Các nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân tại vĩnh long (Trang 25 - 28)

Trƣơng Đông Lộc (2015) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long” với số liệu dạng bảng đƣợc thu thập chủ yếu từ các báo cáo thƣờng niên của 121 QTDND ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2010 - 2012. Kết quả ƣớc lƣợng bằng mô hình hiệu ứng cố định cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có mối tƣơng quan thuận với quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tăng trƣởng vốn huy động, nhƣng lại có mối tƣơng quan nghịch với tỷ lệ nợ xấu của các QTDND.

Nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố khác tác động đến khả năng sinh lời của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013. Kết quả chỉ ra khả năng sinh lời của NHTM có mối quan hệ thuận với chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên dƣ nợ cho vay, lạm phát; tuy nhiên lại tƣơng quan nghịch với tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản và tỷ lệ chi phí trên thu nhập.

Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) sử dụng mô hình Tobit dựa trên bộ số liệu của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 để xác định

các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM thông qua chỉ tiêu ROA và ROE. Nghiên cứu cho thấy tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có quan hệ nghịch biến với cả ROA, ROE; tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao nhƣng lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm; tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận của NHTM càng cao; tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm.

Khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2008, Nguyễn Thị Cành và Hoàng Nguyễn Vân Trang (2009) nhận thấy hệ số an toàn vốn và tỷ lệ chi phí trên thu nhập tƣơng quan nghịch với lợi nhuận của các NHTM.

Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), tỷ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu, tỷ lệ tiền gửi trên cho vay và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam. Các yếu tố này càng nhỏ thì hiệu quả hoạt động của NHTM càng cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Đặc điểm của QTDND là loại hình TCTD đƣợc tổ chức theo mô hình kinh tế hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận mà chủ yếu là tƣơng trợ giữa các thành viên cùng nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống, thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng.

Các QTDND ở Việt Nam đƣợc thực hiện các hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam, vay vốn của Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX), các TCTD khác (trừ các QTDND khác); cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là thành viên (không đƣợc cho vay bảo đảm bằng sổ góp vốn); cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên (hình thức cầm cố sổ tiền gửi do chính QTDND phát hành); cùng với NHHTX cho vay hợp vốn các thành viên của QTDND.

Hoạt động của QTDND chịu sự tác động bởi các yếu tố nhƣ môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng ngành và môi trƣờng bên trong. Các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong, ngoài nƣớc cho thấy hoạt động của TCTD bị ảnh hƣởng bởi tổng chi phí trên tổng doanh thu, tỷ lệ tiền gửi trên cho vay, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay và hệ số an toàn vốn...

Tiếp theo nội dung của chƣơng 2 về cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu trƣớc đây, chƣơng 3 sẽ đề cập đến phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của QTDND.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Regression) để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các QTDND tại Vĩnh Long với mô hình hồi quy gộp số liệu (Pooled Regression), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model). Tác giả tiến hành các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp. Kết cấu của chƣơng 3 gồm các nội dung nhƣ mô hình nghiên cứu, các biến trong mô hình nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích và dữ liệu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân tại vĩnh long (Trang 25 - 28)