cấp, cần ban hành các quy định về repo(hợp đồng mà theo đó người bán chứng khoán thoả thuận mua lại tại một thời điểm cụ thể với giá xác định), soạn thảo hợp đồng khung repo, sửa đổi yêu cầu về báo cáo..

 Khó khăn.

Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 4/2006) thì văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động liên quan đến chứng khoán là nghị định số144/2003/NĐ-CP(nghị định 144). Điều đó nói lên hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh đối TTCK và hoạt động liên quan đến chứng khoán là chưa hoàn thiện và đầy đủ. Bên cạnh đó là những bất cập liên quan sự chồng chéo giữa các văn bản hướng dẫn dưới nghị định 144, hoặc bản thân nghị định 144 với các điều qui định trong các bộ luật khác, điều này làm trở ngại không nhỏ đến sự phát triển của TTCk. Tuy nhiên theo Uỷ ban chứng khoán-cơ quan quản lý cao nhất đối TTCK cho biết dự định đến tháng 6/2006 bộ luật chứng khoán sẽ được quốc hội thông qua. Với sự ra đời bộ luật chứng khoán sẽ hoàn chỉnh khung pháp lý, là một văn bản có tính pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động liên quan chứng khoán. Tuy nhiên trong bản dự thảo mới nhất(dự thảo 10) của bộ luật chứng khoán thì các quy định liên quan việc điều chỉnh hoạt động của nhà MM chưa có trong đó các khái niệm liên quan đến các MM, hoạt động của MM, các điều kiện trở thành MM.. chưa đề cập đến, Do đó khái niệm MM còn khá mới mẻ đối Việt nam chính điều này đã hạn chế sự xuất hiện của MM trên thị trường.

2.2.1.3 Trình độ nhân viên.

 Thuận lợi

Tính đến thời điểm đầu năm 2006 số lượng nhân viên IBS làm việc tại trụ sở chính là 55 cán bộ trong đó có 3 tiến sỹ, 6 thạc sỹ và 46 cử nhân.

Các cán bộ được đào tạo một cách cơ bản, đã tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng trong nước như các trường ngoại thương, kinh tế , thương mại. Bên cạnh đó là kinh nghiệm tham gia thị trường chứng khoán từ những ngày đầu thị trường thành lập là điểm mạnh của nhân viên IBS. Đội ngũ nhân viên trẻ có độ tuổi 26-35 chiếm 96% nhân viên của IBS, với ưu thế của tuổi trẻ năng nổ, nhiệt tình và sáng tạo- đây là tiềm lực thúc đẩy cho IBS phát triển sau này. Đối với phòng tự doanh có 6 người trong đó có 1 thạc sỹ và 5 cử nhân, trong đó các nhân viên đều có kinh nghiệm đã từng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, hoặc lĩnh vực tài chính có liên quan.

 Khó khăn.

Tuy nhiên với phần lớn các cán bộ chuyển từ các hoạt động ngân hàng sang hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, do đặc điểm của 2 lĩnh vực có sự khác nhau do đó chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt nam. Đối với phòng tự doanh do thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ đó là kinh doanh chứng khoán và tư vấn phát hành chứng khoán, trước nhiệm vụ nặng nề đó trong khi số lượng nhân viên thì hạn chế có 5 người(1 thạc sỹ và 5 cử nhân kinh tế). Kết quả tất yếu dẫn đến phân tán sự tập trung của cán bộ cho nhiều hoạt động kinh doanh chứng khoán, do đó kiến nghị đối phòng tự doanh phát hành nên tách thành 2 phòng:phòng tự doanh và phòng phát hành. Bên cạnh việc giảm sự phân tán cho công việc tạo điều kiện cho các cán bộ của phòng có thể tập trung vào từng nghiệp vụ cụ thể, kết quả của từng cán bộ sẽ được nâng cao.

2.2.1.4 Hệ thống cơ sở vật chất

 Thuận lợi.

IBS là một trong những công ty chứng khoán có hệ thống cơ sở vật chất tốt nhất. Hệ thống này bao gồm hệ thống kết nối liên lạc đầu cuối với các trung tâm giao dịch Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh; hệ thống mạng thông tin nội bộ..Hiện tại, IBS không ngừng tăng cường hệ thống cơ sở vật chất đặc biệt đến việc mở rộng các thiết bị đầu cuối nối liền IBS với trung tâm tphố Hồ chí Minh để đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu đặt lệnh của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó IBS đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác để hoàn thành phần lớn khối lượng công việc của chương trình phần mềm quản lý các hoạt động kinh doanh chứng khoán và kế toán.

Tuy nhiên trước sự gia tăng ngày càng nhiều số lượng nhà đầu tư đến đầu tư hiện tại đòi hỏi IBS cần mở rộng thêm các thiết bị đầu cuối kết nối, để phục vụ tốt hơn việc khớp lệnh phục vụ nhà đầu tư. Bên cạnh đó IBS nên cung cấp thêm một số máy tính phục vụ cho việc tra cứu của các nhà đầu tư. Và IBS nên phát triển một hệ thống riêng nó dùng phục vụ cho hoạt động tự doanh. Hệ thống này dùng kết nối với các công ty chứng khoán khác, kết nối các trung tâm giao dịch. Nếu hệ thống ra đời nó giảm tối đa mâu thuẫn liên quan thứ tự khớp lệnh của khách hàng với các lệnh kinh doanh của bản thân IBS.

2.2.2Kết quả hoạt động tự doanh của IBS trong một số năm gần nhất.

 Kết quả của phòng tự doanh 2 năm gần nhất.

Bảng cơ cấu thu nhập của phòng tự doanh 2 năm 2004-2005.

đơn vị: triệu đồng Năm 2005 Năm 2004 Doanh thu Tỉ trọng(%) Tỉ trọng(%) % tăng/giảm Cổ phiếu 1.310 8,3% 756 7,79% 73,28% Mua bán trái phiếu 13.309 84,5% 8.724 89,8% 52,55% Nhận uỷ thác kinh doanh tphiếu 331 2,1% 0 0% 2,1% Bảo lãnh phát hành 810 5,1% 230 2,41% 2,52% Tổng doanh thu 15760 100% 9710 100% 62%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 của IBS)

Thông qua bảng cơ cấu thu nhập của phòng tự doanh nhận thấy doanh thu năm 2005 của phòng tự doanh tăng hơn 62% doanh thu của phòng năm 2004. Trong đó doanh thu từ việc mua bán trái phiếu chiếm tỉ trọng rất cao hơn 84% tổng doanh thu. Tuy doanh thu hoạt động kinh doanh cổ phiếu đem lại chỉ chiếm khoảng 8% doanh thu, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động này là rất khả quan- năm 2005 tăng 52,55% so năm 2004.

Tự doanh cổ phiếu.

 Bảng kết cấu danh mục cổ phiếu.

đơn vị: tỷ đồng.

+/- % +/- % +/- % +/- % +/- %Cổ phiếu Cổ phiếu niêm yết 6 14,6% 5 21,7% 3 25% 2 66,7% 1 20% Cổ phiếu chưa niêm yết 35 85,4% 18 78,3% 9 75% 9 100% 17 94,5% Tổng vốn đầu tư 41 100% 23 100% 12 100% 11 91,7% 18 78,3% Tỷ suất lợi nhuận

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy ibs trở thành nhà tạo lập thị trường thông qua hoạt động tự doanh (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)