Trong các lý thuyết tài chính – ngân hàng khi đề cập đến quy mô của một doanh nghiệp kinh doanh là công ty hay ngân hàng đều thể hiện qua quy mô tổng tài sản. Quy mô ngân hàng được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Các nghiên cứu Bikker và Hu (2002), Gul và các cộng sự (2011) chiều tác động giữa quy mô với khả năng sinh lời của ngân hàng là cùng chiều. Ngân hàng có quy mô càng lớn, càng có nhiều nguồn vốn để giải ngân cho vay khách hàng và từ đó tăng lợi nhuận kiếm được từ các khoản vay. Mối quan hệ đồng biến còn được giải thích lý thuyết kinh tế học vĩ mô, doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng đều được lợi khi tăng trưởng quy mô trong một giới hạn nhất định, mang lại ưu thế cho ngân hàng trong sự cạnh tranh, cũng như sự hiệu quả trong hoạt động với các sản phẩm, dịch vụ khi có chi phí bình quân giảm, gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Không đồng nhất quan điểm cùng chiều giữa quy mô và lợi nhuận NHTM, Miller và Noulas (1997), Athanasoglou và các cộng sự (2005) chỉ ra rằng sự gia tăng quy mô ngân hàng có thể tiết kiệm được một ít chi phí khi hệ thống ngân hàng mở rộng, sự gia tăng quy mô vốn chỉ tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng một mức độ nhất định. Với quy mô tăng quá nhanh so với trình độ quản lý, các ngân hàng sẽ tốn kém thêm chi phí trong quá trình điều hành, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng lên, làm giảm chất lượng dịch vụ, tức là tính phi kinh tế theo quy mô xuất hiện, dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm.
25
Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến lợi nhuận của
NHTM.