Thực hiện loại bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê, mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là trả nợ cùng tám biến có ý nghĩa đƣợc viết lại nhƣ sau:
_cons .0013009 .0014506 -5.96 0.000 .0001462 .0115721 Đường 3.380687 1.375047 2.99 0.003 1.523318 7.502727 Dtđất 1.492853 .2138991 2.80 0.005 1.127341 1.976874 Thịtrường 14.72227 7.679861 5.16 0.000 5.295979 40.92639 Trìnhđộ 1.13671 .3982162 0.37 0.715 .5720765 2.258633 Tvngoàilđ .6049566 .1146938 -2.65 0.008 .4172005 .8772101 Tvtronglđ 1.606679 .3639374 2.09 0.036 1.030668 2.504605 Giớitính .3737632 .163407 -2.25 0.024 .1586559 .880515 Tiếtkiệm 1.509635 .3061385 2.03 0.042 1.014512 2.246399 Vốntựcó 1.06969 .0611206 1.18 0.238 .95636 1.19645 Vốndựán 1.068674 .0254724 2.79 0.005 1.019897 1.119783 Trảnợ Odds Ratio Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] Robust
Log pseudolikelihood = -75.439986 Pseudo R2 = 0.6024 Prob > chi2 = 0.0000 Wald chi2(10) = 71.55 Logistic regression Number of obs = 279
𝑙𝑜𝑔𝑒 𝑃(𝑌= )
Tƣơng đƣơng:
Trả nợ = - 6,645 + 0,066*Vốn dự án + 0,412*Tiết kiệm - 0,984*Giới tính + 0,474*Thành viên trong tuổi lao động – 0,503*Thành viên ngoài tuổi lao động + 2,689*Thị trƣờng + 0,401*Diện tích đất + 1,218*Đƣờng giao thông
Kết quả hồi quy Binary Logistic cho thấy tám biến độc lập có ý nghĩa thống kê ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc “Trả nợ” của ngƣời nghèo trong mẫu nghiên cứu. Các yếu tố này đều có mức ý nghĩa 5%, bao gồm: Vốn dự án, tiết kiệm, giới tính, số thành viên trong độ tuổi lao động, số thành viên ngoài độ tuổi lao động, thị trƣờng tiêu thụ, diện tích đất, đƣờng giao thông.
Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến việc trả nợ của ngƣời nghèo đều cho dấu đúng với kỳ vọng ban đầu. Các biến: Vốn dự án, tiết kiệm, số thành viên trong độ tuổi lao động, thị trƣờng, diện tích đất, đƣờng giao thông có hệ số hồi quy mang dấu dƣơng, tác động cùng chiều với khả năng trả nợ đúng hạn của ngƣời nghèo khi tăng thêm một đơn vị các yếu tố đó, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Ngƣợc lại các biến giới tính, số thành viên ngoài độ tuổi lao động có hệ số hồi quy mang dấu âm, nghĩa là tác động ngƣợc chiều làm giảm khả năng trả nợ đúng hạn của ngƣời nghèo khi tăng thêm một đơn vị yếu tố này, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Ngoài ra các biến còn lại là: Vốn tự có, lãi suất, mục đích sử dụng vốn, trình độ, tuổi không có ý nghĩa về mặt thống kê trong mô hình nghiên cứu.
Bên cạnh kết quả hồi quy, nhằm giải thích một cách rõ hơn tác động của từng yếu tố đến việc trả nợ đúng hạn của ngƣời nghèo, nghiên cứu tiến hành thực hiện mô phỏng tỷ lệ trả nợ đúng hạn khi từng biến độc lập thay đổi theo xác suất cho trƣớc.
Với P0: Xác suất ban đầu (đƣợc cho trƣớc). P1: Xác suất thay đổi.
( ) 1 − (1 − ( ))
Căn cứ kết quả hồi quy (bảng 4.9) với hệ số hồi quy B và hệ số Exp(B), công thức tính nêu trên, kết quả tính toán đƣợc thể hiện trong bảng 4.12 nhƣ sau:
Bảng 4. 12 Ƣớc lƣợng việc trả nợ theo tác động của từng yếu tố
STT Biến độc lập Hệ số hồi quy
(B) Hệ số Exp(B)
Xác suất trả nợ khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị theo xác suất cho trước 5% 10% 15% 20% 1 Vốn dự án 0,0664 1,069 5,3% 10,6% 15,9% 21,1% 2 Tiết kiệm 0,412 1,51 7,4% 14,4% 21,0% 27,4% 3 Giới tính -0,984 0,374 1,9% 4,0% 6,2% 8,6% 4 Tv trong lđ 0,474 1,607 7,8% 15,2% 22,1% 28,7% 5 Tv ngoài lđ -0,503 0,605 3,1% 6,3% 9,6% 13,1% 6 Thị trường 2,689 14,722 43,7% 62,1% 72,2% 78,6% 7 Dt Đất 0,401 1,493 7,3% 14,2% 20,9% 27,2% 8 Đường 1,218 3,381 15,1% 27,3% 37,4% 45,8%
Nguồn: Phân tích dựa trên mẫu nghiên cứu
Nhƣ vậy, với 8/13 biến có ý nghĩa thống kê gồm: Vốn dự án, tiết kiệm, giới tính, số thành viên trong độ tuổi lao động, số thành viên ngoài độ tuổi lao động, thị trƣờng tiêu thụ, diện tích đất, đƣờng giao thông. Còn lại 5/13 biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình: Lãi suất, vốn tự có, tuổi chủ hộ, mục đích sử dụng vốn, trình độ học vấn của chủ hộ. Kết hợp kết quả hồi quy và kết quả bảng 4.12 cho thấy mức độ tác động của từng yếu tố đến việc trả nợ đúng hạn của hộ nghèo nhƣ sau:
Biến vốn thực hiện dự án: Biến này có tác động cùng chiều với trả nợ đúng
hạn của hộ nghèo đúng nhƣ kỳ vọng ban đầu. Giả sử rằng xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo ban đầu là 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ gia đình nghèo đầu tƣ dự án tăng 1 triệu đồng thì xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo sẽ là 5,3%, tăng 0,3% so với xác suất ban đầu. Tƣơng tự xác suất ban đầu là 10%, 15%, 20% thì xác suất trả nợ đúng hạn lần lƣợt là 10,6%; 15,9% và 21,1%. Do vốn dự án đƣợc xác định với đơn vị là triệu đồng nên % tăng lên tƣơng đối nhỏ. Giả sử một dự án lớn đƣợc tiến hành với lƣợng vốn đầu tƣ lớn hơn thì xác suất trả nợ đúng hạn sẽ tăng lên đáng kể.
Đặt giả thuyết nhƣ sau:
Vốn dự án’: trƣờng hợp mô hình có biến vốn dự án đơn vị là 10 triệu đồng. Vốn dự án’’: trƣờng hợp mô hình có biến vốn dự án đơn vị là 20 triệu đồng Thực hiện hồi quy Binary Logistic thay đổi đơn vị của biến vốn dự án. Kết quả tính toán thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 4. 13 Ƣớc lƣợng việc trả nợ theo tác động của vốn dự án
Biến độc lập Hệ số hồi quy (B) Hệ số Exp(B)
Xác suất trả nợ khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị theo xác suất cho trước
5% 10% 15% 20% Vốn dự án’ 0,664 1,943 9,3% 17,8% 25,5% 32,7% Vốn dự án’’ 1,328 3,775 16,6% 29,5% 40,0% 48,6%
Nguồn: Phân tích dựa trên mẫu nghiên cứu
Nhƣ vậy khi vốn thực hiện dự án cao, ngƣời vay thực hiện dự án lớn sẽ góp phần tăng đáng kể xác suất trả nợ đúng hạn. Xét về nguyên nhân, những hộ vay thực hiện dự án lớn sẽ có khuynh hƣớng tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian trên cùng một đơn vị vật nuôi hoặc sản xuất kinh doanh khác. Từ đó tăng năng suất lao động và hiệu quả đầu tƣ. Ngoài ra, thực hiện dự án lớn khiến ngƣời vay có cơ hội nhận đƣợc thu nhập cao hơn, từ đó tăng tích lũy và tái đầu tƣ. Điều này giúp họ thoát nghèo nhanh, bền vững và trả nợ đúng hạn.
Biến tiết kiệm: Biến này có tác động cùng chiều với trả nợ đúng hạn của hộ
nghèo và đúng với kỳ vọng ban đầu. Giả sử rằng xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo ban đầu là 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ gia đình nghèo có tiền gửi tiết kiệm tăng 1 triệu đồng thì xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo sẽ là 7,4%, tăng 2,4% so với xác suất ban đầu. Tƣơng tự xác suất ban đầu là 10%, 15%, 20% thì xác suất trả nợ đúng hạn lần lƣợt là 14,4%; 21% và 27,4%. Ba Tri là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, số tiền gửi tiết kiệm khá thấp do hạn chế về thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu hộ gia đình có ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu tốt, có tích lũy và gửi tiết kiệm cao thì có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn.
Biến giới tính: Biến này nhƣ kỳ vọng ban đầu là tác động ngƣợc chiều với
việc trả nợ đúng hạn của hộ nghèo và đúng với kỳ vọng ban đầu. Giả sử rằng xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo ban đầu là 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ gia đình nghèo có chủ hộ là nam thì xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo sẽ là 1,9%, nghĩa là giảm 3,1% so với xác suất ban đầu. Tƣơng tự xác suất ban đầu là 10%, 15%, 20% thì xác suất trả nợ đúng hạn lần lƣợt là 4%; 6,2% và 8,6%. Nhƣ vậy, khi nam giới làm chủ hộ trong hộ gia đình sẽ giảm xác suất trả nợ đúng hạn. Ngƣợc lại, phụ nữ là chủ hộ thì hộ gia đình sẽ trả nợ đúng hạn hơn do nữ giới là ngƣời thƣờng xuyên quan tâm đến chi tiêu, cân đối các nguồn thu chi của gia đình, phụ nữ có tính tiết kiệm và khéo léo trong sản xuất kinh doanh. Do đó khi họ là chủ hộ trong gia đình thì họ có vay trò, trách nhiệm và tiếng nói lớn hơn. Khi đó họ sẽ dẫn dắt các thành viên khác thực hiện dự án hiệu quả hơn, giúp gia đình thu đƣợc lợi nhuận và trả nợ đúng hạn.
Biến số thành viên trong độ tuổi lao động: Biến này giống nhƣ kỳ vọng ban
đầu là tác động cùng chiều với việc trả nợ đúng hạn của hộ nghèo và đúng với kỳ vọng ban đầu. Giả sử rằng xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo ban đầu là 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ gia đình nghèo có số thành viên trong độ tuổi lao động nhiều hơn 1 ngƣời thì xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo sẽ là 7,8%, nghĩa là tăng 2,8% so với xác suất ban đầu. Tƣơng tự xác suất ban đầu là 10%, 15%, 20% thì xác suất trả nợ đúng hạn lần lƣợt là 15,2%; 21,1% và 28,7%. Gia đình càng có nhiều ngƣời trong độ tuổi lao động thì sẽ có nhiều sức lao động, khi đó dự án đƣợc thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Đồng thời những thành viên khỏe mạnh trong gia đình sẽ khiến gia đình không phải chi tiêu, tốn kém nhiều cho y tế, giáo dục. Họ còn là nguồn mang lại thu nhập cho gia đình. Những mặt thuận lợi đó là nền tảng quan trọng giúp gia đình có thêm thu nhập, đầu tƣ hiệu quả, thoát nghèo và trả đƣợc nợ. Nguồn vốn tín dụng chính sách ở đây thực sự là cầu nối, giúp những ngƣời nghèo thiếu vốn có thể đầu tƣ, giải phóng sức lao động nhàn rỗi, mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho riêng hộ mà cho toàn xã hội.
Biến số thành viên ngoài độ tuổi lao động: Biến này giống với kỳ vọng ban
đầu là tác động ngƣợc chiều với việc trả nợ đúng hạn của hộ nghèo và đúng với kỳ vọng ban đầu. Giả sử rằng xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo ban đầu là 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ gia đình nghèo có số thành viên ngoài độ tuổi lao động tăng thêm 1 ngƣời thì xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo sẽ là 3,1%, nghĩa là giảm 1,9% so với xác suất ban đầu. Tƣơng tự xác suất ban đầu là 10%, 15%, 20% thì xác suất trả nợ đúng hạn lần lƣợt là 6,3%; 9,6% và 13,1%. Nhƣ vậy biến này hoàn toàn ngƣợc lại với số thành viên trong độ tuổi lao động ở trên. Gia đình càng có nhiều ngƣời ngoài độ tuổi lao động thì sẽ ít sức lao động, gây khó khăn cho việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời những thành viên ngoài tuổi trong gia đình sẽ tăng gánh nặng chi tiêu cho gia đình, tiêu tốn nhiều chi phí cho y tế, giáo dục, thuận chí kéo theo ngƣời khẻo mạnh, có sức lao động phải chăm sức họ. Khi đó họ khó có điều kiện đầu tƣ hiệu quả, thoát nghèo và trả đƣợc nợ đúng hạn. Đây là điều không thể tránh khỏi do ngƣời nghèo luôn chứa đựng những rủi ro nhất định. Chính vì vậy họ mới cần đến sự giúp đỡ, cần một bàn tay nâng đỡ từ xã hội.
Biến thị trƣờng tiêu thụ: Đây là biến có ảnh hƣởng mạnh nhất đến việc trả
nợ đúng hạn của hộ nghèo và đúng với kỳ vọng ban đầu. Biến này cho tác động cùng chiều đến việc trả nợ đúng hạn và có dấu giống với kỳ vọng ban đầu. Giả sử rằng xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo ban đầu là 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ gia đình nghèo ở khu vực có thị trƣờng tiêu thụ ổn định thì xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo sẽ là 43,7%, nghĩa là tăng 38,7% so với xác suất ban đầu. Tƣơng tự xác suất ban đầu là 10%, 15%, 20% thì xác suất trả nợ đúng hạn lần lƣợt là 62,1%; 72,2% và 78,6%. Kết quả này cho thấy thị trƣờng có vai trò quan trọng, có sự ảnh hƣởng lớn đến việc trả nợ đúng hạn của ngƣời nghèo. Nếu thị trƣờng đầu vào ổn định, giá nguyên vật liệu, cây con giống biến động nhiều sẽ làm tăng chi phí, giảm hiệu quả của dự án đầu tƣ, thậm chí gây thua lỗ cho ngƣời vay. Tại Ba Tri có những thời điểm giá của rơm dùng làm thức ăn cho bò lên giá đến 50.000 đ/cuộn đã khiến nhiều ngƣời nuôi không có khả năng trang trải, buộc
phải tìm nguồn khác gây mất thời gian hoặc thiệt hại kinh tế. Thị trƣờng đầu ra cũng có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu thị trƣờng đầu ra đƣợc ổn định sẽ giúp ngƣời đầu tƣ thu đƣợc lợi nhuận, yên tâm đầu tƣ, sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô. Ngƣợc lại, khi thị trƣờng đầu ra có vấn đề sẽ gây hệ lụy lớn cho ngƣời nghèo, hộ không bán đƣợc sản phẩm, không thu hồi đƣợc vốn gốc, và không trả nợ đúng hạn. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây giá heo, bò,..xuống thấp đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến kinh tế và việc trả nợ của hộ vay. Ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ba Tri xảy ra tình trạng ép giá, sản phẩm làm ra thƣờng phải qua nhiều tầng nấc thƣơng lái mới đến tay ngƣời tiêu dùng do đó giá trị ngƣời nông dân nhận đƣợc trong chuỗi cung ứng đó là thấp. Mặc khác, ngƣời nghèo ít có điều kiện đa dạng hóa nguồn thu nhập do đó khi phát sinh những biến động thì họ sẽ là ngƣời dễ bị tổn thƣơng.
Biến diện tích đất: Biến này có tác động cùng chiều với việc trả nợ đúng hạn
của hộ nghèo và đúng nhƣ kỳ vọng ban đầu. Giả sử rằng xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo ban đầu là 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ gia đình nghèo đầu tƣ dự án tăng 1 triệu đồng thì xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo sẽ là 7,3%, tăng 2,3% so với xác suất ban đầu. Tƣơng tự xác suất ban đầu là 10%, 15%, 20% thì xác suất trả nợ đúng hạn lần lƣợt là 14,2%; 20,9% và 27,2%. Thực tế cho thấy khi hộ gia đình có diện lớn sẽ thuận lợi hơn trong việc sản xuất kinh doanh, họ thêm thu nhập từ hoa lợi, trồng trọt trên đất mà Ba Tri là huyện có phần lớn dân số hoạt động nông nghiệp, vì vậy đất càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc sản xuất, tăng thu nhập và trả nợ đúng hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có những hộ nghèo ở nhờ đất ngƣời khác, hoặc diện tích đất ít thƣờng không có điều kiện trả nợ đúng hạn. Nguyên nhân do thiếu đất canh tác, không có nguồn thu nhập bổ sung, thức ăn vật nuôi phải mua hoặc bị hạn chế do không thể tự cung cấp.
Biến đƣờng giao thông: Biến này có tác động cùng chiều với việc trả nợ
đúng hạn của hộ nghèo ban đầu là 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ gia đình nghèo ở nơi có đƣờng ô tô đi qua thì xác suất trả nợ đúng hạn sẽ là 15,1%, tăng 10,1% so với xác suất ban đầu. Tƣơng tự xác suất ban đầu là 10%, 15%, 20% thì xác suất trả nợ đúng hạn lần lƣợt là 27,3%; 37,4% và 45,8%. Từ kết quả này cho thấy cơ sở hạ tầng nói chung và đƣờng xá nói riêng có tác động lớn đến việc trả nợ của ngƣời vay. Với những hộ sống trong khu vực có đƣờng xá thuận lợi, hạ tầng đƣợc chú trọng đầu tƣ đồng bộ, gần đƣờng, gần chợ đông ngƣời qua lại nên họ dễ nắm bắt thông tin, nhạy bén, định hƣớng đầu tƣ, có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, có cơ hội đa đạng hóa nguồn thu bằng các việc buôn bán, rửa xe,