2. ĐCSTQ biến người ta thành không còn là người
2.3. Hành vi thấp kém
Trung Quốc được biết đến là một đất nước lễ nghi. Triều Tiền Tần, trong «Tam Lễ» (Chu Lễ, Nghi Lễ, Lễ Ký) có ghi chép tỉ mỉ về lễ nghi cực kỳ phong phú và ưu mỹ của cổ nhân Trung Quốc, cũng thảo luận về căn nguyên thiên đạo của lễ và triết lý đằng sau lễ. Chủng tinh thần lễ này liên tục kéo dài đến ngay trước khi ĐCSTQ thành lập chính quyền. Có người có lẽ còn nhớ rõ sự nho nhã lễ độ của người cao tuổi được học trước năm 1949. Đáng buồn là, sau vài chục năm thống trị của ĐCSTQ, tất cả những điều này đã bị hủy rồi.
Lễ tất phải có tiết, tiết chính là “tiết văn”, tức là “quy củ”.
Thời xưa trẻ nhỏ học vỡ lòng, đầu tiên được dạy chính là những phép tắc cơ bản trong sinh hoạt như “vảy nước quét nhà, đối đáp, tiến thoái”. Người thời trước thường nói: “Làm người phải cho ra dáng người.” Bên trong câu nói đơn giản này bao hàm
đạo lý rất thâm sâu. Thần quy định, quy phạm hành vi cho con người, hơn nữa còn truyền thừa nhiều đời thông qua sách cổ, lễ nghi, tập tục, v.v..
hóa truyền thống Trung Quốc. Gia quy, gia huấn của Trung Quốc kéo dài mấy nghìn năm, nói lên rằng sự tồn tại của nó xác thực vốn có ý nghĩa trọng yếu đối với gia đình và xã hội. Thời Tam quốc có «Giới Tử Thư» của Gia Cát Lượng, «Giới Hoàng Chúc» của Đường Thái Tông, «Đình Huấn Cách Ngôn» của hoàng đế Khang Hy, thời kỳ Nam Bắc triều có «Nhan Thị Gia Huấn» của Nhan Chi Thôi… đều là quy phạm làm người và duy trì sự yên ổn trong gia tộc. Trong việc giáo dục đời sau đều phát huy tác dụng tích cực đối với các phương diện luân lý gia đình, công việc trong gia tộc, tu dưỡng tự thân, đối nhân xử thế, hưng gia lập nghiệp, đền đáp quốc gia… Mãi cho đến trước khi ĐCSTQ cướp chính quyền, dân gian Trung Quốc vẫn còn lưu truyền một số lượng lớn gia quy gia huấn, trở thành cơ sở lập thân xử thế của mọi người, có người đã tổng kết 30 điều gia huấn được lưu truyền rộng rãi. Trong đó bao gồm: Không được phép xưng hô bất kính với người lớn tuổi; không được phép rung chân; không được phép không gọi tôn xưng hoặc tên mà đã nói chuyện; không được hô hoán ồn ào chỗ đông người; không nói lời bịa đặt; khi ăn cơm phải đợi chủ nhà động đũa trước thì khách mới được động; về nhà cần chào hỏi trưởng bối, v.v..
Tuy nhìn có vẻ là những hành vi nhỏ bé vụn vặt, nhưng lại vô cùng quan trọng đối với quy phạm hành vi cá nhân, dung hòa quan hệ với mọi người.
Hành vi cử chỉ của con người thể hiện ra sự giáo dưỡng, đức hạnh và sự hiểu biết của người ta. ĐCSTQ phá hoại đạo đức, khiến cho lời nói cử chỉ của con người trở nên tùy tiện, không có quy củ, hành vi hèn hạ, biến rất nhiều người trở thành hạ đẳng.
Người Trung Quốc xưa coi trọng dáng vẻ, khuyên con người “Trạm như tùng; Tọa như chung; Hành như phong; Ngọa như
cung”.[36] Người Trung Quốc ngày nay rất nhiều người lưng còng,
thế đi dáng đứng hình thù kỳ quái, tư thế bất nhã, khí chất không
36. Đứng thẳng như cây tùng; Ngồi vững vàng như chuông; Đi khỏe khoắn, nhanh nhẹn như gió; Ngủ như cây cung, ý chỉ nằm nghiêng người , tốt nhất là nghiêng sang phải.
tốt.
Trên quốc tế, hành vi của du khách Trung Quốc thường khiến người ta phải để ý. Họ lớn tiếng làm ồn, hút thuốc tại thắng cảnh du lịch, tùy ý khạc nhổ, chen ngang, trèo lên danh lam thắng cảnh. Lượng du khách Trung Quốc tăng nhanh nhưng lại không coi trọng văn minh, khiến người Thụy Sỹ cảm thấy “bị áp lực”, có du khách phàn nàn về việc người Trung Quốc tùy
tiện khạc nhổ trên xe và nhổ cả lên giày của du khách khác. Để giải quyết vấn đề này, người Thụy Sỹ đã mở thêm một chuyến xe riêng cho người Trung Quốc.
Tệ hơn nữa, năm 2015, một phụ nữ Trung Quốc đã cho con đi đại tiện ngay trước mặt tiền cửa hàng thời trang nổi tiếng Burberry tại Anh. Ngày 02 tháng 08 năm 2016, trong đoàn du khách Trung Quốc đi tham quan St.Petersburg, có một người mẹ vì con muốn đi vệ sinh, đã để cháu đi tiểu ngay trên sàn gỗ cứng lịch sử của cung điện Nga Ekaterina Palace. Sự kiện này đã gây sốc cho tất cả nhân viên làm việc tại cung điện Ekaterina, từ người quản lý đến nhân viên phục vụ nói chung đều chạy nhanh tới hiện trường để xem xét và xử lý. Nhân viên làm việc ở đây nói rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử phát sinh sự việc kiểu này.
Tố chất của người Trung Quốc thực sự kém như vậy sao? Kỳ thực không phải là từ xưa đã như vậy. Tố chất của người Trung Quốc thấp kém như hiện nay là kết quả của hàng thập kỷ phá hoại văn hóa truyền thống của đảng cộng sản.