Phân tích kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân tại vĩnh long (Trang 49 - 51)

Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ mô hình tác động cố định với phƣơng pháp sai số chuẩn vững cho thấy các yếu tố tỷ lệ chi phí trên thu nhập và tỷ lệ nợ xấu có quan hệ nghịch biến với hiệu quả hoạt động của các QTDND tại Vĩnh Long và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), Nguyễn Thị Cành và Hoàng Nguyễn Vân Trang (2009), Ali, Akhtar và Ahmed (2011), Syarfi (2012), Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013), Usman Dawood (2014), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Trƣơng Đông Lộc (2015).

Đối với hiệu quả hoạt động đƣợc đại diện bởi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 5%, nếu tỷ lệ nợ xấu tăng 1 đơn vị thì tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của các QTDND tại Vĩnh Long giảm tƣơng ứng 1,4338 đơn vị. Tƣơng tự, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 5%, nếu tỷ lệ chi phí trên thu nhập tăng 1 đơn vị thì tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm tƣơng ứng 0,1717 đơn vị.

Đối với hiệu quả hoạt động đƣợc đại diện bởi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 5%, nếu tỷ lệ chi phí trên thu nhập tăng 1% thì tỷ suất sinh lợi trên tài sản sẽ giảm tƣơng ứng 0,0281%. Còn ở mức ý nghĩa 10%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ nợ xấu tăng 1% thì tỷ suất sinh lợi trên tài sản có xu hƣớng giảm 0,2641%.

Kết quả còn cho thấy tác động của biến hệ số an toàn vốn đến hiệu quả hoạt động của các QTDND không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%; còn tác động của tỷ lệ số dƣ tiền gửi trên dƣ nợ cho vay đến ROE và ROA lại trái với kỳ vọng cũng nhƣ kết quả của các nghiên cứu trƣớc đây.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Số liệu mô tả về hoạt động của các QTDND tại Vĩnh Long cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2015, khả năng sinh lời của QTDND còn thấp so tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế nhƣng đảm bảo quy định về tỷ lệ an toàn vốn, hoạt động có lời và kiểm soát khá tốt rủi ro tín dụng.

Qua so sánh giữa các mô hình hồi quy gộp số liệu (Pooled Regression), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiêu (Random Effects Model), tác giả nhận thấy mô hình FEM phù hợp cho phân tích sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các QTDND tại Vĩnh Long. Tuy nhiên, mô hình có hiện tƣợng phƣơng sai của sai số thay đổi nên tác giả sử dụng mô hình tác động cố định với ƣớc lƣợng chuẩn vững (FEM – RSE) để khắc phục. Mô hình nghiên cứu cho kết quả là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ chi phí trên thu nhập có mối quan hệ nghịch biến với hiệu quả hoạt động của các QTDND tại Vĩnh Long, trong đó tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ có ảnh hƣởng mạnh hơn sự ảnh hƣởng của tỷ lệ chi phí trên thu nhập. Kết quả tìm ra ở chƣơng 4 chính là cơ sở để kết luận và đƣa ra một số kiến nghị ở chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nội dung chƣơng 5 sẽ tóm lƣợc các kết quả tìm đƣợc ở chƣơng 4 qua phần kết luận về các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các QTDND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân tại vĩnh long (Trang 49 - 51)