Chúng ta phải thừa nhận rằng có nhiều người đưa ra những câu hỏi hợp lý. Ví dụ như: Câu chuyện về cuộc đời Chúa Giê-su có phải chỉ là một câu chuyện huyền thoại như “Chiến tranh các vì sao” của Luke Skywalker hay “Chúa tể của những chiếc nhẫn” của Frodo không? Câu chuyện về cuộc đời Chúa Giê-su có phải là sự thật quyết định số phận đời đời của chúng ta không? Đây là những câu hỏi hay và quan trọng.
Đức Chúa Trời đã tạo nên con người với khả năng để nhận biết. Đây là một trong những điều khác biệt với “loài vật không có nhận thức” (Giu-đe 10). Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta dùng lý trí của mình (Ê-sai 1:18) Để nhận biết thần chân lý và thần linh sai lầm (I Giăng 4:6) và phân biệt điều thiện, ác (Hê-bơ-rơ 5:14). Một nguyên tắc căn bản của nhận thức là chúng ta cần có nền tảng vững vàng về những gì chúng ta tin. Một niềm tin mù quáng thì nó sẽ là một sự mê tín. Nhà triết học Socrates nói: “Cuộc sống mà không được trải nghiệm thì là một cuộc đời vô giá trị.’. Cũng giống như vậy, niềm tin mà không được kiểm chứng thì là niềm tin không có giá trị. Nhiều người đã từ chối tin vào điều gì không có bằng chứng, họ làm như vậy là đúng đắn. Vì Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên chúng ta có lý trí, Ngài không muốn chúng ta sống không có lý trí. Ngài muốn chúng ta nhìn trước khi chúng ta nhảy. Điều này không có nghĩa là không có chỗ đứng cho niềm tin. Đức Chúa Trời không muốn chúng ta nhảy trong bóng tối, mà Ngài muốn chúng ta hãy bước bằng đức tin trong sự sáng.
Chúng ta cần có những bằng chứng về điều gì đó là đúng trước khi chúng ta đặt đức tin của chúng ta vào nó. Ví dụ: Một người không dám bước vào thang máy trừ khi anh ta nhận thức và tin rằng nó sẽ đưa anh ta lên an toàn. Cũng như vậy một người có lý trí sẽ không bước lên chiếc máy bay đã bị gẫy cánh và khói bốc ra từ đuôi của máy bay. Vì vậy, một người có lý trí cần phải có một số bằng chứng rằng Đức Chúa Trời thực sự hiện hữu trước khi anh ta đặt niềm tin nơi Chúa. Cũng vậy, những người chưa tin Chúa có nhận thức sẽ cần những chứng cớ để công bố rằng Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời trước khi họ đặt niềm trông cậy của họ nơi Chúa. Vì thế câu hỏi của họ cần phải được giải đáp thỏa đáng.
Có những điều người chưa tin Chúa đưa ra không phải là để thử thách, mà họ thường muốn đào sâu trọng tâm của niềm tin Cơ Đốc và tìm hiểu những nền tảng quan trọng. Ví dụ: Nếu phép lạ không có, thì tại sao chúng ta lại tin Đấng Christ là Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không thể kiểm soát được điều ác thì Ngài có đáng để chúng ta thờ phượng không? Khi đối mặt với những trường hợp như vậy nếu chúng ta không biết trả lời thì không khác gì chúng ta đang tin vào những câu chuyện huyền thoại. Đó là những câu hỏi hay cần có những câu trả lời thật thỏa đáng.