THỰC THI LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2020,

Một phần của tài liệu MTCN-Xanh-So-4-OK (Trang 28 - 30)

MÔI TRƯỜNG 2020,

Cụ thể, theo quy định, các KCN khi đi vào vận hành phải có hệ thống thu gom và thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung, bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; công trình, thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải; hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Ngoài ra, Luật cũng quy định, chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN phải có trách nhiệm thu gom, đấu nối nước thải của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung vào hệ thống thu gom, thoát nước; phải xử lý nước thải tập trung. Cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom và thoát nước mưa phải chấm dứt việc xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom và thoát nước mưa trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành.

Căn cứ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong thời gian tới, sẽ rà soát, kiên Thương (đặc biệt là thẩm quyền thanh tra và

xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường Công Thương) được đề cập trong Dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương có ý kiến căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm của Bộ Công Thương (chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp môi trường; thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý; tổ chức, thực hiện thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý…) theo đó Bộ kiến nghị ban soạn thảo Nghị định sẽ có những điều chỉnh nhằm đảm bảo tính thống nhất của các văn bản pháp luật và hiệu quả thực thi của Nghị định.

Tại cuộc họp tháng 11/2021 nhằm góp ý Dự thảo Nghị định quy định một số điều của Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì, Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) tham dự và trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường ngành Công Thương. Về quy định cơ quan chuyên môn về BVMT tại các Bộ, tại cuộc họp Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, việc thành lập một số tổ chức trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về BVMT theo ngành, lĩnh vực là hết sức cần thiết. Bộ trưởng cho rằng, một mình Bộ TN&MT không làm được do thiếu năng lực, tổ chức, trang thiết bị, cơ sở vật chất không có. Bảo vệ môi trường cần phải có sự tham gia của mọi cá nhân, tổ chức và các Bộ, ngành cùng thực hiện. Nếu như mỗi doanh nghiệp, mỗi khu kinh tế, khu công nghiệp có một tổ chức, một đơn vị để lo về công tác bảo vệ môi trường thì mỗi Bộ, ngành cũng cần có những đơn vị, tổ chức quản lý nhà nước để giúp cho Bộ trưởng Bộ đó trong việc tổ chức thực hiện, chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong ngành đó, lĩnh vực quản lý.

Sau thảo luận Bộ TN&MT cho biết sẽ báo cáo Chính phủ xem xét giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ về quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (đã bị bãi bỏ bởi Nghị định số 05/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ)v

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

quyết yêu cầu chủ đầu tư các KCN phải xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường năng lực quản trị môi trường trong các KCN; đẩy mạnh áp dụng các cơ chế, chính sách tạo nền tảng pháp lý cho việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ các thành phần kinh tế, xã hội cho công tác bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề xuất ưu tiên xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ phát triển các công nghệ xử lý, tái chế chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, cả nước hiện có 251/280 KCN đang hoạt động đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong đó có 36/57 địa phương đã đạt tỷ lệ 100%.

Năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Trong đó nhấn mạnh quan điểm “không phát triển kinh tế bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế;” bổ sung các yêu cầu về bảo vệ môi trường KCN trong công tác kiểm soát chất lượng môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. Kết quả triển khai các chính sách trên đã góp

có hệ thống xử lý nước thải tập trung và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp.

Trong những năm gần đây, mặc dù nhiều KCN đã có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, góp phần giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, thực tế ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ KCN, CCN còn rất lớn, tốc độ gia tăng cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác. Thực trạng ô nhiễm môi trường, không khí thường chủ yếu tập trung tại các KCN cũ, do các KCN này đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, hay chưa xây dựng hệ thống xử lý khí thải ra môi trường. Các KCN mới do được đầu tư công nghệ hiện đại, nên hệ thống xử lý nước thải ra môi trường được bảo đảm hơn. Tuy nhiên, một số KCN vẫn có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn.

Tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương - nơi tập trung nhiều KCN và dự án FDI lớn nhất cả nước, mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực này khá cao, nhưng tình trạng vi phạm các quy định về môi trường vẫn thường xuyên xảy ra. Thực tế này cho thấy, bên cạnh tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành các quy định bảo vệ môi trường… đối với các doanh nghiệp thứ cấp, chủ đầu tư KCN, việc tăng cường nâng cao trách nhiệm giám sát và chế tài xử phạt cho cơ quan chức năng trong lĩnh vực công nghiệp môi trường rất cần thiết, từ đó nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu MTCN-Xanh-So-4-OK (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)