Các biến trong mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân tại vĩnh long (Trang 29 - 33)

Ở chƣơng 2, tác giả đã đƣa ra 4 giả thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các QTDND gồm các biến nhƣ hệ số an toàn vốn, năng lực quản trị, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ huy động tiền gửi trên dƣ nợ cho vay; biến phụ thuộc là ROE và ROA. Bảng 3 dƣới đây sẽ mô tả chi tiết các biến đƣợc sử dụng trong mô hình.

Bảng 3. Mô tả các biến sử dụng trong mô hình

Ký hiệu Tên biến Đo lƣờng Đơn vị

tính

Kỳ vọng ảnh hƣởng

Biến phụ thuộc hoạt động Hiệu quả

% ROA Tỷ suất sinh lợi

trên tài sản

Lợi nhuận ròng/ Tài sản ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở

hữu

Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu Biến giải thích

CAR Hệ số an toàn vốn tài sản Có rủi ro Vốn tự có/Tổng CPTN Năng lực quản trị Chi phí/Thu nhập TLNX Tỷ lệ nợ xấu Dƣ nợ cho vay Nợ xấu/ HDCV Tỷ lệ số dƣ tiền gửi trên dƣ nợ cho vay Số dƣ tiền gửi/ Dƣ nợ cho vay

3.2.1. Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của các QTDND (HQ) đƣợc đại diện bởi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA). Hai chỉ số này đƣợc sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng hiệu quả hoạt động các NHTM của Usman Dawood (2014), Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)... và nghiên cứu của Trƣơng Đông Lộc (2015) về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các QTDND.

Theo tiêu chuẩn của hệ thống CAMEL, ROA phải lớn hơn 1%; ROE phải từ 15% trở lên (Tăng Thị Phúc và Lê Thị Thùy Dung 2016).

3.2.2. Biến độc lập

Trong đó, vốn tự có đƣợc tính bằng vốn cấp 1 cộng vốn cấp 2 và trừ đi khoản phải trừ khỏi vốn tự có tại thời điểm xác định vốn tự có. Vốn cấp 1 gồm vốn điều lệ, vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố ịnh, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tƣ phát triển nghiệp vụ, vốn của tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho QTDND và lợi nhuận không chia. Vốn cấp 1 phải trừ đi lỗ lũy kế (nếu có), số vốn góp tại NHHTX. Vốn cấp 2 tối đa bằng giá trị vốn cấp 1, gồm: quỹ dự phòng tài chính và dự phòng chung (tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro). Khoản phải trừ khỏi vốn tự có bằng 100% chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.

Tổng tài sản “Có” rủi ro đƣợc phân loại thành nhóm tài sản có hệ số rủi ro 0% (tiền mặt; tiền gửi tại NHNN, tại NHHTX; dƣ nợ cho vay có đảm bảo bằng tiền, tiền gửi tại chính QTDND; dƣ nợ cho vay đƣợc bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ, NHNN phát hành; dƣ nợ cho vay bằng vốn ủy thác theo quy định pháp luật về ủy quyền trong hoạt động ngân hàng), nhóm tài sản có hệ số rủi ro 20% (tiền gửi thanh toán tại NHTM, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; dƣ nợ cho vay đƣợc bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nƣớc, TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phát hành), nhóm tài sản có hệ số rủi ro bằng 50% (dƣ nợ cho vay đƣợc bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ờ gắn liền với quyền sử dụng đất của bên vay theo quy định pháp luật); nhóm tài sản có hệ số rủi ro 100% (tài sản cố định của QTDND; các tài sản “Có” khác).

Nghiên cứu của Munyambonera (2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) cho thấy mối tƣơng quan nghịch giữa hệ số an toàn vốn và khả năng sinh lời của các NHTM. Việc đảm bảo an toàn và phát triên vốn là nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ trong hoạt động của các QTDND. Để bảo đảm cho an toàn cho tài sản chứa đựng rủi ro, QTDND cần duy trì mức vốn tự có cần thiết đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hay hệ số an toàn vốn (CAR). Tiêu chuẩn đánh giá CAR theo Moody‟s là 12%; theo hiệp ƣớc BASEL II thì CAR phải đạt tối thiểu là 8% (Tăng Thị Phúc và Lê Thị Thùy Dung 2016).

Usman Dawood (2014), Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013), Syarfi (2012), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Nguyễn Việt Hùng (2008) trong các nghiên cứu của mình đã tìm ra mối quan hệ của năng lực quản trị (tỷ lệ chi phí trên thu nhập) với hiệu quả hoạt động của các NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng điều chỉnh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra để đạt mức hiệu quả nhƣ mong muốn. Nó

trên thu nhập thấp, còn quản trị kém sẽ khiến tỷ lệ chi phí trên thu nhập cao từ đó làm giảm khả năng sinh lời (Nguyễn Thị Cành và Hoàng Nguyễn Vân Trang 2009).

Tổng nợ xấu bao gồm tổng dƣ nợ của các khoản vay đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) theo quy định của NHNN. Theo Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013), Khizer Ali, Akhtar and Ahmed (2011), Trƣơng Đông Lộc (2015), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Nguyễn Việt Hùng (2008), tỷ lệ nợ xấu có tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM và của QTDND. Rủi ro tín dụng là thuộc tính cố hữu luôn tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro càng nhiều và từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận (Trƣơng Đông Lộc 2015).

Kyriaki Kosmido and Constantin Zopounidis (2008), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Nguyễn Thị Cành và Hoàng Nguyễn Vân Trang (2009), Nguyễn Việt Hùng (2008) chỉ ra rằng tỷ lệ tiền gửi trên dƣ nợ cho vay ảnh hƣởng khả năng sinh lời của NHTM. Lợi nhuận của NHTM chủ yếu sinh ra từ chênh lệch giữa thu từ lãi cho vay và chi lãi cho hoạt động huy động vốn (phần lớn từ khách hàng gửi tiền). Vì vậy, sử dụng tốt nguồn vốn huy động bằng việc cho vay để tạo thu nhập từ lãi là một trong những cách làm tăng hiệu quả hoạt động. Nếu NHTM có tỷ lệ số dƣ tiền gửi trên dƣ nợ cho vay cao có nghĩa là chƣa sử dụng tốt vốn huy động; ngƣợc lại sẽ có thu nhập từ lãi nhiều hơn và hiệu quả hoạt động sẽ tốt hơn (Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân tại vĩnh long (Trang 29 - 33)