THUYẾT PHIẾM THẦN
Lý thuyết này dẫn đến sự tự tôn cao bản ngã như một yếu tố cần thiết để giải quyết những vấn đề mà chỉ một Đức Chúa Trời toàn năng mới có thể giải quyết. Nó chủ trương rằng nhận ra tính chất thần linh của chính mình là vô cùng quan trọng. Ralph Waldo Emerson, nhà triết học nổi loạn đi theo thuyết phiếm thần rất được ngưỡng mộ, đã chỉ ra cách:
“Không có gì là thiêng liêng ngoài sự chính trực của tâm trí chúng ta. Tôi phải làm gì với sự thiêng liêng của các truyền thống nếu tôi sống nội tâm? … Không có luật nào có thể thiêng liêng đối với tôi ngoài bản chất [giống như thần thánh] của tôi …. Tôi tránh xa cha, mẹ, vợ và anh em trai của tôi, khi tính chất thần linh trong tôi thức dậy. Hãy xem Chúa Giê-su tốt hơn những người khác vì Ngài đã từ chối lắng nghe người khác…”.
Andrews lưu ý một đặc điểm khác, có lẽ là đặc điểm cơ bản liên quan đến thuyết phiếm thần. Thuyết phiếm thần hoàn toàn mang tính chủ quan, được điều khiển bởi trực giác và cảm giác; điều này không thể được chứng minh hoặc bác bỏ. Ông trích dẫn việc Emerson lấy cảm xúc cá nhân trở thành trọng tài phán xét điều ông ấy sẵn sàng chấp nhận hay từ chối. Ví dụ Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa với các sứ đồ nằm dưới sự xem xét cẩn thận của Emerson, ông phát biểu: “Nếu tôi tin rằng điều đó là do Chúa Giê-su ra lệnh cho các môn đồ của Ngài, và Ngài thậm chí đã dự tính thực hiện vĩnh viễn phương thức tưởng niệm này theo mọi cách có thể chấp nhận được…, nhưng khi đưa vào thực nghiệm thì điều đó làm tôi bực mình, nó không phù họp với cảm xúc của tôi, vì thế tôi không nên áp dụng nó. Tôi không nên tham gia tiệc thánh!” Khi nói đến điều này, chỉ có hai lựa chọn: thuyết hữu thần theo KinhThánh thánh và thuyết phiếm thần. Thuyết hữu thần theo Kinh Thánh liên quan đến Đức Chúa Trời, Đấng bày tỏ chính Ngài trong Kinh Thánh. Chỉ có một mình Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo ra mọi thứ. Ngài không phải là một phần của sự sáng tạo— Ngài hoàn toàn là “chủ thể khác”, tồn tại vĩnh viễn bên ngoài những gì Ngài đã tạo ra. Nếu Đức Chúa Trời là một phần của sự sáng tạo, thì Ngài sẽ là một phần của “mớ hỗn độn” mà chúng ta đang ở trong đó, mà Ngài thì không. Ngài chính là giải pháp duy nhất của chúng ta.
Thuyết Phiếm thần, như chúng ta đã lưu ý trước đó, là niềm tin rằng Chúa ở trong mọi thứ và do đó mọi thứ là Chúa. Việc bác bỏ thuyết hữu thần theo Kinh Thánh khiến cho nhân loại đi
mà tôi không đề cập) đều là những người theo thuyết phiếm thần. Họ từ chối Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh và tìm kiếm tính chất thần linh của riêng mình.
Samuel Andrews, người viết cuốn sách vào năm 1898, Cơ đốc giáo và Chống Cơ đốc giáo Trong Xung Đột Cuối Cùng, mà tôi đang trích dẫn, ghi lại niềm tin vào thuyết phiếm thần của các triết gia Đức đã tràn ngập thế giới thông qua nghệ thuật, khoa học, văn học và tôn giáo. Andrews viết, “Như trước đây, một số bằng chứng đã được đưa ra cho thấy thuyết Phiếm thần, dưới một số hình thức của nó, không chỉ lan tràn trong triết học hiện đại mà ngày càng thâm nhập vào tôn giáo, khoa học, văn học và tất cả các lĩnh vực của con người. Đa số được làm quen với các nguyên tắc của nó qua các tạp chí, báo, qua các bài giảng và bục giảng. Sự phổ biến của nó được thể hiện ở mức độ nhanh chóng mà các hệ thống như Khoa học Cơ đốc giáo, Khoa học Tâm thần, Thông thiên học, và những hệ thống khác có liên quan đến đã lan truyền trong các cộng đồng Cơ đốc giáo. Vì thuyết phiếm thần hay phiếm thần giáo là quan điểm cho rằng Đức Chúa Trời là tất cả mọi thứ / tất cả mọi người và cho rằng tất cả mọi người và tất cả mọi vật là Đức Chúa Trời. Nó gieo rắc bầu không khí tràn đầy các quan điểm của nó, và nhiều người vô hình trung bị ảnh hưởng bởi nó mà không hề hay biết.”
Đây là nơi mà tất cả (thế giới và một bộ phận của cộng đồng hội thánh) đều hướng tới. Thuyết phiếm thần không chỉ được cổ xúy bởi lời kêu gọi con người “trở thành thần linh” mà còn được củng cố bằng hành động chính trị, đặc biệt là trong các nền dân chủ. Làm thế nào mà điều đó xảy ra?