(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của IBS)
Bảng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trái phiếu 2 năm gần nhất.
đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2004 % tăng giảm Doanh số mua
vào
2.352.553 1.256.356 87,25%Doanh số bán ra 2.395.113 1.081.306 121,5% Doanh số bán ra 2.395.113 1.081.306 121,5% Qui mô kinh
doanh
372.000 529.000 -29,67%Thu nhập 13.309 8.724 52,55% Thu nhập 13.309 8.724 52,55%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của IBS năm 2005)
Với thị trường trái phiếu doanh số giao dịch của trái phiếu năm 2005 tăng mạnh do IBS đẩy mạnh tìm kiếm nguồn vốn có lãi suất hợp lý trong điều kiện thị trường tiền tệ rất nóng. Trong năm này bên cạnh kinh doanh trái phiếu niêm yết, công ty đã mở rộng sang kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết(trái phiếu điện lực EVN), sử dụng triệt để các loại giấy tờ có giá của công ty làm tài sản đảm bảo tiền vay, quay vòng vốn, chuyển khai thác nguồn vốn chủ yếu từ NHCT VN sang các ngân hàng khác như: NH đầu tư và phát triển, NH ngoại thương, NH TMCP á Châu..Do lãi suất của NHTM tăng mạnh trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ, kho bạc nhà nước tăng chậm, do vậy mà công ty không có cơ hội kinh doanh trái phiếu, đồng thời phải điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tư trái phiếu mà công ty sở hữu để giảm rủi ro về lãi suất( Đã bán bớt 32 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thu lợi nhuận 1,4 tỷ đồng). Danh mục đầu tư trái phiếu đảm bảo an toàn và mức sinh lời hấp dẫn như các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu Ngân hàng thương mại nhà nước, trái phiếu công ty tài chính dầu khí, trái phiếu tăng vốn của ngân hàng ngoại thương.
Bảng cơ cấu danh mục trái phiếu.
đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 Năm 2004 05/04 chỉ tiêu tỉ trọng (%) tỉ trọng (%) +/- Tỉ trọng (%) Trái phiếu chính phủ 173,2 63,3% 111,2 52,6% 62 55,7% Trái phiếu thành phố 100,29 36,7% 100,29 47,4% 0 0 Tổng giá trị 273,49 100% 211,49 100% 62 29,3% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2005 của IBS)
Thông qua bảng cơ cấu danh mục trái phiếu 2 năm gần nhất ta nhận thấy tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu năm 2005 tăng 29,3%so năm 2004, do sự gia tăng đầu tư vào trái phiếu chính phủ với giá trị là 62 tỷ VNĐ( tăng 55,7% so với năm 2004). Trong đó tỉ trọng của trái phiếu chính phủ được đầu tư chiếm ưu thế, chiếm trên 50%(năm 2005 là 63,3%) so với tỉ trọng trái phiếu thành phố(năm 36,7%). Nguyên nhân do trái phiếu chính phủ có độ an toàn và tính thanh khoản cao hơn trái phiếu thành phố.
Hoạt động nhận vốn uỷ thác kinh doanh trái phiếu Doanh số nhận uỷ thác năm 2005: 1.010 tỷ đồng. Lợi nhuận :331 triệu đồng.
Do tìm kiếm và khai thác tốt được một số cơ hội giao dịch kỳ hạn trái phiếu trên thị trường, công ty đã chủ động đề xuất NHCT VN uỷ thác đầu tư cho công ty nên đã mang lại hiệu quả cho nguồn vốn của NHCT VN và công ty cũng thu được phí uỷ thác. Tuy nhiên, đa số nguồn vốn là ngắn hạn hoặc rất ngắn hạn nên mặc dù doanh số giao dịch lớn nhưng lợi nhuận giao dịch mới đạt 331 triệu đồng.
Bảo lãnh và đại lý phát hành.
Bảng kết quả hoạt động bảo lãnh và phát hành năm 2004-2005.
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2004 % tăng/ giảm
Số đợt 6 2 200%
Doanh số(tr.đ) 350.000 170.000 105% Thu nhập(tr.đ) 810 230 252% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của IBS)
Giá trị bảo lãnh, đại lý phát hành năm 2005 tăng mạnh so năm 2004 do IBS thực hiện tốt công tác tiếp thị và có uy tín trên thị trường nên đã bán được 200 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi của NHCT VN(so với các đơn vị khác trong hệ thống NHCT thì giá trị CCTG bán được của IBS là khá cao) và tiếp tục mở rộng khách hàng(trong năm công ty là đơn vị bảo lãnh trái phiếu duy nhất cho bảo hiểm Việt nam). Qua bảng kết quả kinh doanh của hoạt động bảo lãnh số đợt mà IBS phát hành năm 2005 tăng 200% so với năm 2004, thu nhập tăng 252%. Đây là tín hiệu thuận lợi cho IBS. Thứ 1 thông qua hoạt động bảo lãnh IBS có thể mở rộng mạng lưới khách hàng của mình. Thứ 2 trong quá trình bảo lãnh IBS có cơ hội tiếp cận và đánh giá chất lượng của chính doanh nghiệp phát hành, trên cơ sở đó IBS có nhiều thuận lợi khi trở thành chính các nhà tạo lập thị trường cho chính các chứng khoán này.
Những kết quả đạt được.
Thông qua bảng cơ cấu doanh thu của phòng tự doanh nêu phần trên đưa ra một số nhận xét sau:
- Tỉ trọng doanh thu của tự doanh trái phiếu năm 2005 có xu hướng giảm 5,3% so năm 2004, tuy nhiên tỷ trọng doanh thu trái phiếu trên tổng doanh thu chiếm rất cao.
- Tuy tỉ trọng doanh thu từ kinh doanh cổ phiếu so tổng doanh thu năm 2005 tăng 0,51% so năm 2004, nhưng tốc độ tăng của doanh thu từ cổ phiếu tăng đáng kể năm 2005 so với năm 2004 là 52,55%.
- Qua kết quả kinh doanh trái phiếu doanh số do kinh doanh trái phiếu đem lại rất lớn gấp 2 lần doanh số từ kinh doanh cổ phiếu, bên cạnh đó là độ an toàn của trái phiếu cao hơn so cổ phiếu đặc biệt một số trái phiếu có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, trái phiếu của ngân hàng lớn như VCB .. là tài sản quan trọng được sử dụng như tài sản thế chấp khi phát sinh quan hệ muốn vay vốn. Đây là yếu tố thúc đẩy IBS trở thành nhà tạo lập đối với trái phiếu chính phủ. Bên cạnh lý do trên một lý do khác quan trọng đó là IBS tham gia bảo lãnh phát hành đối trái phiếu chính phủ. Đó một thuận lợi đối IBS trở thành MM.
Nguyên nhân
- Thông qua bảng kết quả từ việc kinh doanh cổ phiếu doanh số từ hoạt động này tăng lên điều này được giải thích bởi sự nóng lên của thị trường niêm yết từ những tháng đầu năm 2006. Chỉ số Index đã tăng 350 điểm từ đầu năm 2006 đến 544 điểm tính đến ngày 8/4/2006( tương đương tăng 55% so với đầu năm). Cùng với sự gia tăng của VnIndex là sự tăng giá hàng loạt của cổ phiếu của công ty niêm yết. Để giải thích cho sự tăng giá này là sự kì vọng của nhà đầu tư vào TTCK ngày một cao, đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế VN có mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định qua 5 năm qua ; tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 7,4%; lượng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài(FDI) không ngừng gia tăng trong từng năm..là tín hiệu cho thấy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam . Bên cạnh đó là sự “đóng băng” của
thị trường bất động sản, biến động bất lợi của giá vàng trên thế giới trong thời gian qua là nguyên nhân làm cho nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư vào TTCK. Với lượng cầu lớn như vậy trong khi số lượng hàng hoá trên thị trường niêm yết chỉ có 35 công ty là nguyên nhân làm cho giá các công ty đồng loạt tăng giá, mặc dù bản thân công ty không có tin tức gì mới. Đây là cơ hội mà IBS tận dụng để tăng thêm hiệu quả đầu tư của mình. Ngoài ra công ty còn có cơ hội đẩy mạnh giao dịch trên thị trường chưa niêm yết thông qua đấu giá, tập trung vào một số tổ chức phát hành có tiềm năng tăng trưởng và an toàn như: công ty cao su Đà nẵng, Nhiệt điện Phả Lại, công ty vận tải xăng dầu VITACO, công ty VINAMILK..
- Tuy thu nhập do hoạt động bảo lãnh năm 2005 tăng so với năm 2004 là 252% nhưng việc bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ vẫn gặp khó khăn do lãi suất kém hấp dẫn nên đã không thu hút được các nhà đầu tư, đặc biệt là các tổ chức bảo hiểm(là khách hàng truyền thống của công ty), ngoài ra phí bảo lãnh phát hành giảm mạnh do áp lực cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán.