Thực trạng hộ nghèo tại huyện Ba Tri

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến trả nợ đúng hạn của người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam trên địa bàn huyện ba tri (Trang 51)

Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tƣớng chính phủ về chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 thì số hộ nghèo huyện Ba Tri có xu hƣớng giảm qua các năm. Cụ thể năm năm 2015 toàn huyện Ba Tri có 9.422 hộ nghèo trong tổng số 53.321 hộ dân, chiếm tỷ lệ 17,67%. Năm 2016 giảm 1.271 hộ, xuống còn 8.151 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 15,47%. Đến năm 2017 hộ nghèo giảm 1.662 hộ còn 6.489 hộ, chiếm tỷ lệ 12,17%, tỷ lệ giảm 3,3%. Năm 2018 hộ nghèo giảm 1.501 hộ xuống còn 4.988 hộ nghèo, chiểm tỷ lệ 9,32%, tỷ lệ giảm 2,85%. Kết quả giảm nghèo này là thành quả của quá trình phát triển kinh tế tại địa phƣơng, nâng cao thu nhập, đa dạng sinh kế, hỗ trợ xuất khẩu lao động, tác động của tín dụng ƣu đãi khi thực hiện các chủ trƣơng chính trị-xã hội, xây dựng nông thôn mới,… Số liệu hộ nghèo các năm 2015-2018 và xu hƣớng đƣợc thể hiện ở hình 4.1.

Hình 4. 1 Số hộ nghèo huyện Ba Tri giai đoạn 2015-2018

Nguồn: UBND huyện Ba Tri, Ban chỉ đạo các chƣơng trình mục tiêu quốc gia

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số hộ nghèo 9422 8151 6489 4988 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 Số hộ nghèo

4.1.2. Thực trạng về cho vay đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trên địa bàn huyện Ba Tri

Năm 2016, tổng dƣ nợ NHCSXH huyện Ba Tri là 311.834 triệu đồng. Trong đó, dƣ nợ hộ nghèo là 124.969 triệu đồng, tăng 21.140 triệu đồng, tỷ lệ tăng trƣởng 20,36%, hoàn thành kế hoạch đƣợc giao. Tổng số nợ quá hạn: 168 triệu đồng, chiếm 0,13%/ dƣ nợ, giảm 24 triệu đồng so với năm 2015, tỷ lệ giảm 12,5%.

Năm 2017, tổng dƣ nợ NHCSXH huyện Ba Tri là 345.449 triệu đồng. Trong đó, dƣ nợ ngƣời nghèo là 137.909 triệu đồng, tăng 12.940 triệu đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng 10,35%, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tăng trƣởng đạt 99,9%. Tổng số nợ quá hạn: 178 triệu đồng, chiếm 0,13%/ dƣ nợ, tăng 10 triệu đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng 6%.

Năm 2018, Tổng dƣ nợ NHCSXH huyện Ba Tri đạt 390.651 triệu đồng, tăng 45.202 triệu đồng so với năm 2017. Trong đó dƣ nợ ngƣời nghèo là 144.492 triệu đồng, tăng 6.583 triệu đồng so với năm 2017, tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng 4,77%, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tăng trƣởng đạt 99,9%. Tổng số nợ quá hạn: 190 triệu đồng, chiếm 0,13%/ dƣ nợ, tăng 12 triệu đồng so với năm 2017, tỷ lệ tăng 7%.

NHCSXH huyện Ba Tri có tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ ở mức cao và ổn định qua các năm, đặc biệt là giải quyết nhu cầu vốn cho ngƣời nghèo. Tỷ lệ nợ quá hạn đƣợc duy trì ở mức thấp (dƣới 1%). Kết quả này cho thấy sự cố gắng, nổ lực của NHCSXH và các bên liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị-xã hội nói chung và công tác vì ngƣời nghèo nói riêng.

Bảng 4. 1 Tình hình cho vay tại NHCSXH huyện Ba Tri năm 2015-2018 Đơn vị: triệu đồng, %, hộ Tổng dƣ nợ Nợ trong hạn Nợ quá hạn Tỷ lệ Tăng/ giảm dƣ nợ Tỷ lệ tăng trƣởng Số hộ vay Năm 2015 103.829 103.637 192 0,18 5.018 Năm 2016 124.969 124.801 168 0,13 21.140 20,36 4.919 Năm 2017 137.909 137.731 178 0,13 12.940 10,35 5.029 Năm 2018 144.492 144.302 190 0,13 6.583 4,77 4.957

Theo báo cáo tổng kết năm 2018, nguyên nhân nợ quá hạn không giảm mà có chiều hƣớng tăng nhƣ hiện tại là do nợ quá hạn đã đƣợc kéo giảm ở mức tối đa, ở mức thấp, tiệm cận đáy, NHCSXH và các bộ phận liên quan đã áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nhƣng chƣa có kết quả, đa số các món vay quá hạn còn lại là những hộ bệnh nặng, già yếu, chết, bỏ địa phƣơng, không biết địa chỉ, không trở về địa phƣơng và không liên hệ đƣợc. Vấn đề này đƣợc đề cập đến nhƣ một lời cảnh báo trong công tác bình xét cho vay tại địa phƣơng.

Tỷ lệ thu nợ thực tế tại NHCSXH huyện Ba Tri trong thời gian qua ở mức thấp. Số liệu thu nợ thực tế của NHCSXH huyện Ba Tri tại các xã qua từng năm đƣợc thể hiện ở Phụ lục 3.

Trong đó, đối với hộ nghèo tỷ lệ thu nợ thực tế của NHCSXH huyện Ba Tri qua các năm đều thấp và có chiều hƣớng thấp hơn so với số liệu bình quân toàn huyện.

Bảng 4. 2 Bảng tỷ lệ thu nợ hộ nghèo tại NHCSXH huyện Ba Tri năm 2015-2018 Đơn vị: triệu,% Tổng nợ đến hạn Trả đúng hạn Không đúng hạn Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Năm 2015 36,053 16.800 46,6 19.253 53,4 Năm 2016 23,944 9.978 41,7 13.966 58,3 Năm 2017 27,415 13.451 49,1 13.964 50,9 Năm 2018 31,990 15.128 47,3 16.862 52,7

Báo cáo NHCSXH huyện Ba Tri

Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ trả nợ đúng hạn hàng năm của NHCSXH huyện Ba Tri ở mức thấp và không đều. Năm 2015, tỷ lệ trả nợ đúng hạn chỉ đạt 46,6%. Năm 2016, tỷ lệ trả nợ đúng hạn ở mức thấp nhất với 41,7%. Năm 2017, tỷ lệ trả nợ đúng hạn tăng nhẹ ở mức 49,1 %. Năm 2018, tỷ lệ này giảm còn 47,3%. Diễn biến tỷ lệ trả nợ đúng hạn đƣợc minh họa ở hình 4.2.

Hình 4. 2 Tỷ lệ trả nợ đúng hạn NHCSXH huyện Ba Tri năm 2015-2018

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCSXH huyện Ba Tri

Từ năm 2015, NHCSXH huyện Ba Tri đã nhận thấy những tồn tại về tỷ lệ thu nợ thực tế đạt thấp và đã có những bƣớc tuyên truyền, cũng cố chất lƣợng tín dụng. Nhƣng đến năm 2016, tỉnh Bến Tre và một số tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long công bố thiên tai hạn mặn do tác động của biến đổi khí hậu cho thấy mức độ và sự ảnh hƣởng tiêu cực của yếu tố này đến địa phƣơng. Điều này biểu hiện qua quá trình sản xuất của ngƣời nghèo khó khăn hơn, dự án kém hiệu quả, tỷ lệ trả nợ đúng hạn giảm xuống còn 41,7% với nợ đến hạn là 23.944 triệu đồng. Đến năm 2017, khối lƣợng nợ đến hạn tăng lên 27.415 triệu đồng, tăng 3.471 triệu đồng so với năm trƣớc, tỷ lệ trả nợ đúng tăng 7,4% từ mức 41,7% năm 2016 lên mức 49,1% năm 2017. Năm 2018 tình hình kinh tế chƣa có nhiều chuyển biến tích cực, khối lƣợng nợ đến hạn lớn ở mức 31.990 triệu đồng nên tỷ lệ trả nợ đúng hạn chỉ đạt 47,3%, giảm 1,8% với năm 2017.

Kết quả này cho thấy tình hình thu nợ thực tế của NHCSXH huyện Ba Tri không ổn định và đáng báo động trong khi dƣ nợ và tốc độ tăng trƣởng hằng năm đều ở mức cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ này còn cao hơn rất nhiều so với các NHTM, cũng nhƣ hệ thống NHCSXH. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ lệ trả nợ đúng hạn

4.2. Phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến trả nợ đúng hạn của ngƣời nghèo vay vốn NHCSXH huyện Ba Tri vốn NHCSXH huyện Ba Tri

4.2.1. Thống kê mô tả (khái quát đối tượng nghiên cứu)

Trƣớc khi chạy mô hình, ta tiến hành thống kê các số liệu thu đƣợc từ kết quả khảo sát 279 hộ nghèo có vay vốn NHCSXH đến hạn trong năm 2018 trên địa bàn huyện Ba Tri để có cái nhìn khái quát về đối tƣợng đang nghiên cứu.

Các biến nghiên cứu đƣợc thống kê và thể hiện trong bảng sau: Bảng 4. 3 Thống kê các biến nghiên cứu

STT Thông số Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Đơn vị biến 1 Vốn dự án 35,73 12,36 5 70 triệu đồng 2 Vốn tự có 8,00 5,41 0 30 triệu đồng

3 Tiết kiệm 1,77 1,64 0 8 triệu đồng

4 Tuổi 52,72 12,82 25 80 tuổi 5 Thành viên trong tuổi lao động 1,90 1,05 0 5 tuổi 6 Thành viên trong tuổi lao động 1,36 1,18 0 6 ngƣời 7 Diện tích 1,39 1,55 0 7 ngƣời

Nguồn: Tổng hợp mẫu nghiên cứu

Bảng trên cho thấy tình hình các biến khảo sát nhƣ sau:

Vốn dự án: Số quan sát là 279, giá trị nhỏ nhất là 5 triệu đồng, giá trị lớn nhất

là 70 triệu đồng, giá trị trung bình là 35,73 triệu đồng và độ lệch chuẩn là 12,36 triệu đồng. Việc thực hiện dự án đƣợc ngƣời nghèo tiến hành rất đa dạng về quy mô do đặc điểm và hoàn cảnh của từng hộ. Các dự án dàn trải ở quy mô từ 5 triệu đến 70 triệu, độ lệch chuẩn lớn cho thấy có những nhóm hộ chỉ tiền hành dự án nhỏ lẻ, quy mô nhỏ, đồng thời cũng có nhóm hộ dồn sức, tập trung thực hiện dự án lớn để cải thiện cuộc sống. Tạo ra giá trị lớn hơn, họ tích lũy nhanh và tái đầu tƣ.

Vốn tự có: Số quan sát là 279, giá trị nhỏ nhất là 0 triệu đồng(ngƣời nghèo

8 triệu đồng và độ lệch chuẩn là 5,41 triệu đồng. Do đặc thù đối tƣợng vay là những hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Chính phủ nên họ hầu nhƣ ít có điều kiện tích lũy số tiền lớn. Vì vậy việc góp vốn thực hiện dự án cũng hạn chế.

Tiết kiệm: Số quan sát là 279, giá trị nhỏ nhất là 0 triệu đồng (ngƣời nghèo

không có tiền tiết kiệm), giá trị lớn nhất là 8 triệu đồng, giá trị trung bình là 1,77 triệu đồng và độ lệch chuẩn là 1,64 triệu đồng. Độ lệch chuẩn khá cao cho thấy giữa những ngƣời nghèo với nhau cũng có sự cách biệt lớn về thu nhập, tích lũy do những điều kiện và hoàn cảnh của ngƣời nghèo.

Tuổi: Số quan sát là 279, tuổi chủ hộ nhỏ nhất là 25 tuổi, tuổi chủ hộ lớn nhất

là 80 tuổi, tuổi chủ hộ trung bình là 52,7 tuổi và độ lệch chuẩn là 12,8 tuổi. Đối tƣợng cho vay của NHCSXH rất đặc thù, là những đối tƣợng cụ thể đƣợc Chính phủ chỉ định nhằm thực hiện chính sách xóa đối giảm nghèo, ổn định kinh tế, xã hội. Do đó, độ tuổi của ngƣời vay đƣợc mở rộng, tạo điều kiện để họ có thể sản xuất kinh doanh nuôi sống bản thân và gia đình.

Thành viên trong tuổi lao động: Số quan sát là 279, số thành viên trong tuổi

lao động của hộ thấp nhất là 0 ngƣời (hộ nghèo già cả, neo đơn hoặc mất sức lao động, trẻ nhỏ). Số thành viên trong tuổi lao động của hộ nhiều nhất là 5 ngƣời, số thành viên trong tuổi lao động của hộ trung bình là 2 ngƣời và độ lệch chuẩn là 1 ngƣời. Đây là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho gia đình phát triển kinh tế, tăng thu nhập bởi chính những ngƣời lao động đó sẽ là trụ cột gia đình, dẫn dắt gia đình và nuôi sống các thành viên còn lại.

Thành viên ngoài tuổi lao động: Số quan sát là 279, số thành viên ngoài tuổi

lao động của hộ thấp nhất là 0 ngƣời (hộ nghèo có các thành viên trong tuổi lao động), số thành viên ngoài tuổi lao động của hộ nhiều nhất là 6 ngƣời (hộ nghèo già cả, neo đơn hoặc mất sức lao động và trẻ nhỏ), số thành viên ngoài tuổi lao động của hộ trung bình là 1,38 ngƣời và độ lệch chuẩn là 1,18 ngƣời. Đây là nguyên nhân làm tăng gánh nặng chi phí cho hộ nghèo, khi hộ nghèo có nhiều ngƣời phụ thuộc thì hộ gia đình đó sẽ có ít lao động, thu nhập làm ra thấp nhƣng lại phải chi tiêu,

nuôi sống nhiều ngƣời, khó khăn trong tích lũy và thực hiện phƣơng án sản xuất kinh doanh cải thiện cuộc sống.

Bên cạnh đó biến trả nợ là biến nhị phân, các biến độc lập giới tính, trình độ, thị trƣờng, đƣờng giao thông là biến giả nhận giá trị là 0 hoặc 1 nên khó có thể diễn giải. Ta xem xét bảng tần suất dƣới đây để có cái nhìn khái quát về kết quả khảo sát:

Bảng 4. 4 Tần suất các biến nghiên cứu

STT Biến Giá trị Tần suất Tỷ lệ %

Gán biến giả 1 Trả nợ Đúng hạn 117 42% 1 Không đúng hạn 162 58% 0 2 Lãi suất 7,2% 78.00 28% 0 6,6% 201.00 72% 1 3 Mục đích sd Nuôi bò ss 224.00 80% 1

Buôn bán, thủy hải sản, khác 55.00 20% 2 4 Giới tính Nam 107.00 38% 1 Nữ 172.00 62% 0 5 Trình độ Không đi học 67.00 24% 0 Cấp 1 172.00 62% 1 Cấp 2 26.00 9% 2 Cấp 3 14.00 5% 3 6 Thị trƣờng Ổn định 140.00 50% 1 Không ổn định 139.00 50% 0 7 Đƣờng giao thông Có đƣờng ô tô 98.00 35% 1 Không có đƣờng ô tô 181.00 65% 0

Bảng cho thấy với 279 mẫu khảo sát có 117 mẫu trả nợ đúng hạn, chiếm tỷ lệ 42% so với tổng thể. Số hộ không trả nợ đúng hạn là 162 hộ, chiếm tỷ lệ 58%. Mức tỷ lệ này tƣơng đƣơng với thực trạng trả nợ đang diễn ra tại huyện Ba Tri.

Trong số 279 hộ nghèo đến hạn trả thì có 78 hộ vay với mức lãi suất 7,2%/năm (tại thời điểm Chính phủ chƣa điều chỉnh giảm lãi suất), chiếm 28% tổng

thể. Có 201 hộ đƣợc vay vốn với lãi suất 6,6%/năm (những hộ vay sau thời điểm Chính phủ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với hộ nghèo), chiếm tỷ lệ 72%.

Mục đích sử dụng vốn của đại đa số hộ nghèo tại huyện Ba Tri là nuôi bò sinh sản, chiếm tỷ lệ 80% số món vay với 224 hộ. Các ngành nghề khác chỉ chiếm 20%. Do phần lớn ngƣời dân huyện Ba Tri tham gia sản suất nông nghiệp, trồng lúa là chính. Huyện có diện tích đất rộng phục vụ cho việc trồng lúa và trồng cỏ, có nguồn thức ăn dồi giàu, thuận lợi nên đàn bò phát triển nhanh, có số lƣợng nhất trong tỉnh. Tại đây đƣợc biết đến là nơi tập trung nhiều giống bò tốt và thƣơng hiệu bò Ba Tri cũng khá nổi tiếng so với các khu vực lân cận. Chính vì vậy hầu hết hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH đều chọn con bò để phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó huyện còn có vị trí đặc thù là có các mặt giáp cửa sông và giáp biển nên ngành nghề liên quan đến thủy hải sản cũng phát triển, kéo theo các ngành nghề kinh doanh, buôn bán khô, thủy hải sản cũng phát triển làm kế sinh nhai tại địa phƣơng.

Nữ giới làm chủ hộ với 172 hộ, chiếm tỷ lệ 62% tổng thể. Nam giới là chủ hộ chiểm 38% với 107 hộ.

Do đặc thù đối tƣợng cho vay là hộ nghèo nên yếu tố trình độ tập trung ở cận dƣới. Số ngƣời không đi học 67 ngƣời chiếm tỷ lệ 24%; trình độ cấp 1 nhiều nhất với 172 hộ, chiếm 62%; trình độ cấp 2 là 26 hộ với 9% và cuối cùng là cấp 3 với 14 hộ chiểm tỷ lệ 5%. Phần lớn những ngƣời thuộc hộ nghèo là những ngƣời thuộc diện chính sách già cả, neo đơn, lớn tuổi hoặc những hộ có mức thu nhập rất thấp trong xã hội. Chính vì vậy họ ít có điều kiện học tập ở các bậc học cao hơn.

Thị trƣờng là yếu tố quan trọng quyết định kết quả sau quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy nếu có đƣợc thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa tốt, bất cân xứng thông tin không xảy ra quá nhiều sẽ tạo thuận lợi thúc đẩy ngành nghề đó phát triển. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 140 hộ đánh giá thị trƣờng ổn định, chiếm tỷ lệ 50%. Còn lại 139 hộ cho rằng thị trƣờng tại địa phƣơng chƣa ổn định. Nguyên nhân của vấn đề là do ngƣời nông dân phải trải qua nhiều tầng nấc các trung gian mới đƣa đƣợc sản phẩm (con bò, thủy hải sản,…) ra thị trƣờng. Đồng thời có tình trạng chèn ép

giá tại những nơi hẻo lánh, xa chợ, xa dân cƣ khiến kết quả sản xuất kinh doanh của ngƣời nghèo thu đƣợc chƣa cao.

Theo kết quả khảo sát cho thấy chỉ 35% số hộ vay vốn có đƣờng ô tô đến nhà, còn lại 181 hộ, chiểm tỷ lệ 65% không có đƣờng ô tô đến. Hầu hết ngƣời nghèo sống ở những nơi xa xôi, đƣờng xá đi lại không thuận tiện. Kết quả này cũng cho thấy thực trạng giao thông nông thôn tại Ba Tri vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến trả nợ đúng hạn của người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam trên địa bàn huyện ba tri (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)