Đồng Nai hiện có 31/38 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân Tuy nhiên, sự phát triển

Một phần của tài liệu MTCN-Xanh-So-4-OK (Trang 30 - 31)

trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân. Tuy nhiên, sự phát triển của các KCN cũng gây sức ép lớn đối với môi trường, đòi hỏi tỉnh phải triển khai nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển công nghiệp xanh, bền vững. Mặc dù vẫn còn hạn chế nhất định, nhưng Đồng Nai đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá là tỉnh tiên phong và đầu tư mạnh cho bảo vệ môi trường trong các KCN.

TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT THẢI, NƯỚC THẢI, KHÍ THẢI NƯỚC THẢI, KHÍ THẢI

Với sự nỗ lực xóa các điểm “đen”, “nóng” về môi trường, những năm qua, tỉnh Đồng Nam đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các KCN. Cụ thể, UBND tỉnh

Đồng Nam đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, UBND cấp huyện phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thu mẫu chất thải, nước thải, khí thải định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, cơ sở từng gây ô nhiễm môi trường, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao, nhằm nâng cao ý thức phòng tránh của doanh nghiệp.

PH.HÀ

Đến nay, Tỉnh đã có 31 KCN hoàn thành xây dựng khu xử lý nước thải tập trung; trong đó, có 25 KCN được lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải. Nước thải từ các khu vực này sau khi xử lý được chuyển về bể chứa có gắn quan trắc tự động, hệ thống quan trắc tự động không ghi nhận yếu tố bất thường nước thải mới được thải ra sông, suối. Tương tự, với môi trường không khí, Đồng Nai đã triển khai lắp đặt các trạm quan trắc không khí ở các KCN; yêu cầu các doanh nghiệp phát sinh nguồn khí thải lớn phải lắp đặt hệ thống lọc khí, trạm quan trắc không khí. Các trạm quan trắc này buộc phải kết nối và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để giám sát 24/24. Riêng với chất thải rắn, doanh nghiệp phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải công nghiệp được cấp phép.

THU HÚT CÔNG NGHIỆP XANH, ĐỒNG BỘ HẠ TẦNG

Theo Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, những gần đây, Đồng Nai đã ưu tiên và chỉ chấp thuận dự án đầu tư theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Tỉnh nỗ lực tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ để khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư bảo vệ môi trường. Đặc biệt, Đồng Nai yêu cầu các công ty đầu tư hạ tầng KCN thực hiện nghiêm việc xây dựng hồ ứng phó sự cố theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ và Thông tư số 25/2019/TT-

BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; rà soát giới hạn tiếp nhận nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, đảm bảo phù hợp với báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép xả thải của KCN đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Khi xảy ra sự cố trong quá trình xử lý nước thải, phải ngưng tiếp nhận nước thải của doanh nghiệp trong KCN, đồng thời báo cáo ngay cho Ban Quản lý các KCN Đồng Nai và Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp xử lý; các doanh nghiệp thuê lại nhà xưởng phải tổ chức đấu nối, ký hợp đồng xử lý nước thải theo quy định.

Dự kiến, giai đoạn 2021-2030, Đồng Nai sẽ có thêm 8 KCN mới và mục tiêu phát triển công nghiệp xanh vẫn được duy trì. Với mục tiêu này, Tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương kiểm tra, giám sát việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải. Cụ thể, chủ đầu tư các KCN phải đảm bảo đồng bộ hạ tầng trước khi mời gọi doanh nghiệp. Cơ quan chức năng theo dõi, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. Đồng thời, Tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, yêu cầu chủ đầu tư các KCN xây dựng, nâng cấp vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm tỷ lệ 100% nước thải công nghiệp được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trungv

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu MTCN-Xanh-So-4-OK (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)