TÔI PHẢI LÀM GÌ?

Một phần của tài liệu LẼ-THẬT-e-magazine-pdf (Trang 48 - 50)

“Chúng nghe bấy nhiêu lời, trong lòng cảm động, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi? Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jesus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh.” (Công vụ 2: 37-38).

“Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào.” (Ê-sai 55:7)

Nếu quí vị sẵn lòng khôi phục truyền thống thờ Trời – trở về với Ông Trời, hãy cầu nguyện theo bài cầu nguyện gợi ý sau đây:

“Lạy Đức Chúa Trời. Con tin Đức Chúa Trời có thật. Con tin Chúa đã sai Con Một Ngài đến thế gian tìm con. Con muốn trở lại thờ Trời. Con muốn sống làm vinh hiển Đức Chúa Trời và vui hưởng chính mình Ngài mãi mãi. Xin Chúa tha tội cho con. Xin Chúa nhận con làm con trong gia đình của Chúa. Xin Chúa dẫn dắt cuộc đời con theo Chúa. Trong danh Chúa Giê-su. A-men.” “Nhưng hễ ai đã tin nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời” (Giăng 1:12).

Hãy liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi sẽ vui lòng hướng dẫn bạn trong cuộc hành trình KHÔI PHỤC TRUYỀN THỐNG THỜ TRỜI.

Mục sư An Bình

Email: honvi2018@gmail.com

Tầm Quan Trọng Của Biện Giáo

Từ “biện giáo” nguồn gốc từ một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “bào chữa, bảo vệ” cho một đối tượng, một chủ thể nào đó. Biện giáo Cơ Đốc là môn học biện luận bảo vệ niềm tin của Cơ Đốc nhân. Câu chìa khóa cho biện giáo Cơ Đốc là 1 Phi-e-rơ 3:15, “nhưng hãy tôn cao Đấng Christ là thánh, là Chúa trong lòng anh em, luôn sẵn sàng để trả lời những kẻ chất vấn về niềm hi vọng trong anh em, nhưng phải ôn tồn và trân trọng....” Một Cơ Đốc nhân không thể nào nói rằng mình không có khả năng bảo vệ niềm tin Cơ Đốc. Trách nhiệm của chúng ta là phải trình bày cách thỏa đáng về niềm tin của mình nơi Đấng Christ. Tất nhiên, không phải Cơ Đốc nhân nào cũng phải trở thành chuyên gia biện giáo. Nhưng chúng ta cần phải biết rõ mình tin điều gì, tại sao mình tin, làm thế nào để chia sẻ niềm tin đó với người khác và cách bảo vệ niềm tin khi bị chống đối.

Nhưng 1 Phi-e-rơ 3:15 cũng bàn đến một khía cạnh khác trong biện giáo Cơ Đốc mà chúng ta hay bỏ quên, “nhưng phải ôn tồn và trân trọng...” Theo bản dịch truyền thống, “nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ.” Khi bảo vệ niềm tin của mình chúng ta không được thô lỗ, cáu giận và thiếu tôn trọng. Khi thực hành biện giáo, chúng ta cần cứng rắn trong lập luận của mình nhưng cũng nên nhớ thể hiện sự khiêm nhường và nhu mì của Chúa Giê-su. Nếu như ta thắng trong một cuộc tranh luận nhưng kết quả người kia lại xa cách Chúa hơn vì thái độ của chúng ta, lúc đó biện giáo Cơ Đốc sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Biện giáo Cơ Đốc đơn giản là bảo về niềm tin Cơ Đốc đối với những người phản đối. Biện giáo Cơ Đốc là một phần cần thiết trong đời sống mỗi Cơ Đốc nhân. Lời Chúa yêu cầu chúng ta phải sẵn sàng để rao giảng Phúc Âm (Ma-thi-ơ 28:18-20) và bảo vệ niềm tin của mình, và đó cũng chính là căn bản của biện giáo Cơ Đốc.

Tại sao chúng ta cần biện giáo?

1. Những người chưa tin Chúa thường có những câu hỏi hay 2. Chúng ta có câu trả lời tốt cho những câu hỏi hay

3. Trách nhiệm của chúng ta là chuẩn bị sẵn sàng để biện giáo 4. Có những cơ hội tốt để truyền giáo

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu từng điểm một.

Một phần của tài liệu LẼ-THẬT-e-magazine-pdf (Trang 48 - 50)