- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, cho nên nguyên nhân có trước, kết quả có sau. Tuy nhiên không phải mọi sự vật hiện tượng đều xảy ra theo trình tự trước
sau, đều có quan hệ nhân quả với nhau.
Để nguyên nhân sinh ra kết quả cần có những điều kiện khách quan cho nó, tổng
hợp nhữngđiều kiện ấy gọi là hoàn cảnh. Tuy nhiên hoàn cảnh khác nguyên nhân vì nó không sinh ra kết quả. Ngoài ra, nguyên nhân còn được phân biệt với nguyên cớ, nguyên cớ chỉ là lý do chủ quan mà con ngườiđưa ra để biện hộ cho một hành vi nào đó.
- Cùng là một nguyên nhân có thể đồng thời có thể sản sinh ra nhiều kết quả
khác nhau (chẳng hạn sự tác động của dây tóc lên bóng đèn ngoài tác dụng gây sáng còn toả nhiệt), và ngược lại cùng một kết quả lại có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đồng thời hoặc riêng rẽ gây nên. VD: Sự khủng hoảng kinh tế
VN năn 80 xuất phát từ nguyên nhân khách quan, chủ quan.
- Mọi hiện tượng xảy ra đều phải có nguyên nhân của nó, không một hiện tượng
nào là không có nguyên nhân. Do đó mỗi 1 hiện tượng đều phải nằm trong một
chuỗi dài vô tận các mối quan hệ nhân quả mà trong đó nó vừa là kết quả lại vừa là nguyên nhân.
- Kết quả sau khi được sinh ra nếu tồn tại tương đốiđộc lập trước nguyên nhân
đã sinh ra nó thì nó có thể tác động trở lại lên nguyên nhân ấy theo hướng thúc đẩy
hoặc kìm hãm nguyên nhân.