KCN PHẢI CÓ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẬP TRUNG
THÚY VI
THÚY VI thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; công trình, thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải; hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Ngoài ra, Luật cũng quy định, chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN phải có trách nhiệm thu gom, đấu nối nước thải của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung vào hệ thống thu gom, thoát nước; phải xử lý nước thải tập trung. Cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom và thoát nước mưa phải chấm dứt việc xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom và thoát nước mưa trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành.
Căn cứ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong thời gian tới, sẽ rà soát, kiên Thương (đặc biệt là thẩm quyền thanh tra và
xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường Công Thương) được đề cập trong Dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương có ý kiến căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm của Bộ Công Thương (chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp môi trường; thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý; tổ chức, thực hiện thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý…) theo đó Bộ kiến nghị ban soạn thảo Nghị định sẽ có những điều chỉnh nhằm đảm bảo tính thống nhất của các văn bản pháp luật và hiệu quả thực thi của Nghị định.
Tại cuộc họp tháng 11/2021 nhằm góp ý Dự thảo Nghị định quy định một số điều của Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì, Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) tham dự và trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường ngành Công Thương. Về quy định cơ quan chuyên môn về BVMT tại các Bộ, tại cuộc họp Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, việc thành lập một số tổ chức trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về BVMT theo ngành, lĩnh vực là hết sức cần thiết. Bộ trưởng cho rằng, một mình Bộ TN&MT không làm được do thiếu năng lực, tổ chức, trang thiết bị, cơ sở vật chất không có. Bảo vệ môi trường cần phải có sự tham gia của mọi cá nhân, tổ chức và các Bộ, ngành cùng thực hiện. Nếu như mỗi doanh nghiệp, mỗi khu kinh tế, khu công nghiệp có một tổ chức, một đơn vị để lo về công tác bảo vệ môi trường thì mỗi Bộ, ngành cũng cần có những đơn vị, tổ chức quản lý nhà nước để giúp cho Bộ trưởng Bộ đó trong việc tổ chức thực hiện, chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong ngành đó, lĩnh vực quản lý.
Sau thảo luận Bộ TN&MT cho biết sẽ báo cáo Chính phủ xem xét giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ về quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (đã bị bãi bỏ bởi Nghị định số 05/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ)v